\n
17:21 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
hình music online

Tin mới nhất

Đăng Nhập - Đăng Ký

qua tang

> KHÓI LỬA BIÊN THÙY 1 - 07/05/2019 10:32
Chúc vui Xem thêm
Yêu cầu: Trần Minh Thương
Người nhận: Minh Thương

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 68

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 9677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 200841

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12407916

Trang nhất » Tin Tức » Soạn Giả - Đạo diễn

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

Xem tiếp...

CÁI HAY TRONG VỌNG CỔ HÀI CỦA SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU

Đăng lúc: Thứ năm - 19/05/2016 15:13 - Đã xem: 2781
SG Viễn Châu & NS Văn Hường

SG Viễn Châu & NS Văn Hường

Từ cuối những năm 50 cho đến nam 1975, những bài ca vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu qua phần trình bày của danh hài Văn Hường đã đi vào lòng của các tầng lớp nhân dân và nhất là lớp người bình dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Vài nét về soạn giả Viễn Châu: Theo một số tài liệu thì Huỳnh Trí Bá là tên thật của NSƯT Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu.( Nhưng theo hồ sơ công nhận nghệ danh nghệ sĩ nhân dân của Nhà nước phong tặng thì ông tên là Trương Văn Bảy ). Ông sinh ra vào năm 1924 ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong một gia đình có cha là hương cả, từ nhỏ đã mê học đờn tranh, tự mày mò học và nghiên cứu những ngón đờn qua dĩa hát nhựa, qua những đám hát tài tử ở làng quê. Năm 19 tuổi, máu phiêu bạt giang hồ nổi lên, ông xách cây đờn tranh, trốn gia đình mua vé tàu lên Sài Gòn. 

Xem hình


  Trong thời gian ở Sài Gòn, ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với các đoàn hát : Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Đồng thời, ông còn cộng tác với các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969), Hồn nước (1973, của Ngọc Chánh sản xuất băng Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Văn công (1975), hãng băng Sài Gòn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng Đoàn Nghệ thuật 284 lưu diễn ở các nước Tây Âu như : Đức, Bỉ, Pháp, Ý
Do có thành tích biểu diễn đờn tranh và nhiều đóng góp khác trong lĩnh vực cổ nhạc, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” vào năm 1988 và danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân” vào năm 2011. Ngoài danh hiệu này, ông còn được giới mộ điệu suy tôn là “ Vua viết lời ca vọng cổ” và sách Guinnecc công nhận kỷ lục quốc gia. Sự suy tôn này kể cũng không quá đáng. Trong cuộc đời sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 70 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành.

Những cái hay trong bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu:

- Làm nên thương hiệu của một nghệ sĩ: Từ cuối những năm 50 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, những bài ca vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu đã đi vào lòng của các tầng lớp nhân dân và nhất là lớp người bình dân trong xã hội lúc bấy giờ. Cụ thể như : Năm 1960, bài vọng cổ hài đầu tiên của ông Đêm tân hôn ra đời đã làm nên tên tuổi Văn Hường. Đến nay, nhiều người còn nhớ những bài: Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tôi đi làm rể, Ba chàng rể quý, Tư Ếch đi Sài Gòn, Vợ tôi tôi sợ, Văn Hường nể vợ, Tứ đổ tường, Vợ tôi đẹp ác, Văn Hường đi hát, Tư Ếch đi chợ Tết, Tôi thua số đuôi, Tiền bạc bạc tiền, Tào tháo cháy râu, Tại tôi tuổi Sửu, Đời, Tâm sự Văn Hường, Vợ tôi nói tiếng Tây…và đặc biệt là những bài hát nầy thực sự thành công qua sự trình bày của danh hài Văn Hường từ đó khi nói đến Văn Hường là người ta nói đến những bài vọng cổ hài của Soạn giả Viễn Châu và khi nói đến vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu người ta sẽ nghĩ ngay đến Danh hài Văn Hường, ngày nay cũng có nhiều nghệ sĩ khi trình bày những bài hát của soạn giả Viễn Châu những vẫn không lột tả hết cái hài trong bài hát, có thể nói đây là một cái hay của những bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu.

