\n
Đang truy cập : 34
Hôm nay : 7160
Tháng hiện tại : 166960
Tổng lượt truy cập : 18017221
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NS Thiên Kim (trái) và NS Ngọc Đáng (phải) là đôi bạn thân thiết
Trong đó, có một số cụ là nghệ sĩ đang sinh sống ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ quận 8 như NS Thiên Kim, NS Ngọc Đáng “lớn” (cách người trong nghề gọi để phân biệt với NSƯT Ngọc Đáng nhỏ tuổi hơn).
NS Thiên Kim (trái) và NS Ngọc Đáng (phải) là đôi bạn thân thiết
Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng NS Thiên Kim vẫn chăm chỉ nhận lời lồng tiếng, đóng một số bộ phim truyền hình và khá quen thuộc với khán giả khi diễn xuất trong phim “Bỗng dưng muốn khóc”. Bà tâm sự: “Tuổi già gần đất xa trời, ngoài việc nương tựa lẫn nhau, chúng tôi có niềm an ủi lớn là còn được xã hội quan tâm, giúp đỡ, mời đến tham dự chỗ này chỗ kia”.
Còn NS Ngọc Đáng của sân khấu cải lương tuồng cổ nức tiếng một thời cho rằng: “Tụi tôi già cả rồi, ăn uống không bao nhiêu nhưng cái tình mới là đáng quý. Tôi mừng cho lớp trẻ bây giờ sống rất nhân hậu, thường xuyên thăm hỏi, nghĩ đến ông già bà cả như chúng tôi”.
Các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ quận 8 nhận quà do Hội Chữ thập đỏ quận 8 trao tặng
Ngồi lặng lẽ ở một góc bàn, bà Nguyễn Thị Tranh, 70 tuổi trải lòng hiện sống nhờ nhà trọ của một người cháu. Bà nhận giữ cháu, làm việc vặt cho gia đình hàng xóm để kiếm cái ăn lây lất qua ngày. Bà có hoàn cảnh khá éo le, khi sinh được hai người con thì cả hai đều ra đi vì căn bệnh thế kỉ HIV. Người chồng sau đó cũng vì sốc nặng nên vào chùa tìm chốn bình yên rồi qua đời để lại bà một mình. “Nhiều khi ngẫm chuyện đời mình mà buồn lắm nhưng nghĩ tới sự động viên của mọi người, tôi thấy cần phải vui hơn, phải giữ gìn sức khỏe để sống tiếp”.
Bà Tranh cảm thấy được an ủi phần nào nhờ sự động viên của xã hội
Bà Phùng Thị Á Châu, Phó Ban bảo trợ Hội Chữ thập đỏ Quận 8 cho biết “bữa cơm người già” là dịp thăm hỏi, động viên các cụ nhân kỷ niệm ngày quốc tế Người cao tuổi 1-10 sắp đến. Tổng trị giá vận động chăm lo cho dịp này là 131 triệu đồng.
Bữa ăn góp phần làm ấm lòng các cụ già tuổi xế chiều
Ngoài ra, Hội cũng đang thực hiện trợ cấp hàng tháng với số tiền 200 ngàn mỗi cụ, trợ cấp đột xuất, trợ cấp thẻ BHYT, thăm hỏi các cụ với mong muốn góp một phần an ủi phần đời còn lại của các cụ.
Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM đại diện trao quà cho các cụ cao tuổi
Đặc biệt, sáu năm nay “bữa cơm người già” đều do “nhóm nấu ăn Sáu Kiệt” tự tay chuẩn bị và tài trợ.
Ông Sáu Kiệt tự tay chăm chút bữa ăn cho các cụ già
Thuở hàn vi, ông Kiệt cũng nhận được sự giúp đỡ của chính quyền nên sau này khi làm ăn khấm khá, ông mong muốn góp sức giúp đỡ nhiều người nghèo khác cùng vươn lên như mình. Sau bữa ăn, mỗi người ai lại về nhà nấy nhưng cảm giác ấm lòng chắc chắn vẫn còn neo lại.
bảo trợ, trị sự, giáo hội, phật giáo, tổ chức, khám bệnh, thết đãi, hoàn cảnh, khó khăn, neo đơn
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc