\n
07:10 -08 Thứ tư, 13/11/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 91


Hôm nayHôm nay : 5363

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 195495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 17656968

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Thuật

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

Giáo sư Trần Quang Hải: Anh hùng nhạc dân tộc Châu Á

Đăng lúc: Thứ ba - 19/12/2017 09:33 - Đã xem: 1945
TQH

TQH

Đi cùng một con đường, nhưng giáo sư Hải chưa một lần dẫm lại dấu chân cha mình. Ngược lại, ông còn mở lối đi riêng trong làng âm nhạc thế giới.
 

























 
 
 

Nhắc đến Nhạc dân tộc Việt Nam, ai cũng sẽ nghĩ đến cố Giáo Sư Trần Văn Khê. Nhưng khi bàn về nhạc châu Á thì không thể không nhắc đến Giáo sư Trần Quang Hải, người con đầu của Giáo sư Khê.

Đến Pháp từ năm 17 tuổi, Giáo sư Trần Quang Hải đã dành cả cuộc đời say sưa tìm hiểu âm nhạc Á Đông. Nổi bật nhất trong 200 bài nghiên cứu của ông là thành quả phát triển lối hát “đồng song thanh” của các nước Tây Á từ năm 1969. Sau 5 năm ròng rã nghiên cứu, kỹ thuật hát hai giọng này đã mở ra hướng đi mới trong giảng dạy ca hát, với gần 8.000 học viên quốc tế. Ngoài lĩnh vực nghiên cứu, Giáo sư Hải còn sáng tác 300 ca khúc ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh. Tham dự hơn 3.000 buổi nhạc hội ở 65 quốc gia, nhà nghiên cứu kiêm nhạc sĩ Trần Quang Hải lại bước lên sân khấu biểu diễn các nhạc cụ Việt và nước ngoài, thêm vào những món “lạ” như nhạc muỗng và đàn môi. Hiện tại, ông đã hoàn tất 23 đĩa nhạc truyền thống Việt, 3 tác phẩm sách và là thành viên của 20 hội nghiên cứu âm nhạc trên thế giới.

Năm nay, Giáo sư Hải đã tròn 71 tuổi. Do ông nối nghiệp nghiên cứu âm nhạc của cha, người viết cho rằng hình ảnh Giáo sư Khê sẽ in đậm dấu trên sự nghiệp của vị giáo sư này. Nhưng trên cùng một con đường, Giáo sư Hải chưa một lần dẫm lại dấu chân cha mình. Ngược lại, ông còn tự mở lối vào những ngách hiểm nhất của khu rừng âm nhạc thế giới.

Thoát khỏi bóng cha

Năm 1961, tại Pháp, chàng trai Trần Quang Hải đã từ bỏ giấc mộng vỹ cầm vì không muốn lẫn vào hàng ngàn nghệ nhân tài hoa khác ở Paris. Một đêm nọ, anh đã quỳ xuống trước cha mình xin bước vào con đường nghiên cứu nhạc dân tộc. Chi tiết này đã nổi lên khắp mặt báo khiến nhiều người lầm tưởng Trần Quang Hải sẽ thành một “Trần Văn Khê thứ hai” của Việt Nam. Tuy vậy, ông chọn theo con đường nghiên cứu vì hiếm người đi. Và khi đã bước vào rồi thì ông sẽ chọn lối đi khác biệt. “Cha tôi đã nghiên cứu nhạc dân tộc Việt Nam rồi, thì tôi sẽ nghiên cứu nhạc dân tộc châu Á. Tôi phải thoát khỏi cái bóng của cha mình chứ,” ông cười.

Kiến thức nhạc Việt Nam của Giáo sư Khê đặt nền tảng cơ bản để ông Hải nắm bắt nhanh hơn kiến thức chung về nhạc châu Á ở Đại học Sorbonne, Pháp. Nhưng kể từ khi tốt nghiệp nghiên cứu nhạc Đông Phương cho đến tận 30 năm sau, Giáo sư Hải chưa một lần hồi hương cùng cha. Ông chọn đi qua 65 nước khác, khám phá những loại âm thanh hiếm như đàn muỗng, đàn môi và nhạc đồng song thanh.

Năm 1969, kỹ thuật hát “đồng song thanh” đã đưa tên tuổi Giáo sư Hải vào lịch sử âm nhạc thế giới. Giữa lúc làm nghiên cứu sinh tại Viện Dân tộc học Paris, ông Hải bị cuốn hút vào lối hát hai giọng cùng lúc của người Mông Cổ. “Chỉ có một số thầy phù thủy ớ núi cao Tây Tạng luyện được lối hát này. Họ gọi đó là giọng hát của thần linh ban. Như tiếng gió mùa đông vừa thổi qua núi, vừa len vào giữa hai kẽ lá,” ông Hải kể. Sau hai năm nghiên cứu miệt mài, ông Hải mới phát ra được hai giọng. Giọng trầm xen lẫn giọng bổng ở nhiều cung bậc. Điểm này còn tiến xa hơn cả kiểu hát hai giọng độc một tông của người Mông Cổ.

Tuy nhiên, làm sao ghi lại phương pháp này để phổ biến trong giảng dạy? Chính người Mông Cổ cũng không thể dạy nhau vì khó mô tả chính xác vị trí đặt lưỡi và thanh quản. Ông Hải quyết định chụp X-quang 6.000 lần vòm miệng mình để ghi lại cách hát. 6000 lần chụp X-quang tương đương 10 phút, đẩy vào cơ thể lượng lớn phóng xạ có thể gây ung thư vòm họng. Song bất chấp mọi can ngăn của cha mình và bác sỹ, ông Hải vẫn ký vào đơn tự chịu trách nhiệm. “Ba tôi mắng tôi khùng. Nếu là ông thì ông không đời nào thí mạng mình như thế”, ông nhớ lại.

Kết quả là bí ẩn “đồng song thanh” đã trở thành môn học phổ biến truyền đi khắp thế giới. Thêm vào đó, phương pháp trên còn được ứng dụng vào y học để giúp những người đứt họng dưới vẫn nói được bằng họng trên. Khám phá này khiến Giáo sư Khê tuy lắc đầu, nhưng cũng phải “nể” đứa con dám hết mình vì nghiên cứu.

Hy sinh chưa hồi kết

Dường như mỗi công trình nghiên cứu đều để lại dấu tích trên khắp cơ thể Giáo sư Hải. Chiếc bụng to cứng khác thường để ông vận nội công tích hơi dài luyện hát “đồng song thanh” mỗi ngày. Với cái “trống” ấy, ông Hải đã từng biểu diễn thổi hơi ra liên tục trong 1 giờ đồng hồ. Ngón tay đọng lại những vết chai to in dấu muỗng gõ đến sưng tím tay. Môi lấm tấm sẹo vì thổi đàn môi đến bật máu.

“Lấy thân thí nghiệm” hoàn toàn không bắt buộc đối với các nhà nghiên cứu âm nhạc. Nhưng với Giáo sư Hải, đó là cách ông bắc cầu nối giữa nhạc dân tộc và cuộc sống hiện đại. Ví dụ như nhạc muỗng chỉ là trào lưu dân gian bắt nguồn từ Nga vào những năm 1960. Hai chiếc muỗng kẹp giữa ngón trỏ vốn dĩ chỉ được đàn đệm cho nhạc cụ khác, mờ nhạt hẳn sau thế kỷ 20. Nhưng rơi vào tay Giáo sư Hải, chúng đã trở thành nhạc cụ độc diễn trên sân khấu. Từ hai chiếc lên ba chiếc thìa, đập qua nhiều ngón. Vỗ muỗng lên khắp cánh tay hoặc môi sẽ vô tình tạo ra âm thanh thay thế dàn nhạc điện tử. “Muỗng nhà nào cũng có. Kỹ thuật dễ dạy cho cả trẻ con. Mọi lúc mọi nơi, mọi người, ở mọi lứa tuổi đều có thể tùy hứng đánh muỗng với nhau”, ông chia sẻ. Nhờ vậy, ngay giữa thế giới hiện đại, muỗng cùng Giáo sư Hải vẫn đi diễn ở khắp nơi trên thế giới. Ghi công phổ biến và cải tiến nhạc cụ này, Bộ Văn hóa Pháp đã trao cho ông danh hiệu độc “Giáo sư Muỗng” của Pháp vào năm 1989.

Hết mình vì nghiên cứu, Giáo sư Hải còn chủ động tham gia vào hơn 3.000 sự kiện âm nhạc thế giới trong suốt 40 năm qua. Đến với các buổi diễn, ông không ngồi bình phẩm như nhiều nhà nghiên cứu khác mà còn tự tay chơi đủ loại nhạc cụ Việt Nam. “Nghiên cứu tận cùng để đột phá trong kỹ thuật và trình diễn. Có thế mới thu hút thế giới biết đến nhạc dân tộc mình,” ông tâm niệm.

Chừng ấy hy sinh liệu đã đủ? Về hưu, nhưng Giáo sư Hải chưa thôi nghiên cứu và biểu diễn. Trên người ông lúc nào cũng thủ sẵn vài cái muỗng, chiếc kèn môi và bụng khí. Gặp ai, đặc biệt trẻ em và thanh niên, ông đều nắm tay vui vẻ biểu diễn cho xem. Ai muốn học, ông đều truyền nghề miễn phí. “Tôi sẽ còn tiếp tục đào sâu để đưa nhạc đến gần mọi người hơn,” Giáo sư Hải khẳng định.

Đoàn Hoa



Nguồn tin: tcgd theo NCDT - TQH
Từ khóa:

giáo sư, âm nhạc

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.