\n
11:29 -08 Thứ ba, 12/11/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 37


Hôm nayHôm nay : 6165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 184914

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 17646387

Trang nhất » Tin Tức » NS Cải Lương

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

NSƯT Thanh Nguyệt hạnh phúc bình dị bên chồng

Đăng lúc: Thứ hai - 25/07/2016 02:02 - Đã xem: 2383
NSUT Thanh Nguyệt và Chồng

NSUT Thanh Nguyệt và Chồng

Ông hiền lành, bà chung thủy, đảm đang. Vợ chồng già thủ thỉ với nhau trong căn nhà nhỏ ở Gò Vấp, con trai và cháu nội ở gần đó cứ chạy tới chạy lui thăm viếng

 

NSƯT Thanh Nguyệt hạnh phúc bình dị bên chồng

 

*Phóng viên: Vở cải lương “Bóng tối và ánh sáng” (TG: Hoa Phượng – Ngọc Linh) cách đây hơn 36 năm, NSƯT Thanh Nguyệt đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng mộ điệu cải lương với vai Loan. Trong lần tái ngộ này (trong chuyên mục “Những vở cải lương vang bóng một thời” của Trung tâm HTVC Thuần Việt, do đạo diễn – NSƯT Trần Minh Ngọc dàn dựng) chắc có nhiều kỷ niệm ùa về trong bà?

- Khi biết vở diễn này được truyền hình dựng lại, tôi vui lắm. Không thể cưa sừng làm nghé để diễn vai Loan nên tôi đã vào vai bà Chín – người vú nuôi trong gia đình tiểu tư sản Thế Nam - vai của cố NS Ngọc Nuôi trước đây. Lúc đầu, tôi phân vân không dám nhận lời vì e ngại mình đã có tuổi, sợ diễn có gì sơ xuất, không đúng ý đồ dàn dựng của đạo diễn thì rất uổng. Nhưng những ngày trên sàn tập, khi vào tuồng rồi tôi lại thấy mình vẫn nhớ như in, nhớ chính xác từng lời thoại, câu ca; nhớ từng tích tắc, cách xử lý tình huống trên sân khấu ngày xưa. Chính vì vậy mà trong những ngày tập tuồng, tôi và NSƯT Hùng Minh cũng đã hổ trợ, góp ý cho các nghệ sĩ trẻ rất nhiều với mong muốn vở diễn thật hoàn chỉnh. Khi ra diễn, nhìn NSƯT Thoại Mỹ diễn vai Vân, ngồi trên chiếc xe lăn, bất giác tôi lại thấy bùi ngùi nhớ đến cố NSƯT Thanh Nga. Với tôi, ngày mới về cộng tác ở đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, tôi và cố NSƯT Thanh Nga có tình thân như chị em ruột thịt. Những vai diễn của tôi luôn được NSƯT Thanh Nga hướng dẫn tỉ mỉ từng chút một… Đó là những kỷ niệm đẹp mà tôi không bao giờ quên. Những “người xưa” mà tôi mong muốn được gặp, để được góp phần nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ bảo tồn những di sản sân khấu cải lương như những viên ngọc lấp lánh không mòn đi theo thời gian.

NSƯT Thanh Nguyệt và ba nam nghệ sĩ gắn bó với Sân khấu Vàng: Hùng Minh, Bảo Quốc và Phú Quý
NSƯT Thanh Nguyệt và Hùng Minh trong vở "Giấc mộng đêm xuân"

* Ngày nay, khi không còn tất bật với những sô diễn, những vai tuồng, bà có cuộc sống thật bình lặng bên chồng là NS Quốc Nhĩ cùng gia đình cậu con trai và hai đứa cháu nội. Bà suy nghĩ như thế nào về hạnh phúc gia đình?

- Thỉnh thoảng tôi cũng nhận lời mờitham gia đóng phim. Nhưng vì sức khỏe không cho phép lại thêm không biết đi xe máy nên những khi đi quay phim, ông nhà tôi thường phải đưa – đón, thậm chí có khi ông phải chờ đến 4-5 giờ sáng. Thấy vậy, tôi xót nên chỉ những vai diễn nào thật sự phù hợp, tôi mới nhận lời. Đúng là niềm hạnh phúc nhỏ bé của người nghệ sĩ chính là mái ấm gia đình. Tôi có một điểm tựa vững vàng đó là ông xã và cũng là người đã truyền lại cho tôi nhiều niềm đam mê để cùng ông ấy giữ sáng ngọn lửa yêu nghề. Với tôi, hạnh phúc là khi tuổi già vẫn có người bầu bạn sớm hôm, chỉ đơn giản thế thôi. Đi đâu ổng cũng chở tôi đi, từng ngóc ngách của Sài Gòn, nơi đâu cũng có nhiều kỷ niệm với chúng tôi.

Ông và bà luôn có nhau từ sàn diễn cho đến đời thường

* Còn điều gì bà còn hối tiếc trong sự nghiệp của mình?

- Tôi hài lòng lắm, nhất là đến tuổi này vẫn được khán giả yêu mến. Chỉ có điều sức khỏe ngày một kém, suýt bị tai biến nên bác sĩ yêu cầu tôi không được làm việc quá sức. Hối tiếc là chưa thực hiện được một đêm chuyên đề sân khấu của mình để diễn lại những vai diễn mà tôi tâm đắc. Đó là những “người xưa” mà tôi luôn muốn được gặp lại, để cùng khán giả nhớ về thời hoàng kim rực rỡ của những vở diễn mang tính nhân văn sâu sắc như: “Áo cưới trước cổng chùa”, “Lôi Vũ”, “Giấc mộng đêm xuân”, “Lá sầu riêng”…

*Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc vẫn đang hoạt động dù có người đã ở tuổi thất thập cổ lai hy . Bà có nghĩ mình sẽ tiếp tục làm nghề, vượt qua sự khó khăn về sức khỏe để gắn bó với sân khấu, với điện ảnh?

- Ở tuổi 69, tôi luôn được mời tham gia những chương trình quảng cáo đóng các vai nội ngoại trong một gia đình hạnh phúc. Nói thật, có lẽ nhờ thế hệ chúng tôi hồi đó siêng năng, không xem thường nghiệp tổ nên đều có thể gắn bó với nghề cho đến tuổi này, vẫn còn được khán giả yêu mến. Nếu có đủ sức khỏe tôi vẫn tiếp tục gắn bó với sân khấu, với điện ảnh, để dìu dắt, chỉ bảo đàn em. Vừa rồi tôi hỗ trợ cho diễn viên Hoài Anh Kiệt, đóng trích đoạn “Từ Thức lên tiên”. Tôi rất vui và hạnh phúc vì thấy các em trẻ bây giờ rất yêu nghề, mê đắm nghệ thuật cải lương. Nghĩa là có thế hệ kế thừa.

NSƯT Thanh Nguyệt, NSND Lệ Thủy và hai phụ nữ dân tộc thiểu số trong suất diễn của Sân khấu Vàng trao tặng nhà tình thương cho đồng bào nghèo.

* Sau năm 1975 bà về đoàn cải lương Trung Hiếu, Thanh Minh - Thanh Nga rồi Nhà hát Trần Hữu Trang. Khán giả ấn tượng nhất vai bà mẹ du kích trong vở “Hòn đảo thần vệ nữ”, vai nữ tướng Lê Chân trong vở “Tiếng trống Mê Linh”, vai Thái hậu Dương Vân NgaKiều Nguyệt Nga, Thị Bình (Lôi Vũ)... bà đều diễn rất chuẩn mực. Nói về những “người xưa” này, bà nhớ nhất điều gì?

- Sự chăm chút trong diễn xuất. Từ vai xã hội cho đến vai diễn trên sân khấu tuồng cổ, lối diễn xuất của cải lương xưa thường rất mộc mạc, đơn giản để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường những cảm xúc chung quanh lời ca, điệu hát thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng, không thể diễn bộ "Trung" cho vai đứa "Hèn" hay vai "Nịnh". Thậm chí lên ngựa xuống ngựa còn phân biệt “bộ” của trung tướng khác “bộ” nịnh thần. Mọi động tác đã thành thông lệ hay ước lệ. Nhất là vào thời trước khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần, không thể "trung cảnh", "cận cảnh", làm tăng cường độ các động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân khấu) đều nhìn thấy. Nói chung, chúng tôi được phân tích kỹ lưỡng để vai diễn nào ra vai diễn nấy. Tôi nhớ những bạn diễn đã cùng tôi tạo nên bức tranh tuyệt đẹp cho sân khấu, đó là những “người xưa” mà tôi muốn được gặp lại trong những ngày tháng còn gắn bó với sân khấu.

NSƯT Thanh Nguyệt và Ngọc Hương trong chương trình Sân khấu vàng

* Để đúc kết cho nghề, bà thường tìm hiểu thêm những bộ môn nghệ thuật khác. Điều gì mang lại cho bà nhiều cảm xúc nhất?

 

- Âm nhạc trong tuồng. Không biết sao khi nghe tiếng trống, tiếng kèn lá, hoặc những điều hát khách, là trái tim tôi rộn ràng. Âm nhạc trong tuồng đóng một vị trí vô cùng quan trọng, có sức thu hút kỳ lạ, thôi thúc mọi người đến xem hát. Dàn nhạc tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên. Trong dàn nhạc tuồng gồm có bộ gõ: trống, thanh la, mõ…; bộ hơi gồm: kèn, sáo…; bộ dây gồm nhị, cò, hồ, đại, tiểu...; bộ gảy gồm: tam, tứ, nguyệt.... Qua tìm hiểu tôi biết nhạc trong tuồng gồm 2 bộ phận chủ đạo: khí nhạc và thanh nhạc. Số lượng nhạc cụ trong dàn nhạc tuồng không cố định về số lượng. Một dàn nhạc cổ thường gồm có: trống chầu, trống chiến - được mệnh danh là vị phó sư của dàn nhạc, kèn, thanh la. Về sau có thêm trống trận, trống cơm, trống bồng, trống lệnh, trống bản, đàn nhị, sáo, chập choã, não bạt… Hiện nay, tùy theo quan điểm thẩm âm của từng vùng, quy mô, số lượng nhạc cụ trong mỗi dàn nhạc cũng có điểm khác nhau. Học hỏi và tìm hiểu thêm cho nghề sẽ giúp mình có nhiều kiến thức để áp dụng cho vai diễn của mình.

NSƯT Thanh Nguyệt và NSƯT Minh Vương

* Về kỹ thuật hát, diễn viên hát Tuồng ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập, rèn luyện lâu dài. Sân khấu Tuồng ngày trước thường hát ngoài trời nên cần có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều. Trong khi học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt. Đây là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh nhạc trong nghệ thuật Tuồng của từng địa phương. Bà có nhận thấy điều này?

- Tôi thường xem và yêu thích tích tuồng xưa của hát bội và của tuồng. Diễn viên hát tuồng phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm, không nói ngọng. Vì vậy, trước khi tập hát, các diễn viên thường tập nói, luyện ngữ âm, ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối như một trong những phương thức nghệ thuật tinh tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật đến với người thưởng ngoạn. Có thể xem đây như một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tượng trưng trong Tuồng. Ngoài ra, người học hát tuồng luôn tuân thủ nguyên tắc: trống -mái theo qui luật âm - dương như trong Kinh dịch. Chính vì những đặc trưng nêu trên, không thể nghiên cứu nghệ thuật thanh nhạc trong tuồng như phân tích kỹ thuật hát một ca khúc. Đặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam là tính ngẫu hứng. Điều này cũng đã không ngoại lệ đối với tuồng, vì vậy, cần nhìn phương diện thanh nhạc trong tuồng bằng cái nhìn đối với một lời nói sân khấu bằng thơ được âm nhạc hoá. Tôi thích những vai diễn trên sân khấu tuồng lắm, đó là những bức tranh sinh động nhất của nghệ thuật dân tộc. Cải lương cũng từ những kinh nghiệm hát tuồng mà biến ngẫu, mà áp dụng với âm nhạc ngũ cung, giản dị đơn sơ nhưng chất chứa biết bao tình. Tôi may mắn là được gắn bó với nghề cho đến ngày hôm nay và là một nghệ sĩ của sân khấu dân tộc.

NSƯT Thanh Nguyệt và ông xã - NS Quốc Nhĩ

Hạnh phúc bình dị

Nói đến NSƯT Thanh Nguyệt là nhớ ngay đến người chồng của bà, nghệ sĩ Quốc Nhĩ trong vai Đông Bản vở “Tiếng trống Mê Linh”. Một Đông Bản mộc mạc, nghĩa khí đã thay mặt tướng sĩ đòi tiến công diệt quân Hán xâm lăng, từ đó tiếng trống của ông cụ Đô Trinh - Ba Xây mới cất lên hào hung. Đông Bản chỉ xuất hiện trong vài lớp diễn ngắn nhưng khán giả rất ấn tượng. Ông là điểm tựa cho NSƯT Thanh Nguyệt cho đến ngày hôm nay.

Nghệ sĩ Quốc Nhĩ nhờ vở “Tiếng trống Mê Linh” mà nên duyên với NSƯT Thanh Nguyệt, ông nhẫn nại nuôi đứa con riêng của vợ, thương như con ruột. Ông hiền lành, bà chung thủy, đảm đang. Vợ chồng già thủ thỉ với nhau trong căn nhà nhỏ ở Gò Vấp, con trai và cháu nội ở gần đó cứ chạy tới chạy lui thăm viếng. Đó là hạnh phúc bình dị của vợ chồng nghệ sĩ Quốc Nhĩ- Thanh Nguyệt hiện nay.

 


Tác giả bài viết: Thanh Hiệp
Nguồn tin: Duyenclvn theo nld.com.vn
Từ khóa:

chung thủy, thủ thỉ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.