\n
Đang truy cập : 39
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 38
Hôm nay : 7227
Tháng hiện tại : 167027
Tổng lượt truy cập : 18017288
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NS Chí Tiên
Tang lễ của NS Chí Tiên sẽ được tiến hành tại Chùa Long Hoa (44 Trần Minh Quyền, phường 11, quận 10, TP HCM.
Hay tin em trai từ trần, danh hài NSƯT Bảo Quốc xúc động: “Từ nhỏ, Chí Tiên em tôi đã không được ba má cho theo đoàn hát, bắt phải học nên được gửi vào học tiếng Pháp tại trường Mossack Fonseca (nay là Trường THCS Hồng Bàng, quận 5), sau đó chuyển sang trường Jean Jacques Rousseau (Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 hiện nay). Nó là con nhà nòi, đam mê ánh đèn sân khấu, nên khó mà rứt khỏi niềm đam mê. Và rồi bằng sự trải nghiệm qua những năm tháng bên cánh gà, em tôi đã từng bước vào nghề, dù chỉ đóng vai phụ nhưng chưa bao giờ Chí Tiên xem vai diễn nhỏ mà thiếu sự chăm chút, đầu tư”.
Năm 1979, NS Chí Tiên bước lên sân khấu thế các vai: Lê Hoàn (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Nhuận Điền (vở Bên cầu dệt lụa), Đông Bảng (vở Tiếng trống Mê Linh)… Với chất giọng trầm ấm, tạo cảm xúc mùi mẫn cho người nghe, cộng với cá tính hiền lành, NS Chí Tiên nhanh chóng bắt nhịp với kỹ năng ca diễn được tích luỹ từ việc học lóm bên cánh gà sân khấu.
“Vai diễn ấn tượng nhất của NS Chí Tiên, năm anh 23 tuổi, là vai Ý Diệp trong vở “Truyền thuyết tình yêu” của soạn giả Nhị Kiều. Chăm chỉ và luôn lắng nghe sự góp ý của mọi người, Chí Tiên nhanh chóng thạo nghề dù không được theo nghiệp hát từ nhỏ nhưng vẫn không làm hổ danh gia tộc Năm Nghĩa – Bầu Thơ với thương hiệu “Thanh Minh, Thanh Nga” được công chúng mến mộ” – NSƯT Hùng Minh nhận xét.
Năm 1980, NS Chí Tiên được theo đoàn Thanh Minh, Thanh Nga lưu diễn ở Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tại Hà Nội. Năm 1984, ông được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang mời diễn những vai như: Thiếu tá (vở “Bàn thờ Tổ một cô đào”), nhà vua (vở “Rạng ngọc Côn Sơn”)
“Sang Pháp định cư từ năm 1993 đến năm 2001, Chí Tiên nhớ sân khấu cải lương và khi chúng tôi tổ chức hát, thì lúc nào Chí Tiên cũng đến xem và phụ giúp những công việc liên quan đến tổ chức biểu diễn. Cá tính nhiệt tình, hăng hái và hiền lành của Chí Tiên luôn tạo thiện cảm cho mọi người” – NS Hà Mỹ Xuân chia sẻ.
Khi hồi hương, dù sức khỏe không tốt nhưng NS Chí Tiên vẫn tiếp tục đóng góp cho sân khấu và điện ảnh. Ông tham gia đóng phim “Con đường giác ngộ” với vai vua Tịnh Phạn (năm 2012), vai Trần Ích Tắc trong vở kịch "Hào khí non sông" (đạo diễn: NSƯT Minh Hạnh), vai Giả Lộ tướng quân (vở “Bên cầu dệt lụa” trong nhân dịp 64 năm kỷ niệm đoàn Thanh Minh, Thanh Nga năm 2013).
NS Xuân Lan (người nổi tiếng với vai công chúa Bích Vân – vở “Bên cầu dệt lụa”) tâm sự: “Nhớ NS Chí Tiên lắm, một con người sống đầy nghị lực. Bao giờ cũng toàn tâm cho nghề, đi lên bằng chính sức mình”.
Trên trang cá nhân của mình, NSƯT Hữu Châu xúc động bày tỏ sự thương tiếc chú Út của mình, với anh, gia đình lúc nào cũng dành nhiều tình thương cho người chú hết lòng vì nghệ thuật nhưng kém may mắn để tỏa sáng. “Hết nước mắt để khóc rồi, vì chú tôi ra vào bệnh viện nhiều tháng qua đểđiều trị bệnh gan. Tôi cảm ơn nhiều khán giả và diễn viên trẻ, các đồng nghiệp sân khấu cải lương đã vào bệnh viện thăm chú, đó là tình cảm đẹp mà gia đình tôi trân quý”.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc