\n
07:55 EDT Thứ năm, 28/03/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 87

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 82


Hôm nayHôm nay : 3390

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 351423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12151102

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa - Cải lương đất Bắc xưa

Đăng lúc: Thứ bảy - 26/07/2014 21:03 - Đã xem: 4023
Nghệ sĩ Huỳnh Thái, đệ nhất danh ca Bắc Hà

Nghệ sĩ Huỳnh Thái, đệ nhất danh ca Bắc Hà

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái, Ta thắp hương lòng để nhớ thương. Thôi thế Em về yên Xóm Cỏ, Cây Đời đã cỗi Gốc Yêu Đương. Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió, Cho nắm xương tàn được nở hương.
Hoàng Hải Thủy
Image

Cải Luơng

Tháng Tư 2009, Tháng Tư thứ 14 tôi sống ở Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích. Từ năm 1995 đến nay — 2009 — mỗi Tháng Tư một bài, có thể tôi đã viết đến 10 bài về Ngày 30 Tháng Tư.

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái,
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Thôi thế Em về yên Xóm Cỏ,
Cây Đời đã cỗi Gốc Yêu Đương.
Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió,
Cho nắm xương tàn được nở hương.

Nhiều vị đọc bài Thơ trên đây có thể théc méc: “CT Hà Đông có người tình nào chết nửa đời đâu mà thương, mà tiếc, mà than ‘Thôi thế Em về yên Xóm Cỏ’? Người là ‘Em’ được thương, được tiếc trong bài Thơ này là ai đây?” Xin thưa: Tôi làm mấy câu Thơ ấy năm 1976, “Em” trong Thơ là Tự Do. Tôi mất Tự Do, tôi đau như tôi mất Người Yêu, tôi thương tiếc Nàng. Năm năm cứ đến Tháng Tư — Tháng có Ngày Oan Trái, Tháng tôi mất Tự Do — tôi lại đau, tôi lại tủi, tôi lại thương tiếc Tự Do.

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.

Image
Huynh Thai

Thương Tiếc mà kể mãi Thương Tiếc cũng nhạt mầu. Năm nay, 2009, Tháng Tư đến, tôi vẫn buồn đau nhưng tôi không viết về Ngày 30 Tháng Tư nữa. Hôm nay tôi kể hầu quí vị chuyện xưa Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa.

Năm 1944, Thế Chiến Thứ Hai lên đến cực độ kịch liệt, phi cơ Mỹ bay lên — nghe nói từ Côn Minh, Trùng Khánh bên Tầu — bay sang đánh bom Sài Gòn, Hà Nội. Cứ thấy bóng phi cơ Mỹ đến chân trời là các thành phố Bắc Kỳ nổi còi báo động, tầu xe ngừng chạy, chợ tan, cửa hàng féc-mê bu-tích, tức đóng cửa, học trò được cho ra khỏi trường. Trong cả năm gần như ngày nào cũng như thế. Năm ấy có hai, ba tầu biển chở dầu của Quân Nhật bị máy bay Mỹ thả bom đánh chìm ở biển Vũng Tầu, dzầu ma-dzút loang đen kịt mặt nước biển cả năm chưa tan hết, Kho 5 Bến Sài Gòn, Chợ Bến Thành bị trúng bom, nhiều người tử nạn, nghe nói có bà bán hàng trong Chợ Sài Gòn nằm trong đống gạch đến 7 ngày mà không chết, nhờ bà bị vùi giữa đống dzưa leo. Nhà Đấu Xảo Hà Nội, một trong những nơi Quân Nhật đóng quân, bị trúng bom khá nặng.

Người Hà Nội phải tản cư ra khỏi Hà Nội. Nơi người Hà Nội tản cư tạm ở tốt nhất là thị xã Hà Đông. Cách nhau có 11 cây số, gần hơn Sài Gòn bon sang Thủ Đức, có đường tầu điện nối liền, đi xe đạp cũng tiện. Đàn ông có thể cho vợ con vào ở Hà Đông còn mình vẫn ở Hà Nội lo công việc. Vì vậy, người Hà Nội năm đó tản cư vào Hà Đông nhiều nhất.

Năm 1944 tiếng “tản cư” đến trong ngôn ngữ Việt Nam. Năm 1975 ngôn ngữ Việt Nam có thêm tiếng “di tản.”

Năm 1944 có nhiều tháng Đoàn Cải Lương Ái Liên vào hát ở rạp Thiêm Xuân Đài trong thị xã Hà Đông. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Xi-nê Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài. Ông Chánh Tổng Làng Cầu Đơ — thị xã Hà Đông ở trên đất làng Cầu Đơ — có hai ông con: Cậu Ba Sốm ở làng trông nom ruộng, thóc lúa, Cậu Tư Thiêm ra tỉnh học, trở thành nhà kinh doanh, Cậu mua đất làm nhà cho thuê, làm chủ mấy cái xe car chở khách chạy đường Hà Đông-Hà Nội, xây rạp hát đặt tên là Thiêm Xuân Đài. Sau 1954 Cậu Tư Thiêm vào Sài Gòn, Cậu làm chủ hai rạp Xi-nê Đại Đồng ở Sài Gòn, Gia Định. Tôi không có họ hàng gì với hai Cậu nhưng năm xưa, những năm 1930, 1940 thị xã Hà Đông ít người, gần như tất cả mọi người trong thị xã đều quen biết thân tình, nên tôi gọi hai ông Ba Sốm, Tư Thiêm là Cậu, nhiều anh trong thị xã gọi ông bố tôi là Chú Phán.

Làng Cầu Đơ có ông Phúc, tục danh là Phúc Ti Bum, đôi khi là Phúc Tí Bủm. Ông Phúc Ti Bum chơi đàn banjo-alto. Trong năm 1946 Việt Minh thường tổ chức những cuộc Mít-tinh — năm 1946 tiếng “mít-tinh” đến trong ngôn ngữ Việt — ở Vườn Hoa trước Sở Cẩm, bên Dinh Tổng Đốc, chỉ một mình ông Phúc Ti Bum với cây banjo-alto của ông mà rộn rã như cả một ban nhạc, ông vê, ông búng, ông bấu, ông vỗ banjo bùng bung vang động suốt cuộc mít-tinh. Lại nghe nói quê ngoại cuả Nữ Ca sĩ Lệ Thu là làng Cầu Đơ, Nữ Ca sĩ là cháu ruột của ông Phúc Tí Bủm.

Nhắc lại: trong năm 1944, có thể là trong năm 1943 trước khi những thành phố Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng người chết đói nằm đầy đường, có nhiều tháng Đoàn Cải Lương Ái Liên, đóng đô, tức hát nhiều đêm, trên sân khấu Thiêm Xuân Đài, Hà Đông. Chị tôi có chồng là thương gia ở Hà Nội, tản cư về sống ở nhà tôi, tức ở nhà chị trước khi chị đi lấy chồng. Năm ấy chị tôi chưa bận con mọn. Buổi tối rạp hát ngay gần nhà, cách độ 300 thước, chị tôi hay đi xem hát. Tối nào đi xem hát chị tôi cũng cho tôi cùng đi.

Năm ấy tôi 10 tuổi. Vở hát cải luơng thứ nhất tôi xem trong đời tôi và tôi nhớ mãi đến bây giờ là vở Tiếng Chuông Chùa.

Vở tuồng cải lương Tiếng Chuông Chùa của Đoàn Ái Liên. Kép Huỳnh Thái và Đào Ái Liên trong hai vai chính. Nhưng trước khi kể Vở Tuồng Tiếng Chuông Chuà, tôi kể quí vị nghe truyện tiểu thuyết Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa.

Tôi không nhớ ai là tác giả truyện Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa, hình như là Đồ Phồn — Bùi huy Phồn — loại Truyện Vưà, tức không phải là Truyện Ngắn, không phải là Truyện Dzài, được xuất bản khoảng năm 1940.

Truyện kể ở một làng quê miền Bắc, làng không giầu, không nghèo, có anh thanh niên bỏ làng đi vào xứ Nam Kỳ làm ăn. Khoảng mười năm sau anh trở về làng, đem theo về cô vợ Sài Gòn và cái máy hát. Cô vợ Sài Gòn của anh để tóc búi, miệng có mấy cái răng vàng. Cô nói giọng Nam Kỳ, nhiều bà già trong làng nghe không hiểu cô nói gì. Cái máy hát — chạy bằng dây cót, không cần điện — là một vật kỳ diệu với dân làng. Tối sáng trăng, máy hát được cho chạy trên thềm nhà, đàn bà, con gái, trẻ con ngồi chật chung quanh để nghe máy hát. Không ai hiểu tại sao cái hộp vuông có cái ống gì như cái loa lại có thể phát ra tiếng người hát. Đã hát mà còn là hát thật hay. Tác giả truyện Văng Vẳng Tiếng Chuông Chuà là một thiếu niên làng trạc 12, 13 tuổi. Chú ở trong đám người không bỏ sót một tối nào máy hát phát tiếng mà không đến nghe. Chú, và nhiều người nghe, mê nhất là bài ca kể nỗi lòng một người đàn bà đẹp đi tu, trong bài có câu kết là:

- Văng vẳng — đúng ra là Dzăng dzẳng — tiếng chuông chùa.

Nữ ca sĩ trình diễn là đào hát cải luơng Sài Gòn.

Rồi chú thiếu niên tác giả phải ra tỉnh học. Xa làng quê chú nhớ nhất là những tối sáng trăng chú ngồi bệt trên mảnh mo cau trong góc sân đất, mê mải nghe tiếng hát “Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa.”

Hai, ba năm sau chú về làng. Vợ chồng chủ nhân máy hát không còn ở làng nữa. Chú được biết sống trong làng một thời gian chị vợ Sài Gòn Tóc Búi, Răng Vàng thấy chán, chị đòi trở dzô Nam Kỳ. Anh chồng không chịu, chị vợ trở về Nam Kỳ một mình. Anh chồng cu ky sống ở làng ít lâu sau cũng chán, anh cũng bỏ đi. Người ta chắc anh lại trở vào Xứ Nam Kỳ. Cái máy hát không biết lưu lạc về đâu. Tác giả kể nỗi buồn man mác của mình khi những chiều tắt nắng, những tối sáng trăng, chàng đi qua ngõ xưa thấy như bên dậu mùng tơi, dưới dàn thiên lý trong sân nhà cũ văng vẳng tiếng hát:

- Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa.

Truyện Vừa “Dzăng dzẳng tiếng chuông chùa” kết thúc như thế.

Thế rồi không nhớ rõ trong năm 1943, 1944 hay 1945 tôi được xem vở hát cải lương của Đoàn Ái Liên. Khi có Đoàn Ái Liên là chưa có Đoàn Kim Chung. Lần thứ nhất trong ánh đèn lung linh, huyền ảo trên sân khấu rạp hát Thiêm Xuân Đài tôi thấy Nữ nghệ sĩ Ái Liên, các Nam nghệ sĩ Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Phúc Lai, Canh Thân.

Tiếng Chuông Chuà mở đầu bằng cảnh một vườn hoa ở Hà Nội. Ái Liên là cô gái quê, dường như vì bị ép lấy ông chồng làng quê đã già lão lại ba bốn vợ nên bỏ làng trốn lên Hà Nội. Nàng — Ái Liên, cô gái quê, không biết về đâu, đang bơ vơ ngồi trên ghế xi-măng vườn hoa thì Kép Phong Trần Tiến trong vai Lưu Manh Hà Nội xuất hiện, đến ve vãn cô gái. Cô có thể bị Lưu Manh lừa gạt, đưa vào đường sa đọa nếu không có Công Tử Hà Nội Huỳnh Thái đến cứu cô.

Duyên số đưa Công Tử Huỳnh Thái tới Vườn Hoa cùng với ông bạn Canh Thân cũng là thanh niên Hà Nội — ba ông Huỳnh Thái, Canh Thân, Phong Trần Tiến cùng com-lê vét-tông — thấy cô gái quê ngây thơ bị Lưu Manh ve vãn toan bắt ép đi theo, Công Tử đến can thiệp. Lưu Manh dọa đánh, y bị Công Tử Hào Hoa cho mấy đấm lăn đùng ngã ngửa. Cuộc ẩu đả xẩy ra, Phú Lít Phúc Lai dùi cui, ria mép ra sân khấu, định bắt Công Tử, Lưu Manh, Cô Gái Quê về bót làm biên bản về tội đánh nhau làm mất trật tự công cộng. Ông Bạn Canh Thân cầm ghi-ta đàn một bản nhạc Tây, nhạc nổi lên, Lưu Manh Phong Trần Tiến lủi mất. Bôn người còn lại trên sân khấu: Công Tử Huỳnh Thái, Cô Gái Ái Liên, Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân và Đội Xếp Phúc Lai, cùng nhẩy Tango. Trong lúc Thầy Đội Phúc Lai say sưa nhẩy theo tiếng nhạc, ba nhân vật kia dzắt nhau chạy ra khỏi sân khấu. Màn hạ.

Tiếng Chuông Chuà tiếp diễn. Công Tử Hà Nội Hào Hoa mướn nhà cho Cô Gái Quê Nhan Sắc sống, chàng bao bọc Nàng. Và không cần phải là Cụ Già Chín Bó, Em Nhỏ Lên Ba cũng biết dzư Chàng và Nàng sẽ yêu nhau. Yêu nhau lắm chứ không phải yêu nhau vừa. Nhưng có sự rắc rối của cuộc đời: Chàng là con quan, nhà giầu, Chàng đang học Trường Cao Đẳng, Chàng sẽ đỗ bằng Cử nhân, Chàng sẽ là Tri Phủ, Tri Huyện, tương lai Chàng sáng hơn gương Tầu trong khi Nàng tuy Đẹp nhưng là Gái Quê, bố mẹ thuộc giai cấp chân lấm, tay bùn, chú bác, anh em Nàng răng đen, mã tấu, làng quê Nàng ao tù, nước đọng, cả làng Nàng chỉ có Nàng đẹp, trắng, mắt phượng, môi hồng, bao nhiêu con gái làng rốn lồi, mắt toét ráo trọi. Bà Mẹ Công Tử, Phu Nhân Phúc Hậu, đẹp lão, hỏi vợ cho con nhưng đám nào Chàng cũng nguây nguẩy không chịu. Bà cho người theo dò và được biết Chàng yêu Cô Gái Nhà Quê Chàng mướn nhà cho Nàng ở. Chàng muốn lấy Nàng làm Vợ.

Đến đây tôi không nhớ rõ chuyện: giống như chuyện xẩy ra trong tiểu thuyết La Dame aux Camélias là Bà Mẹ Chàng tìm đến nhà Nàng, trình bầy mọi lẽ, xin Nàng buông Chàng, đừng làm hại Sự nghiệp của chàng, hay Nàng bị Lưu Manh Vườn Hoa trả thù, bịa chuyện trước khi gặp Chàng, Nàng đã sống chung vợ chồng với vài người đàn ông. Dường như chuyện thứ hai này đúng hơn, vì Chàng nghe chuyện bầy đặt, nghi là chuyện thật, tra vấn Nàng, Nàng giận hờn, Nàng bỏ đi.

Màn cuối cùng của Tiếng Chuông Chuà là cảnh trước cổng chuà. Có cả một gác chuông bằng các-tông được dựng lên ở góc sân khấu. Màn mở: Ni cô Ái Liên, nâu sồng, cầm chổi quét lá sân chuà. Ni cô buồn, Ni cô ca những lời mùi mẫn — Tiếng Chuông Chùa là loại Tuồng Cải Lương vừa ca vọng cổ vừa hát Nhạc Tây Lời Việt — Có khách đến cổng chuà, Ni cô buông chổi, Ni cô lên gác chuông. Khách đến là Công Tử Huỳnh Thái và Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân. Hai ông này đi tìm Nàng mãi từ hôm Nàng bỏ nhà ra đi, hôm nay mới đến được cửa chùa này. Hai ông vào đứng ở góc bên kia của sân khấu, nhìn lên gác chuông. Ni cô dường như không nhìn thấy hai ông khách đến, trên gác chuông Ni cô gõ chuông boong.. boong, rồi vẫn đứng trên gác chuông, Ni cô ca một bản lời lẽ đại ý Ni cô đã tắt lửa lòng, Ni cô quyết chí tu thành chính quả. Thế rồi Ông Bạn Ghi-ta Canh Thân lại cầm ghi-ta phứng phưng dạo lên vài tiếng, Công Tử Huỳnh Thái cất tiếng hát. Nhạc Tây Lời Việt. Đại ý cuộc đời đẹp lắm, Anh yêu Em, Anh xin lỗi đã nghi ngờ Em. Em ơi.. Em đừng tu, Em về vợ chồng ví Anh..

Trên gác chuông, Ni cô Ái Liên nhắm mắt, hai bàn tay chắp trước ngực, thỉnh thoảng lại thốt ra hai tiếng “Mô Phật” nghe rất thoát tục, cô gõ vài tiếng chuông chùa boong boong. Có vẻ như Ni cô không chịu bỏ chùa, coi bộ Ni cô không chịu về đời, không chấp nhận chuyện có chồng, có con. Nhưng rồi sau cùng Ni cô mở mắt, Ni cô hé môi son cùng hát với Công Tử, Ni cô đưa tay lên gỡ tấm khăn nâu trên đầu. Mái tóc nhung đen của Ni cô soã xuống vai áo nâu sồng của Ni cô.

Ni cô ở chuà nhưng Ni cô chưa xuống tóc. Việc Ni cô cởi khăn cho tóc xoã ấy cho khán giả biết Ni cô chịu về làm vợ Công Tử. Ni cô xuống sân chùa, Công Tử cầm tay Ni cô. Cầm tay, nhìn vào mắt nhau, Nàng áp má vào ngực Chàng. Màn hạ, Hết Tuồng, Thế thôi. Không có Hôn Hít như Phim Tây, Phim Mỹ. Nhưng thế cũng là Happy Ending. Đôi người yêu nhau thành vợ chồng. Đã quá dzồi khán giả còn đòi gì hơn nữa.

Kể từ đêm xưa xem Tuồng Tiếng Chuông Chùa ở thị xã Hà Đông hơn năm mươi mùa thu xanh đã qua đời tôi. Tôi nhớ không thể đúng chăm phần chăm nhưng tôi biết tôi nhớ đúng: Tuồng Tiếng Chuông Chuà là Tuồng của Đoàn Ái Liên — không phải Tuồng của Đoàn Kim Chung — trong Tiếng Chuông Chùa có Ái Liên, Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Phúc Lai. Dường như chưa có Tư Vững. Chiến tranh Việt Pháp nổ ra ở Hà Nội Tháng 12, 1946, Đoàn Ái Liên giải tán, khoảng năm 1947, năm 1948 Đoàn Kim Chung ra đời. Nữ nghệ sĩ Ái Liên trở về Hà Nội năm 1954, bà giải nghệ. Huỳnh Thái, Phúc Lai, thêm Tư Vững, Ba Hội ở trong Đoàn Kim Chung, Phong Trần Tiến sau năm 1954 cũng không lên sân khấu nữa.
Image
he Tu Vung

Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Phúc Lai, Ba Hội đều là đệ tử Cô Ba Phù Dzung, tức là ba ông đều hít tô-phe, lại tức ba ông đều nghiện á phiện. Tư Vững không nghiện. Tôi thấy Tư Vững là Nghệ sĩ Hài hay nhất trong ba danh Hài của Đoàn Kim Chung. Anh không hút nhưng hay đến bàn đèn ngồi chơi, đấu hót. Năm 1960 ở Dancing Sài Gòn có Em Ca Ve nổi tiếng được nhiều Công Tử Sài Gòn mê nhưng — tôi nghe nói — Em không chịu ai, Em yêu Tư Vững dù Em biết Tư Vững vợ con đùm đề, dù Tư Vững chỉ là anh Kép Hề cải lương nghèo, dù Em không thể làm Vợ Bé Tư Vững. Gặp Tư Vững bên bàn đèn, tôi hỏi anh chuyện Em Ca Ve yêu Anh có thật không? Anh nói anh không làm gì cả, tự nhiên Em Ca Ve yêu anh. Anh hơn tôi năm, sáu tuổi nhưng anh vẫn xưng Em với tôi. Anh nói:

- Được Nó yêu em thích thật nhưng em cũng sợ Nó lắm.

Nghe anh nói anh “sợ” Nàng, tức sợ Em Ca Ve Tài Sắc, tôi hỏi :

- Sao lại sợ?

Tư Vững trả lời:

- Em sợ vợ em Nó biết, Nó buồn. Em sợ Nó vì Nó dzâm lắm, gặp em Nó cứ bắt em..

“Nó biết, Nó buồn” là Vợ Tư Vững, “Nó dzâm, Nó bắt” là Em Ca Ve.

Năm ấy tôi đang viết cái gọi là “phóng sự tiểu thuyết” trên Nhật báo Ngôn Luận, Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Tuần báo Kịch Ảnh. Tôi cho chuyện Tình Tư Vững Ca Ve Hoa Khôi vào phóng sự. Tất nhiên tôi không kể tên Em Ca Ve, chỉ kể Em Ca Ve trẻ đẹp, văn minh, nhiều người mê mà Em yêu Kép Cải Lương Tư Vững. Vài tháng sau tôi lại gặp Tư Vững ở bên bàn đèn, anh nói:

- Anh viết chuyện em với Nó làm Nó chửi em quá. Nó bảo em đểu, đem chuyện Nó khoe với nhà báo.

Ảnh Tư Vững đăng cùng bài này là ảnh chụp khoảng năm 1950/1952 ở Hà Nội. Thời ấy tay chơi ăn diện Hà Nội thường đội mũ phớt – feutre. Mũ Fléchet kiểu Borsalino của Pháp, vành — bord — rộng như mũ Tư Vững trong ảnh. Từ năm 1990, mũ Borsalino rộng vành không ai đội nữa, mũ feutre bây giờ vành — bord — rất nhỏ.

Một buổi chiều năm 1970, hay 1971, 1972, tôi đi qua khu nhà ở đường Chi Lăng, nghe tiếng người gọi, tôi nhìn lại thấy Tư Vững. Anh nói:

- Huỳnh Thái chết rồi, anh ơi.

Tư Vững đứng trên lối vào căn nhà nhỏ của con trai anh Huỳnh Thái. Người nghệ sĩ tài danh nhất của Cải Lương Bắc Kỳ một thời từ giã cõi đời trong căn nhà nhỏ này. Tôi theo Tư Vững vào nhà chào anh lần cuối. Nhìn ảnh anh trên quan tài, tôi nhớ lại những buổi chiều cuối hạ, đầu thu, hay cuối xuân, đầu hạ 60 năm xưa tôi là chú thiếu nhi 13, 14 tuổi, cùng một, hai chú bạn đồng tuổi, ngồi chơi trên thành cây cầu đầu tỉnh Hà Đông, tôi thấy Huỳnh Thái và Phong Trần Tiên xuống tầu điện, đi bộ qua cầu vào rạp hát trong thị xã. Tối ấy hai anh diễn tuồng ở đấy. Chắc là xong hát, nửa đêm hai anh trở ra Hà Nội bằng xe xích-lô hay xe tay, chiều hôm sau hai anh đi xe điện vào Hà Đông. Hai anh hai bộ com-lê vét-tông, ca-vạt, mũ phớt, giày đơ cu-lơ, mặt có phấn son.

Trước năm 1945 tôi xem Huỳnh Thái diễn trong hai vở Bông Hoa Rừng, Tiếng Chuông Chuà với Nữ Nghệ sĩ Ái Liên. Rất tíếc trước 1945, trước cả năm 1954, tôi không được xem anh diễn trong vở tuồng được nhiều thanh niên Hà Nội biết là vở Dưới Mái Tây Hiên. Huỳnh Thái chỉ đứng đôi trên sân khấu Đoàn Kim Chung với Nữ nghệ sĩ Bích Hợp trong vở tuồng duy nhất là Dưới Mái Tây Hiên. Nữ nghệ sĩ Kim Chung không hợp với nhân vật Thôi Oanh Oanh của tuồng này

Những năm 1960 ở Sài Gòn tôi nằm bàn đèn với các anh Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Canh Thân, Phúc Lai, Ba Hội, tôi viết về cuộc tình Tư Vững- Ca Ve.

Tháng Tư 2009, liêu lạc xứ người, tôi viết về những Nghệ Sĩ Cải Lương Bắc Kỳ Xưa và Vở Tuồng Tiếng Chuông Chùa.

Tôi sẽ viết về Vở Tuồng Dưới Mái Tây Hiên và Cuộc Tình Nữ Nghệ sĩ Bích Hợp-Phương Bi Ve.

Tôi cố tình không viết tên Nàng Ca Ve Tài Sắc yêu Nghệ Sĩ Hài Tư Vững ở Sài Gòn 50 năm xưa. Nàng kém tôi khoảng 10 tuổi. Rất có thể năm nay Nàng còn ở cõi đời này. Các Nghệ sĩ Ái Liên, Bích Hợp, Kim Chung, Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến, Canh Thân đã ra người thiên cổ. Tôi không biết ba Nghệ sĩ Hài Đoàn Kim Chung Tư Vững, Phúc Lai, Ba Hội — và ông Nghị Hách — nay có còn sống hay không.

Chỉ những Công Tử Tay Chơi Hào Hoa Dancing Mỹ Phụng-Kim Sơn-Văn Cảnh năm 1960 ở tuổi 30 mới biết mặt, biết tên Em Ca Ve Tài Sắc Yêu Tư Vững trong bài viết này. Trong số những Tay Chơi ấy — còn sống, rất ít — có ba ông là ông Tổng Thống Bolsa Cung Củ Đậu, ông Tuấn Ghẻ, và ông Hồng Dương, ba ông hiện sống ở Cali.

Tôi sẽ kể chuyện ông Nghị Hách, ông Ba Minh — Phạm Thọ Minh — tức ông Bầu Minh, Quản Lý Đoàn Kim Chung Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô, ông Tống Ngọc, ông Bầu Đoàn Cải Luơng Bích Hợp, ban hát thành lập đầu năm 1954 ở Hà Nội, tan hàng, tức giải tán cuối năm 1954 ở Đà Nẵng, trong bài tới tôi viết về Vở Tuồng Dưới Mái Tây Hiên và Cuộc Tình Bích Hợp-Phương Bi Ve.
 

tu kien st

 
Tác giả bài viết: Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".

 

Nhạc sĩ Đài Phương Trang nói về việc ca sĩ hát 'Người yêu cô đơn' sai lời

Tối 22.11, các nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt như Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu và Mạnh Quỳnh cùng góp mặt trong buổi công bố đêm nhạc Tìm nhau trao yêu thương.