\n
Đang truy cập : 44
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 143790
Tổng lượt truy cập : 17994051
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
NSND Trần Ngọc Giàu (Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM) vui mừng ôm NSND Ngọc Giàu
Theo NSND Ngọc Giàu, đối với người nghệ sĩ nhân vật chính là tấm gương giúp họ soi rọi mỗi đêm trước công chúng. Một đời nghệ sĩ có biết bao lần đứng trước gương nhưng để thấy và khắc phục được những khuyết điểm của mình không phải là chuyện dễ. Bài học từ nhân vật có những trăn trở, vui buồn, những bức xúc, ray rứt về cách thâm nhập cũng như đúc kết cho nghệ sĩ những kinh nghiệm sống.
Phóng viên: Bà nhớ nhất điều gì khi diễn vai “Bảy cán vá” – một vai diễn gần như không có trong kịch bản - nhưng bà đã làm cho vai diễn trở nên bất hủ theo thời gian?
NSND Ngọc Giàu: Mới đó mà đã 32 năm. Khoảng thời gian đủ để một cô bé nhi đồng trở thành thiếu nữ. Ấy thế mà NSND Huỳnh Nga hôm xem tôi tái diễn hai vai bà hai Hương và bảy Cán vá trong vở “Đời cô Lựu” đã ví von: “Ôi, em vẫn còn thanh xuân quá!”.
Tôi cười trước khối tình quá lớn của anh. Nhớ khi ra sân khấu tập, lúc chọn danh sách diễn viên đưa vào chuyến sang các nước châu Âu tháng 2 năm 1984, lúc đó sau ngày thống nhất đất nước, VN còn bị cấm vận kinh tế mà chúng ta đã đem chuông đi đánh xứ người. Do thiếu diễn viên tôi bị đôn đóng hai vai, bà Hai Hương và Bảy cán vá. Ban đầu trong kịch bản là vai ông Hai Hương đã từng được NSND Ba Vân diễn. Khi êkíp này lên sàn tập, NSND Huỳnh Nga đề nghị với má bảy NSND Phùng Há – thời đó má làm cố vấn nghệ thuật của đoàn - thay vai anh ở đợ nhà Mẫn Đạt thành vai cô gái ở đợ. Thế là tôi đường hoàng có thêm vai này.
Để thâm nhập vào vai Bảy cán vá, bà đã lên kế hoạch diễn ra sao, để không trùng lắp khi xuất hiện trong một vở với hai nhân vật: bà hai Hương và Bảy cán vá?
Thú thật tôi đã bê nguyên si hình ảnh của má tôi vào vaibà hai Hương.
Hồi nhỏ, tôi nhớ mỗi khi bà con lối xóm đi qua đường trời nắng, muốn nghỉ chân là má tôi đều mời vào nhà, dưới chái lá bên Thủ Thiêm, có cái lu nước mưa, má tôi múc một tô nước mời người lỡ bước. Vậy là tôi đưa ngay vào vai của mình. Còn với cái nết lí lắc, dí dỏm, khôi hài của cô bảy giúp việc, tôi nghĩ mình mới xuất hiện ở màn đầu đóng vai già, màn sau đóng vai trẻ thì phải thay đổi hình dáng. Thế là tôi nghĩ ra cái tay cán vá.
Được biết, ban đầu NSND Phùng Há đã cho rằng diễn cô bảy thêm cánh tay cán vá lên sân khấu là đem hình ảnh người tật nguyền giễu cợt, cười trên nổi đau của người bất hạnh. Lúc đó bà có suy nghĩ gì?
- Tôi đã thưa với má bảy, cô bảy cán vá này bị tật nhưng sống rất lạc quan. Tôi qui định cô bảy khoái xem hát. Cầm cây chổi lông gà cũng có thể hiểu đó là cây roi ngựa để múa. Rồi rủ anh thợ bạc đi xem hát. Mọi người đồng ý ngay, má bảy Phùng Há càng vui hơn khi thấy tôi biến một vai quá tầm thường thành một dấu ấn mà hễ nhắc đến vở “Đời cô Lựu” là phải nhắc đến bảy Cán vá.
Sang diễn kịch nói, sau chuyến đi Mỹ tham gia một vài suất, bà vẫn được khán giả yêu mến khi diễn lại vai Bảy cán vá. Đối với bà vai diễn này còn mang ý nghĩa nào khác trong những chuyến đi lưu diễn nước ngoài?
- Tôi đã có lần bật khóc khi nhớ về chiếc nôi nghệ thuật của mình. Tôi được bà con Việt kiều nhắc nhở những điều mà bà con trong nước mỗi lần gặp vẫn thường nói: “Ngọc Giàu hỏng chịu hát cải lương. Tụi tui thích nghe cô ca vọng cổ lắm”. À, hóa ra lâu nay mình sống bằng sở đoản, vậy mà chẳng thèm được một lần quay về.
Rõ ràng mấy lần Nhà hát Trần Hữu Trang tái diễn vở “Đời cô Lựu”, tôi nhường NS Hồng Nga diễn bà hai Hương, còn tôi với NSƯT Bảo Quốc chỉ “quậy” lớp thợ bạc dê bảy cán vá. Sang Mỹ diễn, tôi tham gia nhiều suất cải lương và đã diễn lại bà hai Hương cùng với bảy cán vá. Tôi cảm thấy nhớ câu thơ mà tôi đã đọc ở đâu đó: “Người ta có rất nhiều nơi để đến, chỉ có một nơi thân thiết để quay về”.
Cải lương chính là nơi chốn mà tôi phải quay về. Nơi đó thân thương, trìu mến và cũng là nơi mang tới những nguồn cơn đau khổ. Nhưng tôi vẫn phải quay về. Hôm qua khi đến Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thắp hương nhân ngày Giỗ Tổ, tôi đã bật khóc vì rạp này tôi đã diễn khai trương năm 1960, đến nay 2016 tôi vẫn còn được đến đây để dâng hương Tổ nghiệp.
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc