\n
Đang truy cập : 40
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 143518
Tổng lượt truy cập : 17993779
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NSƯT Tú Sương và NS Quốc Kiệt trong trích đoạn Hạng Võ biệt Ngu Cơ
Khán giả đã có một đêm thưởng thức những tác phẩm của ông “vua vọng cổ” do các nghệ sĩ: Bạch Tuyết, Giang Châu, Kim Tử Long, Phượng Loan, Trọng Phúc, Ngọc Đợi, Kiều Phượng Loan… trình diễn
NSND Bạch Tuyết cho biết: “Lúc trẻ tôi được học từ những bậc tiền bối củasân khấu cải lương đó là: NSND Năm Châu, NSND Phùng Há và NSND Viễn Châu. Ông đã sáng tác cho tôi nhiều bài ca cổ, trong đó có bài ca cổ mà tôi yêu thích “Dương Quí Phi”. Bút pháp tài hoa của ông đã để lại cho đời những bài ca cổ vang danh, gửi gắm nhiều thông điệp giáo dục và giữ gìn truyền thống, đạo lý của người Việt Nam. Hôm nay tôi rất xúc động khi trao học bổng mang tên ông cho các em học sinh hiếu thảo, chăm ngoan là con của các nghệ sĩ và công nhân hậu đài trong giới sân khấu chúng tôi”.
Nhạc sĩ Trương Minh Châu cho biết, gia đình đã trao 5 phần học bổng, “đó là số tiền phúng điều đám tang của ba tôi, được anh chị em trong nhà quyết định góp phần vào việc hỗ trợ học tập cho các cháu. Mong các cháu sẽ đạt nhiều điểm 10 trong học tập” – con trai của danh cầm Bảy Bá chia sẻ.
Đêm vinh danh soạn giả NSND Viễn Châu đã được đạo diễn Quốc Kiệt – trưởng đoàn 3 Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng rất sinh động. Các trích đoạn và ca cảnh vang bóng một thời đã từng đưa tên tuổi của các nghệ sĩ tài danh như: Út Bạch Lan, Minh Chí, Văn Hường, Thanh Việt, Hề Minh, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Cảnh, Minh Phụng, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Lệ Thủy, Phượng Liên, Thanh Tú…nổi tiếng vào thập niên 60 -70 đã được tái hiện rất ấn tượng qua sự diễn xuất trẻ trung của thế hệ diễn viên đang là trụ cột của đơn vị nghệ thuật này, như: Lê Tứ, Tú Sương, Quỳnh Hương, Lê Hồng Thắm, Quốc Kiệt, Võ Minh Lâm (Chuông vàng vọng cổ 2006), Hà Như, Hoài Nam, Hiền Linh, Nguyễn Văn Mẹo (Chuông vàng vọng cổ 2011), Minh Trường (Chuông vàng vọng cổ 2014), Nhã Thi… Đặc biệt, NSƯT Tú Sương lần đầu tiên làm đạo diễn hai trích đoạn: Võ Đông Sơn – Bạch Thu Hà và Hạng Võ biệt Ngu Cơ, đã vận dụng trình thức vũ đạo của tuồng cổ, làm nổi bật sự oai phong, trung hiếu của các nhân vật mà soạn giả NSND Viễn Châu đã khắc họa trong các tác phẩm của ông.
“Tôi mừng khi thế hệ trẻ tiếp nối sáng tạo cua chúng tôi, dấn bước không ngại khó khăn để đem lại nhiều cảm xúc mới cho khán giả qua đêm diễn vinh danh tác phẩm của soạn giả Viễn Châu. Mong sao sân khấu mới này sẽ đón chào khán giả mỗi tháng 2 suất diễn như niềm kỳ vọng của ban tổ chức chương trình này” – NSND Bạch Tuyết chia sẻ.
Được biết, sau tiếng vang của đêm tưởng niệm soạn giả NSND Viễn Châu, sân khấu Nghệ thuật Sài Gòn sẽ tái diễn chương trình này vào tối 30-6 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. “Chúng tôi sẽ dàn dựng thêm nhiều trích đoạn mới như: "Tình mẫu tử", "Hoa Mộc Lan", "Qua cơn ác mộng", "Vụ án Huỳnh Thổ Cang"…đều là các tác phẩm nổi tiếng của soạn giả Viễn Châu. Doanh thu cũng nhằm vào mục đích ý nghĩa trao học bổng cho học sinh giỏi là con nghệ sĩ nghèo của sân khấu cải lương” – đạo diễn Quốc Kiệt tâm sự.
bạch tuyết, xúc động, học bổng, học sinh, nghệ sĩ, công nhân, sân khấu, hoàn cảnh, khó khăn, tiếp tục
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc