\n
Đang truy cập : 90
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 87
Hôm nay : 6919
Tháng hiện tại : 197051
Tổng lượt truy cập : 17658524
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
DT - BK
Những cuộc gặp gỡ của nhạc sĩ Dương Thụ với Bằng Kiều ít khi dính dáng đến âm nhạc. Họ gặp nhau để cùng ra vỉa hè làm mấy điếu thuốc lào. Hai mươi mấy năm nay, điều ấy chưa bao giờ thay đổi.
Hồi đầu gặp Dương Thụ, Bằng Kiều còn là một thanh niên buôn đồ âm thanh từ Hải Phòng. Ông lập tức thích cái chất bụi đời và lém lỉnh ở "thằng bé" ấy như gặp lại chút gì đó vừa có vừa thiếu trong quãng đời tuổi trẻ của mình. Một cậu ấm con nhà quan, phải vào đời kiếm sống từ năm 12 tuổi. Một cậu út ít con nhà văn nghệ, thích vào đời tự lập ngay từ khi mới lớn.
Trong một lần "bàn về Dương Thụ", đạo diễn Lê Hoàng nhận định: "Thụ có sức hút lạ lùng với phụ nữ vì yêu anh có vẻ "sang". Đó là thứ rất nhiều đàn ông thèm muốn mà không đạt được dù có bao nhiêu tiền".
Mỗi lần đi chơi về muộn, ngại làm phiền gia đình thức mở cửa, ông "có vẻ sang" này toàn phi chiếc Simson ra ga Trần Quý Cáp thuê nhà trọ ngủ qua đêm. Nhà Bằng Kiều ở phố Ngô Sĩ Liên, cũng gần đấy. Sau này, khi anh có nhà to, nhiều phòng ở Mỹ, nhà cũng như là... nhà trọ miễn phí cho nhiều nghệ sĩ, bạn bè mới từ Việt Nam qua.
"Hồi mình đi công tác, có tạt qua đấy mấy ngày, được bố trí ở phòng - trọ - dài - ngày mà Ngọc Anh (Tam ca 3A) vừa dời đi và trước đó là Nguyễn Hồng Nhung. Kiều sống với bạn rất "đời" - nhạc sĩ Dương Thụ kể.
Phía sau câu chuyện "bụi đời" ấy là âm nhạc. "Bằng Kiều là người tôi đặt nhiều kỳ vọng, là ca sĩ có khả năng gần như hoàn hảo nhất ở Việt Nam" - nhạc sĩ Dương Thụ nhận xét. Ngoài kèn Fagott là chuyên môn học ở nhạc viện, Bằng Kiều còn có thể chơi guitar, phối khí, sáng tác âm nhạc, diễn xuất sân khấu. Anh còn có thể vẽ và kể chuyện hài hước. Chất giọng tenor của anh là "hàng hiếm", vì nó không bi hùng, hoành tráng như các giọng tenor phổ biến ở miền Bắc lúc ấy mà rất đời, rất nhạc nhẹ, mềm mại và bay bổng.
Thời nhạc Việt bùng nổ cuối thập niên 1990, Dương Thụ được Trung tâm Băng nhạc Trẻ mời biên tập album. Ngay album đầu tiên, ông mời Bằng Kiều và Trần Thu Hà, hai giọng hát "trẻ" lúc ấy. Hai chú cháu cũng cùng nhau biên tập album riêng đầu tiên của Bằng Kiều - "Chuyện lạ".
Lần ấy, có nhiều chuyện đầu tiên như Bằng Kiều "tìm ra" Lê Minh Sơn và dẫn Sơn tới nhà nhạc sĩ Dương Thụ để giới thiệu; Bằng Kiều nhờ "ông chú" góp ý sửa chữa cho "bài ca cưa cẩm" Trizie Phương Trinh - chính là bài "Chuyện lạ" (trước đó là "Hè muộn")... "Ông chú" còn định viết một vở nhạc kịch, mang tên Trương Chi, để có thể khai thác hết khả năng âm nhạc và kịch nghệ của "ông cháu" Bằng Kiều. Trong đấy, có cả đoạn Trương Chi thời hiện đại làm nghề đạp xích lô chứ không phải nghề chài lưới.
Từ câu chuyện của Bằng Kiều, nhạc sĩ Dương Thụ đã viết "Trương Chi" nhưng tiếc là nó không thể ra mắt
Sau đó, mọi thứ đã không diễn ra như dự tính. Nhiều người thấy tiếc cho "Trương Chi" của ông chẳng thể ra mắt. "Chẳng có gì thất vọng cả. Ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, mỗi người có những trách nhiệm phải làm cho người khác, không chỉ cho mình. Mọi người nhìn thấy Kiều thay đổi, còn tôi nhìn thấy những gì không thay đổi ở nó" - nhạc sĩ bày tỏ.
"Liveshow Câu chuyện Bằng Kiều: Trái tim không ngủ yên", diễn ra trong hai ngày 18 và 19-8, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), với những câu chuyện thú vị cả trong âm nhạc lẫn đời thường, sẽ được chính anh kể với khán giả yêu nhạc. Bằng Kiều chia sẻ đây chính là những câu chuyện của anh từ khi bắt đầu sự nghiệp với ý tưởng lồng ghép những dấu ấn của nhạc nhẹ Việt Nam qua từng thời kỳ. Và anh là một nhân tố qua các thời kỳ âm nhạc đó.
Bằng Kiều tiết lộ vào khoảng năm 2000, anh từng thủ những vai nặng ký: Xuân Tóc Đỏ trong "Số đỏ" và Lý Trưởng trong "Oan Thị Mầu" tại sân khấu kịch Phú Nhuận của NSND Hồng Vân. Ngoài niềm đam mê ca hát, anh còn có một đam mê khác là diễn kịch. Thậm chí, anh từng bỏ hát để được diễn kịch dù cát-sê vào khoảng năm 2000 của anh là 8 triệu đồng, tương đương với 2 cây vàng lúc bấy giờ.
Anh nói: "Thời đó, cát-sê diễn kịch của tôi thuộc hàng cao nhất rồi. Diễn viên kịch hạng A trong TP HCM nhận 300-400 ngàn đồng/ suất diễn thì tôi nhận 1 triệu đồng/suất diễn". Thế là có hôm, anh bỏ luôn hát để đi diễn kịch. "Tiền thì ít hơn nhưng thích lắm" - anh nói.
"Khi sang Mỹ, tôi tham gia vở kịch dài bên đó. Như vở kinh điển "Giông tố" tôi đóng vai Nghị Hách. Cô Túy Hồng, vợ cũ chú Lam Phương có ban kịch Túy Hồng. Mỗi năm dựng một vở kịch dài nên hầu như tôi đều tham gia. Giờ cô lớn tuổi, mệt nên 2-3 năm nay không dựng vở nữa", anh kể. Đây là lý do, trong liveshow của mình lần này anh cũng diễn kịch cùng với nghệ sĩ Vân Dung và Quang Thắng.
Ngoài hai khách mời đặc biệt này, liveshow có thêm Diva Hồng Nhung; Minh Tuyết; Tú Dưa. Đây đồng thời là những người bạn thân, cũng chính là những "hình tượng thời gian" mà mỗi khi họ xuất hiện là một dấu mốc trong sự nghiệp của Bằng Kiều…
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc