\n
06:44 EDT Thứ ba, 23/04/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71


Hôm nayHôm nay : 2217

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 249239

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12456314

Trang nhất » Tin Tức » Văn Sĩ - Thi Sĩ

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

Xem tiếp...

Nguyễn Tất Nhiên: ‘Thà như giọt mưa’

Đăng lúc: Thứ hai - 07/08/2017 01:00 - Đã xem: 1814
NTN

NTN

971, tạp chí Sáng Tạo của nhà văn Mai Thảo bắt đầu xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo” bất tính đồ trong tình yêu, Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó, lời thơ với ý tưởng và những hình ảnh kỳ lạ, hư hư thật thật, những thú nhận ngông cuồng nhưng cũng rất nồng nhiệt, đã đi vào nhạc của Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Anh Bằng, trở thành một hiện tượng trong làng thơ và nhạc Việt Nam thời kỳ bấy giờ.
 
Chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
Chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên

Chúng ta cùng đến với những câu chuyện kể về cuộc đời Nguyễn Tất Nhiên từ những người bạn gần gũi trong cuộc đời ông, những bài tình ca được phổ từ thơ của ông đã đi vào trái tim người nghe qua nhiều thập kỷ.

“Tay ta từng ngón tay

Vuốt lưng em tóc dài

Những trưa ngồi quán vắng

Chia nhau tình phôi thai

Xa nhau mà không hay

Hỡi em cười vô tội

Ðeo thánh giá huy hoàng

Hỡi ta nhiều sám hối

Tính nết vẫn hoang đàng!” (trích bài thơ Em hiền như Ma soeur)

Nguyễn Tất Nhiên rất trong sáng. Chưa bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên có 1 điều gì tính toán trong cuộc đời này hết.
- Nhà báo Đinh Quang Anh Thái

Những năm 70, Sài Gòn xuất hiện và truyền cho nhau những vần thơ tình của một người ký tên Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó thì những vần thơ ấy được thổi vào thêm những giai điệu slowrock nhẹ nhàng, trở thành những bản tình ca nổi tiếng.

“Những bài đó được viết vào khoảng thập niên 1971, 1972. Sài Gòn lúc đó ai cũng biết những bài thơ đó. Có lẽ nhờ Phạm Duy phổ nhạc nên những bài thơ đó được phổ biến một cách rộng rãi hơn.”

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, nhớ về người bạn mà ông gọi rằng “bạn từ thưở hàn vi ở Sài Gòn trước 1975”.

Có thể nói cho đến bây giờ, hiếm có ai dành cho người yêu của mình những tên gọi đẹp, thánh thiện như Nguyễn Tất Nhiên đã từng. Đặc biệt cái đẹp và sự thánh thiện ấy càng được tôn vinh hơn gấp vạn lần hình ảnh ông dùng khi ông so sánh với chính mình là một “người bệnh hoạn”, một “kẻ nhiều sám hối”, một “tên vô đạo”.

Nguyễn Tất Nhiên là ai?

Nếu nói theo ngôn ngữ thi ca, thì Nguyễn Tất Nhiên sinh ra là để làm thơ. Mà phàm là nhà thơ thì cuộc sống không như cuộc sống của những người bình thường, huống chi, đó lại là Nguyễn Tất Nhiên, một người đến với cuộc đời này là một nhà thơ và đi ra khỏi cuộc đời này cũng là một nhà thơ.

“Nguyễn Tất Nhiên rất trong sáng. Chưa bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên có 1 điều gì tính toán trong cuộc đời này hết. Chơi với bạn bè 1 cách chân tình.”

Vì sự hồn nhiên đó mà âm thanh và màu sắc trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng rất trong sáng. Ông thà là một giọt mưa để được rơi chạm vào mặt người thương, cho dù ông biết giọt mưa ấy rồi sẽ vỡ loang.

“Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá

Thà như giọt mưa khô trên tượng đá

Thà như mưa gió đến ôm tượng đá

Có còn hơn không, có còn hơn không

Có còn hơn không, có còn hơn không…” (Thà như giọt mưa)

Cũng vì sự hồn nhiên đó mà chúng ta sẽ thấy một lần ông đã từng “chia nhau tình phôi thai” với “em hiền như ma soeur” thì một linh mục trong tâm hồn ông cũng sẵn sàng biến người tình thành ác quỷ khi người tình bỏ ông đi.

 

thien-tai-large.jpg
Bìa trước và bìa sau tập thơ Thiên tai của Nguyễn Tất Nhiên. Courtesy of ngo-quyen.org Courtesy of ngo-quyen.org

 

“Mất vì tin tín đồ là người tình

Có ngờ đâu người tình là ác quỷ

Ác quỷ đầy quyền năng

Giam tôi trong tín đồ

Tín đồ là người tình

 

Người tình bỏ tôi đi

Thiêu hủy lòng tin si

Người tình bỏ tôi đi

Thiêu hủy lời kinh xưa

Người tình bỏ tôi đi

Giáo đường buồn lê thê

Lời chia xa...” (Vì tôi là linh mục)

Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Tất Nhiên giản dị, đôi khi giản dị đến cay nghiệt, không màu mè. Những vần thơ thể hiện một tâm hồn với suy nghĩ không có gì quan trọng trong cuộc sống này, một người sống rất tự nhiên như cây cỏ.

Thánh thiện cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Cay nghiệt cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Hồn nhiên cũng là Nguyễn Tất Nhiên. Và thất chí cũng là Nguyễn Tất Nhiên.

Kẻ sĩ hồn nhiên

“Anh biết tất cả mọi chuyện, anh cũng biết anh thất chí, anh biết hết. Anh biết, anh chấp nhận và anh chịu đựng. Thành ra trong sự chấp nhận ấy dĩ nhiên có cái cay đắng và cái bất ưng.”

Nữ ca sĩ Lê Uyên, một trong những người trong giới văn nghệ sĩ đã ở bên cạnh, giúp đỡ Nguyễn Tất Nhiên vào năm 1991, lúc ông khó khăn nhất, một năm trước khi Nguyễn Tất Nhiên xếp bút giã từ thơ nghiệp, nhớ về một tài năng mà bà quí mến:

“Cách sống của Nguyễn Tất Nhiên tôi thấy khá giống Bùi Giáng, tinh thần không bao giờ thực tế, lúc nào cũng ở trên mây, mà ý nghĩ trong đầu thì lúc nào cũng đẹp. Có lẽ là đời sống thực không được đẹp như thế nên đã sáng tác những điều đó để phản ánh phần nào ước mơ của mình.”

Cái đẹp trong suy nghĩ của Nguyễn Tất Nhiên là những niềm vui của giây phút thực tại, không toan tính không cần biết trước ngày mai sẽ ra sao.

“Khi ông cụ thân sinh ra Nguyễn Tất Nhiên may cho anh một cái quần mới, vì hình ảnh của Nguyễn Tất Nhiên là một cái quần ống cao ống thấp. Anh để cái quần đó trên cái baga xe đạp cột lại đi xe lửa từ Biên Hòa lên Sài Gòn kiếm bạn bè, và bảo thôi đi bán cái quần này rồi đi kiếm món nào ăn cho vui.”

Cái thất chí, bất ưng trong cuộc sống của Nguyễn Tất Nhiên được ông che lấp bằng chính sự hồn nhiên của mình. Có thể hiểu đó là sự hồn nhiên của một tâm hồn luôn trong trạng thái đi mưu cầu cái đẹp và sự hoàn hảo trong cõi đời của chính họ.

Tiếc thay, Nguyễn Tất Nhiên không tìm thấy những gì ông mong muốn. Những lúc cuối đời, ông muốn tất cả mọi nỗi khổ đau của mình biến mất, nhưng không thể, để rồi phải có những vần thơ:

Tôi hô biến cái tôi buồn

Tôi hô biến nỗi thuồng luồng đời tôi

Tôi hô biến vợ

Tôi hô biến con

Tôi hô biến nỗi đói

Tôi hô biến nỗi buồn

Và câu cuối cùng là

Tôi hô cái nào, biến cái nào thì nó hiện lên cái đó.

Phạm Duy từng viết trong tuỳ bút của ông rằng:

Cách sống của Nguyễn Tất Nhiên tôi thấy khá giống Bùi Giáng, tinh thần không bao giờ thực tế, lúc nào cũng ở trên mây, mà ý nghĩ trong đầu thì lúc nào cũng đẹp. 
- Nữ ca sĩ Lê Uyên

“Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng, và Nguyễn Tất Nhiên… Cả  ba vị đều đã  từng là thượng khách của Dưỡng trí Viện Biên Hòa, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó.”

Nguyễn Tất Nhiên có điên không? Có điên không mà một người sống giữa bè bạn đó, giữa lòng xã hội đó, nhưng đầu óc luôn bị ám ảnh bởi thơ ca và những tiếng gọi từ muôn trùng kiếp nào khác.

“Người từ trăm năm

Về qua sông rộng

Ta ngoắc mòn tay

Trùng trùng gió lộng…” (Thà như giọt mưa)

“Tôi đã gặp Nguyễn Tất Nhiên nhiều vào những ngày cuối đời của ảnh, thì có những lúc hai tên ngồi với nhau, Nguyết Tất Nhiên bảo tôi đuổi bà bán hàng đi chỗ khác đi vì bà cứ rao hàng hoài khó chịu quá. Nhưng lúc đó chúng tôi ngồi ở 1 căn nhà rất yên tĩnh. Tôi biết lúc đó trong đầu Nguyễn Tất Nhiên đã có những âm thanh hình ảnh cho thấy là tâm trí ảnh không bình thường.”

Cái chết đã hiện diện trong tâm tưởng của Nguyễn Tất Nhiên từ những năm tháng tuổi trẻ, khi ông 16, 17 tuổi. Để cuối cùng chính những câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã vận vào cuộc đời ông:

“Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ

Phải ê chề cho tóc bạc với thời gian

Phải đau theo từng hớp rượu tàn

Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định…”

“Tôi nhớ Nguyễn Tất Nhiên đã nói nhiều lần ý định muốn tự tử. Bạn bè thân thì cứ nghĩ Nguyễn Tất Nhiên nói đùa. Một tuần lễ trước khi Nguyễn Tất Nhiên chọn con đường ra đi từ một ngôi chùa ở Quận Cam California thì tôi có ngồi với Nguyễn Tất Nhiên trước cửa toà báo Người Việt. Tôi nhớ đó là bữa cơm đón nhà báo Ngô Nhân Dụng, tôi có nói Nguyễn Tất Nhiên thôi đi vô kiếm cái gì ăn đi. Anh nói rằng 1 thằng sắp chết thì không có ăn. Tôi nghe câu đó hoài nên cứ nghĩ đó là câu nói đùa. Tôi nói thôi không ăn thì hút với nhau điếu thuốc lá. Anh nói 1 thằng sắp chết thì không hút thuốc lá. Như thế, một tuần lễ sau thì được tin anh tự tử chết.”

Nguyễn Tất Nhiên đã chọn một nơi chốn khác để tiếp tục thả rong sự hồn nhiên của mình. Có thể nơi đó ông không cần phải hô biến đi cái buồn đã từng ngự trị trong ông, không phải nghe những tiếng ồn ào vọng về từ một tâm thức nào đó. Nơi ấy, ông sẽ được hồn nhiên làm tên vô đạo, hay hoá thành giọt mưa rơi phủ trên cây thánh giá huy hoàng.

Cát Linh, phóng viên RFA



Nguồn tin: ST
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Cuộc sống đối lập của nghệ sĩ Việt được phong tặng NSƯT định cư nước ngoài

Cùng sang nước ngoài định cư nhưng 2 nghệ sĩ Việt vừa được phong tặng danh hiệu NSƯT lại có cuộc sống đối lập nhau: Người làm việc cật lực, người tận hưởng bên gia đình.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.