\n
05:51 -08 Thứ hai, 07/10/2024
hình music online

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 06:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 120

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 7637

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 198146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16802943

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Nhân

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

Xem tiếp...

Người nhiệt tình truyền dạy hát then

Đăng lúc: Thứ năm - 01/10/2015 09:36 - Đã xem: 2773
Lớp học

Lớp học

Dù cuộc sống còn vất vả, nhiều việc gia đình phải lo toan, nhưng với niềm đam mê hát then, lo then sẽ bị thất truyền, bản sắc văn hoá dân tộc Tày bị mai một, anh Văn Tiến Khởi ở thôn Khuổi Tặc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) có nhiều hoạt động bảo tồn hát then, đánh đàn tính trong cộng đồng.
 

















Anh Văn Tiến Khởi hướng dậy các em nhỏ hát then, đánh đàn tính.

Tiếp xúc với anh Khởi, chúng tôi cảm nhận rất rõ hát then, đàn tính, nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng đã trở thành một phần cuộc sống của anh. Trong ngôi nhà anh đang ở, có hàng chục cây đàn tính, giấy khen, bằng khen của nhiều cấp, ngành tặng được anh Khởi treo ở vị trí trang trọng.

Anh Khởi cho biết: “Hát then là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, nghe mãi những bài then giản dị, dân dã, ngọt ngào, say đắm về lẽ sống dung dị, mộc mạc, chất phác, thuỷ chung, hoà nhập với thiên nhiên quện trong tiếng nhạc réo rắc, lúc trầm lúc bổng của đàn tính nên quen, yêu thích rồi say mê từ lúc nào không hay”.

Khi đã say mê, anh Khởi thường tìm đến các nghệ nhân hát then trong vùng để tìm hiểu, học cách hát, cách đánh đàn, ghi chép lại những bài then, rồi dịch ra tiếng Việt với mong muốn các bạn trẻ hiểu, yêu thích và sẽ đàn hát. Khi cao hứng, anh đặt lời then, sửa đi sửa lại cho mượt mà, ý nghĩa.

Những người già biết hát then, đánh đàn tính ngày càng ít đi, trong khi đó, lớp trẻ không được ai truyền dạy. Lo ngại về nguy cơ mai một của hát then, anh Khởi tự cho mình phải có trách nhiệm truyền lửa đam mê, dạy các bạn trẻ ở thôn xã cách hát then, cách đánh đàn tính.

Năm 2012, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Chợ Đồn mở lớp dạy hát then, đàn tính, anh Khởi vui vẻ nhận lời mời tham gia làm “giáo viên”. Lớp học thu hút gần 20 học sinh tiểu học, trung học cơ sở theo học. Và thu được hết quả là tất cả các em biết đàn, hát đúng làn điệu.

Những lúc nông nhàn, anh Khởi thường hướng dẫn nhiều em ở xã Bằng Lãng, thôn Khuổi Tặc đánh đàn tính, hát then. Đặc biệt, từ năm 2015, anh Khởi được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Khuổi Tặc. Bên cạnh gánh vác công việc của làng xã, anh Khởi còn truyền dạy cho các em nhỏ có niềm đam mê hát then. Nhà chật, anh mua vật liệu, nhờ người dựng một căn nhà nhỏ để mở lớp dạy hát then, đàn tính miễn phí. Đồng thời, anh tự tay làm đàn tính để phục vụ việc học của các em nhỏ.

Lớp đầu tiên anh Khởi mở tại gia từ ngày 1-6 và kết thúc ngày 15- 8 vừa qua. Lớp có chín em, nhỏ nhất mới bảy tuổi từ các xã Ngọc Phái, Phong Huân, Rã Bản, Đại Sảo, thậm chí có em ở Tuyên Quang được bố mẹ đưa sang, gửi gắm “thầy” Khởi dạy hát then, đánh đàn tính.

Em Ma Thị Thu Trà, 11 tuổi, ở xã Phong Huân, được bố mẹ đưa đi học từ đầu tháng sáu, ăn và ở tại nhà anh Khởi cho đến khi kết thúc lớp học, anh Khởi coi như con trong nhà. Em Trà chia sẻ: "Ban đầu học đàn tính khó lắm, nhưng khi nghe thầy Khởi đàn và hát em lại muốn học để được hát hay, đàn giỏi như thầy. Thầy không chỉ dạy chúng em cách đánh đàn, cách hát mà mỗi khi học một làn điệu, một bài hát thầy lại nói về ý nghĩa của nó, giúp chúng em hiểu được nhiều hơn về bài hát mình học".

Em Ma Thị Mai Phương, 10 tuổi, theo học lớp dạy hát then của anh Khởi từ khi nghỉ hè. Chưa bao giờ xa nhà lâu như thế nên nhớ nhà, thi thoảng em lại ngồi khóc. Những lúc như thế, “thầy” Khởi lại dỗ dành ân cần như chính con mình. Em Phương cho biết: "Lúc trên lớp, thầy Khởi nghiêm khắc lắm, nhưng hết giờ học thì thầy lại rất hiền, coi chúng em như con trong nhà".

Lớp học đầu tiên do anh Khởi mở, tất cả các em đều biết đàn, hát, một số em có năng khiếu thì ngón đàn, điệu hát bắt đầu trở nên thành thục.

Liên hoan Măng non tổ chức tại Hà Nội vừa qua, học sinh của anh Khởi là em Bàn Thị Liên và Hoàng Thị Bạch Lan đoạt giải xuất sắc với bài hát “Trăng soi đường Bác”. Cả lớp học đầu tiên do anh Khởi dậy đều yêu thích hát then, anh cho rằng: Đây sẽ là những hạt nhân kế thừa nghệ thuật dân ca của dân tộc.

Anh Khởi tâm sự: "Niềm vui lớn nhất của tôi là được dạy các em cách đàn, cách hát để mong sẽ góp được một phần vào việc giữ gìn những giá trị văn hoá của dân tộc”.

THẾ BÌNH - HUYỀN THƯƠNG

Người gìn giữ “hồn then” cổ Xứ Lạng


 


















Nghệ nhân Mỗ Thị Kịt đang trình diễn bài hát then.


 Năm nay, dù đã ở tuổi 93, nhưng nghệ nhân Mỗ Thị Kịt, ở thôn Ngọc Trí, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia (Lạng Sơn), thường ngày vẫn đem cây đàn tính giản dị, lặng lẽ đi khắp bản trên, xóm dưới hát cho mọi người nghe trong những ngày mừng nhà mới, sinh nhật, cầu an... Tiếng đàn tính của bà có sức lôi cuốn kỳ lạ cả người già, người trẻ, con gái, con trai của bà con các dân tộc nơi đây…

Bà Mỗ Thị Kịt cho biết: Được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bình Gia, nơi được coi là "cái nôi" hát then của bà con các dân tộc: Tày, Nùng,... xứ Lạng. Thời còn trẻ, bà đã được hưởng những làn điệu dân ca ngọt ngào và những ngón đàn điêu luyện của các bà then. Khi lớn lên được về làm dâu họ Nông, bà lại được mẹ chồng truyền dạy những bài then cầu bình an, chúc thọ, mừng nhà mới, giải hạn, an ủi người ốm, động viên người gặp nạn…

Chị Lương Thị Nhung (30 tuổi), ở thôn Phai Danh, xã Hoàng Văn Thụ (Bình Gia), được bà Mỗ Thị Kịt thu nhập làm Lục Pựt, “ học trò”, không dấu nổi miền vui nói: Bà con các dân tộc nơi đây vô cùng tự hào và mến phục nghệ nhân Mỗ Thị Kịt (một trong hai người của tỉnh năm 2007 được Hội văn học nghệ thuật dân gian phong tặng "Nghệ nhân dân gian") về hát then, đàn tính. Không chỉ ở xã, huyện, mà đến trong tỉnh nói về hát then, đàn tính là mọi người nhắc đến tên bà với lòng thành kính, coi bà là cây đa, cổ thụ về hát then. Mặc dù, năm nay đã 93 tuổi, nhưng hễ gia đình nào có lời mời đến hát then là bà Mỗ Thị Kịt lại lên đường không quản đường xa, khó nhọc.

Đặc biệt là hằng năm, vào dịp đầu xuân Tết Nguyên đán, bà Mỗ Thị Kịt thường tổ chức lẩu then (hội then) tại nhà để gợi nhớ tổ tiên, đoàn kết xóm làng. Lẩu then là dịp gặp gỡ hội tụ nhiều lứa tuổi về đây sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tâm linh, các bậc cao niên đã qua một thời sắc xuân đến đây để nhớ lại những kỷ niệm xưa còn lưu giữ mãi mãi. Còn các nam thanh, nữ tú thì coi đây là dịp gặp gỡ giao lưu trò chuyện, tâm tình yêu đương. Mỗi dịp như vậy, bà con bản trên, xóm dưới lại kéo đến nghe hát then say sưa hết đêm này, qua đêm khác mà không thấy chán.

Nói về miền vui này, bà Mỗ Thị Kịt thổ lộ: Sở dĩ bà con yêu thích hát then, đàn tính là vì trong làm then là cả hình thức nghệ thuật tổng hợp, có lời, có nhạc, có hóa trang và có biểu diễn. Lời then là những câu chữ chắt lọc, mộc mạc trong đời sống hằng ngày của con người, đó là những kinh nghiệm quý báu về đối nhân xử thế, lời khuyên răn, khích lệ, dễ hiểu, dễ nhớ… Cho nên khi nghe đàn tính, nghe tiếng hát then là người ta cứ như thấy trong đó có cuộc sống của mình…

Cụ thể như: trong đoạn hát then có ý nghĩa nhắc nhở người nông dân về thời vụ, có tính nông lịch.

Lời then cổ: “Bươn slam lảm chả
Bươn hả lảm nà
Hóc nguột, lồng nặm piến đa
Chất nguột, khỉn khau phia piến ngoảng
Khỏi là lục nàng Bân mừa đía.

Tạm dịch: “Tháng ba chăm mạ
Tháng năm chăm lúa
Tháng sáu xuống nước hóa thành muồm muỗm
Tháng bảy lên rừng lột xác biến thành ve
Tôi là con trời ngày xưa”.

Tự nhận mình là học trò của bà Mỗ Thị Kịt, Nghệ sĩ Ưu tú Triệu Thủy Tiên (là người trưởng thành từ hát then), cũng quê ở Tân Văn (Bình Gia), nói: Bà Mỗ Thị Kịt hiện là một trong những "báu vật" sống quý giá nhất của tỉnh Lạng Sơn hiện còn lưu giữ được những làn điệu then cổ, lời cổ. Bà thuộc lòng hàng vạn câu then, có thể biểu diễn hát trong ba ngày, ba đêm, tiêu biểu như trong lễ làm lẩu then (hội then)… lễ Khao Sluông (tạm dịch như làm lễ trưởng thành).

Trình tự để làm một buổi lễ hát then phải hát qua 24 chương đoạn, cho nên đòi hỏi người làm then phải có một trí nhớ rất đặc biệt. Không chỉ hát then trong những ngày lễ, hội, bà Mỗ Thị Kịt còn tham gia các hội diễn nghệ thuật hát then của tỉnh và khu vực miền núi phía bắc, giành được nhiều giải thưởng cao.

Chị Nông Thị Phượng, Chi hội Trưởng Hội Bảo tồn dân ca của huyện Bình Gia và cũng là con bà Mỗ Thị Kịt, kể về truyền thống hát then của dòng họ mình: Từ nhỏ đến lớn đã được nghe những làn điệu hát then, đàn tính, cả bên nội, bên ngoại đều có người được cấp sắc hát then. Nhờ đó chị cũng được thừa hưởng những làn điệu hát then ngọt ngào và những ngón đàn điêu luyện từ bà nội và các nghệ nhân ở nơi vùng sơn cước này.

Buổi sinh hoạt ở câu lạc bộ hát then, đàn tính, thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn).

Kể về người mẹ và cũng là người thầy dạy hát then cho mình, chị Nông Thị Phượng nói tiếp: Suốt cuộc đời hát then, bà luôn tận tình, hướng dẫn, truyền dạy cho các học trò của mình, những bài then cổ, lời hát then rất mộc mạc dễ nhớ, bằng những câu ca dao quen thuộc, là lời ăn tiếng nói hằng ngày, là đối nhân xử thế..., nên chỉ cần nhắc qua một lần là thuộc. Hiện, bà đã truyền dạy được 12 Lục Pựt, “học trò” vào loại có đẳng cấp cao, nghĩa là thầy của các thầy hát then. Ngoài ra, bà còn có hàng trăm "con sớ" (con nuôi) ở một số huyện trong tỉnh, như: Văn Quan, Bắc Sơn...

Chị Nông Thị Phượng giãi bày: Là giáo viên về nghỉ hơn tám năm nay, nhưng do đam mê về hát then, đàn tính lại được bà mẹ truyền dạy và được các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm động viên nên chị đã mạnh dạn đứng ra đảm nhận Chi hội Trưởng câu lạc bộ hát then, đàn tính của huyện. Câu lạc bộ quy tập hàng trăm hội viên đủ mọi sắc tộc như: Tày, Nùng, Kinh, Mông… và đủ mọi lứa tuổi từ 10 đến 65 tuổi, sinh sống ở các xã Tân văn, Tô Hiệu, thị trấn Bình Gia...

Chị Nông Thị Phượng cho biết: Then cổ kể về những sự tích, về nghi lễ cúng tế, đời sống tâm linh của con người, răn dạy tình yêu con người với con người, kinh nghiệm lối sống…, là một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc và phong phú. Nhưng hiện nay, then cổ đang có nguy cơ mai một, chỉ còn rất ít các bà then hát được các làn điệu then cổ. Vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh cần có biện pháp bảo tồn, gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Để ghi nhận, tôn vinh các nghệ nhân, nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy nghệ thuật diễn xướng then, Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, khẳng định: Hiện nay, ngành văn hóa đang khẩn trương làm các thủ tục đề nghị phong tặng nghệ sĩ ưu tú cho nghệ nhân Mỗ Thị Kịt. Vì trong những năm qua, bà đã có nhiều đóng góp, việc làm, như: phục dựng, sưu tầm, tham gia các hội diễn; bảo tồn, gìn giữ các bài hát then cổ. Qua đó khơi dậy ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

HÙNG TRÁNG


 

Nguồn tin: tcgd theo NDO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ

 

Tôi và Bạn

Biết bao kỹ niệm cứ ngỡ như mới đây Ai rồi củng sẻ nhưng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ còn dang dở quá … Tôi và Bạn như hình với bóng vậy mà … Nợ bạn một buổi ăn hẹn hò trút bầu tâm sự... Vĩnh biệt bạn nhé Đức Tiến !

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.