- Hài phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, sâu xa mà không thô tục: Trong những bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu được Danh hài Văn Hường trình bày nó thể hiện được sự phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội như : Tệ nạn cờ bạc (Tứ đổ tường, Tôi thua số đuôi) Lối sống ham sung sướng, lười biếng lao động, đua đòi, giả dối ( Bức thư Tư Ếch, Văn Hường để vợ, Chó mực đầu cáo, Tư Ếch đi chợ Tết, Ba chàng rể quí) Vi phạm luật lệ giao thông ( Văn Hường đi SuzuKi, Tai nạn Honda) Nạn mê tín dị đoan ( Ba ông thầy bói, Gặp bà bóng) Thói đời lừa lộc ( Đời, Tiền bạc bạc tiền) thói trưởng giả học làm sang ( Vợ tôi nói tiếng Tây, Tôi đi hớt tóc, Vợ tôi mê tân nhạc) thói cậy quyền chức ( Thầy cai hảo ngọt ) nạn vợ lớn vợ bé ( Khổ thân già) hay là than thân trách phận ( Tại tôi tuổi Sửu) lối ăn mặc lố lăng áo không ra áo, quần không ra quần của một số chị em và giới nghệ sĩ nữ ( Tư Ếch Ba Râu đi xem hát, Tư Ếch đi chợ Tết)…..

Trong vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu những thói hư tật xấu của xã hội được ông nêu lên rất cụ thể từng vụ việc bằng hình thức sử dụng văn chương bình dân một cách ý nhị, một thứ văn chương gần gũi với đời thường nhằm báo động sự việc xảy ra và phê phán nó nhưng người nghe vẫn cảm thấy vui tai khi người nghệ sĩ cất lên tiếng hát, nó hay ở chỗ là chỉ cần nghe lời hát bao nhiêu sự mệt nhọc, lo buồn trong cuộc sống hình như nó đã tan đi chớ không phải như ngày nay khi xem một số tiểu phẩm gọi là tiểu phẩm hài người xem phải nghe và chứng kiến những màn biểu diễn gượng ép, hay những câu văn, lời nói thô tục ( hoặc có hàm ý thô tục ) mà nhiều nghệ sĩ hài ngày nay thường sử dụng để chọc cười khán giả.

Hài nhưng mang những ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống trong từng bài hát

Trong những bài vọng cổ hài của Viễn Châu viết, chúng ta thấy ngoài mục đích giải trí mà còn có sự phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống và đặc biệt nếu có cái nhìn tốt hơn chúng ta sẽ thấy những bài hát mà ông viết còn có giá trị giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, xã hội như :

Về sự hòa thuận, êm ấm gia đình ông viết : Phu phụ hòa gia đạo thành, phu phụ bất hòa gia đạo tan tành xí quách ( Câu 6 bài Văn Hường để vợ ) Phu phụ thuận hòa gia đạo mới yên (câu 1 bài Vợ tôi tôi sợ)

Về tệ nạn xã hội: Thánh thần nào đâu chỉ cho chúng sanh đánh bạc đánh bài, phải lo làm ăn mới nên ( Câu 5 bài Văn Hường thua số đuôi ) mầy theo chi mấy kẻ lưu manh – mầy không nhớ kẻ đã sanh ra mầy ( Câu 4 bài Bức thư Tư Ếch ) đời cờ bạc có ngày cũng mạt– bạc bài sanh đạo tặc Gia đình nghèo khổ tại ai gây-hay là do tại thằng Tây hai đầu( Phần mở đầu và câu 2 bài Tứ đổ tường) khuyên ai lậm tứ đổ tường-thì nên xa lánh trăm đường nguy nan ( Hai câu kết bài Tứ đổ tường)

Nạn đua xe : Ông nói: mua xe để làm phương tiện di chuyển để đỡ phí sức chớ không nên bắt chước tôi sử dụng hon da để cản trở giao thông………biểu diễn lã lướt tới đâu, không vô bệnh viện cũng chầu Diêm Vương ( Câu 6 bài Tai nạn Hon da ).

Trên đây theo tôi là một số điểm hay của những bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu, nội dung của những bài hát nó không chỉ có giá trị giải trí mà thực tế nó rất có giá trị trong việc hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống; nó sẽ còn giá trị lâu dài trong cuộc sống chúng ta nhất là trong lúc chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”./.


Trần Văn Trân / vnpt-tiengiang 

"Vua" vọng cổ Viễn Châu -   Người khai sinh "tân cổ giao duyên"

Nửa thế kỷ qua, nghệ sĩ Viễn Châu đã sáng tác hơn 50 vở cải lương và 2.000 bài ca vọng cổ. Ông là cây đại thụ hiếm hoi của nền nghệ thuật cổ truyền dân tộc thế kỷ XX còn lại đến hôm nay.

Mặc dù đã có một số lượng tác phẩm đồ sộ như vậy, nhưng đến nay lão nghệ sĩ vẫn không ngừng sáng tác. Ông xuất hiện thường xuyên trong các chương trình cổ nhạc hay làm giám khảo thi tuyển giọng ca cải lương.

NSND Bảy Bá - Viễn Châu.

Nhớ về thời tuổi trẻ, ông cho biết, gia đình chính là chiếc nôi khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho mình: "Cha tôi là hương cả trong, làng, biết Hán văn, lại rất mê cổ nhạc. Anh em chúng tôi vừa lớn lên được ông nội và cha dạy cho Hán văn và khuyến khích chơi nhạc. Tôi rất thích chơi đờn tranh tài tử. Chính nhờ ngón đờn tranh đã nuôi sống tôi trong thời gian đầu lang thang lên Sài Gòn chơi nhạc".

Bên cạnh việc chơi nhạc tài tử khi còn ở quê nhà, Viễn Châu còn tập viết văn, làm thơ. Năm 16 tuổi, lần đầu tiên ông có truyện ngắn Chàng trẻ tuổi và bài thơ Thoi mộng được đăng trên nhật báo Dân mới và Tổng xã báo.

Nghệ sĩ Viễn Châu nhớ lại: "Khi thấy bài mình in trên báo, tôi sướng lắm. Máu nghệ sĩ nổi lên, tôi quyết chí giang hồ, trốn nhà lên Sài Gòn chơi nhạc. Nhưng mới hơn một năm thì anh tôi lên tìm bắt về. Mấy năm sau, tôi mới lên lại Sài Gòn lần thứ hai cùng chơi nhạc với các danh cầm Văn Vĩ, Năm Cơ. Nghệ danh Bảy Bá cũng có từ đó".

Năm 1950, được sự khuyến khích của bậc đàn anh Năm Châu (tức NSND Nguyễn Thành Châu), Viễn Châu đã hoàn thành vở cải lương đầu tay Nát cánh hoa rừng. Ngay sau đó, vở tuồng này được chính nghệ sĩ Năm Châu cho dàn dựng biểu diễn trên sân khấu Việt kịch ở Sài Gòn và gây được tiếng vang.

Từ sự khởi đầu thuận lợi đó, Viễn Châu tiếp tục sáng tác hàng chục vở, tiêu biểu như: Hoa Mộc Lan, Đời cô Nga, Tình mẫu tử, Bông ô môi, Cưới vợ cho vua, Ai điên ai tỉnh, Sau bức màn nhung, Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Hai nụ cười xuân... Thời đó, Viễn Châu còn sáng tác hàng nghìn bản vọng cổ nhưng vẫn không kịp cung ứng cho các hãng, đĩa cổ nhạc. Những bản vọng cổ của ông khi lãng mạn trữ tình, khi bi hùng ai oán: Tình anh bán chiếu, Cô hàng chè tươi, Lá trầu xanh, Lan và Điệp, Gánh nước đêm trăng, Hán Đế biệt Chiêu Quân...

Theo đánh giá của giới nghệ sĩ nếu như bậc tiền bối Cao Văn Lầu có công khai sinh bản vọng cổ thì Viễn Châu lại góp công lớn làm cho nó hay hơn, đẹp hơn, nâng lên một tầm vóc mới.

Giống như sự cách tân trong hội họa hay thi ca, kể từ năm 1964, Viễn Châu đã thổi một luồng sinh khí mới vào làng cổ nhạc khi ông công bố những bản "tân cổ giao duyên" bằng thể nghiệm ghép tân nhạc vào bản vọng cổ truyền thống, làm cho nó phong phú hơn, linh động hơn.


"Tân cổ giao duyên" - cái tên đáng yêu do chính Viễn Châu đặt ra cũng nhanh chóng trở nên quen thuộc với khán thính giả như chính bài ca vọng cổ cách tân đã nhanh chóng được chấp nhận. Sức sống của tân cổ giao duyên trong gần 40 năm qua đủ minh chứng cho sự thành công của soạn giả Viễn Châu.

Nghệ sĩ Viễn Châu tâm sự: "Điều cốt yếu là thời trước anh em chúng tôi sống gắn liền với sân khấu, lấy sân khấu làm nhà, nghệ sĩ với nhau như anh em ruột thịt. Tôi thích cổ nhạc từ nhỏ, ước mơ mang tiếng đờn đi chơi để kết nối tình bạn, chớ không nghĩ nó là nghề sinh kế" .

Ông cũng tỏ ra hết sức lo lắng cho nên âm nhạc cổ truyền dân tộc hiện nay: "Cổ nhạc hiện có nhiều anh em trẻ giỏi, những chơi hơi thiếu cái hồn nhạc. Hình như do cuộc sống xô bồ nên nét nhạc của họ ít truyền cảm đi. Muốn giỏi, người nghệ sĩ cần phải có tâm nhạc".


Khuyết danh

 Tuyết Mai / theo TG

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

QUY DUY TRI TRANG WEB

Share mạng xã hội

Tin ngẫu nhiên

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Sân khấu thiếu vở diễn mang hơi thở thời đại?

Giải thưởng năm 2023 của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã không tìm được giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học

 

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

 

Thù lao diễn viên xiếc vẫn 200.000 đồng/buổi, NSND Phi Vũ chạnh lòng

So với các ngành nghề khác, nghệ sĩ xiếc vẫn đang chịu sự bất cập do chịu sự chi phối của quy định, tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc không vượt quá 200.000 đồng là điều khiến NSND Phi Vũ chạnh lòng.

 

Vì sao NSƯT Trinh Trinh có duyên với vai Bùi Thị Xuân

Trong vở kịch sử Việt "Tình sử Thăng Long" vừa diễn tại Nhà hát Bến Thành, NSƯT Trinh Trinh đã có những lớp diễn đầy cảm xúc với vai Bùi Thị Xuân. Cô tâm sự đó là duyên số gắn kết cô với nhân vật lịch sử này.

 

NSƯT Tú Sương, Trinh Trinh tạo điểm nhấn nổi bật cho vở "Xuân về trên đất Thăng Long"

Giữa những sàn diễn sáng đèn với vở tuồng dựa theo lịch sử Trung Quốc, thì Đồng Ấu Bạch Long dưới sự đầu tư của ông bầu Huỳnh Anh Tuấn đã ra mắt vở sử Việt "Xuân về trên đất Thăng Long" tại Nhà hát Nụ cười (Cung Văn hóa Lao động TP HCM).

 

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của VN: U80 mỗi ngày vẫn dành 4 tiếng học ngoại ngữ

Tiến sĩ cải lương đầu tiên của Việt Nam - Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết, sau khi kết thúc 2 cuộc hôn nhân, bà lựa chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

 

Lệ Thủy, Tú Trinh, Công Ninh yêu bếp cơm chay "Lòng tốt quanh ta"

Các nghệ sĩ tham gia ca cảnh "Lòng tốt quanh ta" đã hẹn một ngày không xa sẽ đến thăm bếp cơm chay 0 đồng của cụ Hồng, cụ My.

 

Nghệ sĩ Ngân Tuấn nâng đỡ con trai cố NSƯT Chiêu Hùng nối nghiệp cha

"Ngũ hổ tướng" của sân khấu cải lương tuồng cổ gồm: Ngân Tuấn, Khánh Tuấn, Chiêu Hùng, Trọng Nghĩa và Chí Linh. Trong số này, chỉ có con trai của cố NSƯT Chiêu Hùng là theo nghề diễn viên.

 

Vì sao Anh Thư từng ngừng diễn xuất?

Mỹ nhân màn ảnh, siêu mẫu Anh Thư tái xuất màn ảnh nhỏ với vai cùng tên trong phim "Hoa vương". Vai diễn mang về cho cô tình yêu thương của khán giả, giúp cô vào tốp 5 vòng bầu chọn Giải Mai Vàng lần thứ 29-2023.

 

30 năm ngọt bùi cùng Bông Lúa Vàng

Bông Lúa Vàng là một giải thưởng danh giá trong làng nghệ thuật cải lương, đến nay đã được 30 năm hoạt động, tuyển chọn không biết bao nhiêu giọng ca hay, đẹp, lạ cho bộ môn cải lương.

 

Cuộc đời thăng trầm của danh ca Mộc Lan

Giữa thập niên năm 1950, tại Sài Gòn, danh ca Mộc Lan cùng với Kim Thước và Châu Hà đã tạo nên những giọng ca vang bóng một thời. Trong đó, nữ danh ca Mộc Lan được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn, nhưng có cuộc đời chìm nổi, truân chuyên nhất.

 

Nghệ sĩ tuồng cổ Xuân Thu qua đời

Bà là con gái út của nghệ nhân Minh Tơ, em ruột của cố NSND Thanh Tòng. Tham gia đoàn đồng ấu Minh Tơ từ nhỏ, bà là cô đào đa dạng, diễn nhiều loại vai trên sân khấu tuồng cổ.

 

Đạo diễn Hoàng Nhật Nam: Nên rà soát để các cuộc thi hoa hậu uy tín, nghiêm túc

Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam ngày 22-12, đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ rằng ông và các cộng sự ở Công ty Sen Vàng "lỗ tiền bạc nhưng lời văn hóa".

 

Đan Trường bất ngờ xuất hiện trong phim Tết 2024

Trailer mới nhất của Gặp lại chị bầu hé lộ sự góp mặt của ca sĩ Đan Trường; Khả Như không sợ bị so sánh với bạn diễn; Á quân Ca sĩ mặt nạ hát nhạc phim Yêu trước ngày cưới; Bùi Lan Hương tiếp tục có duyên với nhạc phim… là những tin tức điện ảnh mới nhất, nổi bật.

 

Bí quyết "trẻ mãi không già" của vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong - ca sĩ Khánh Hà

Dù đã bước vào độ tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ca sĩ Khánh Hà, vợ nhạc sĩ Tô Chấn Phong, vẫn khiến khán giả "ngất ngây" bởi diện mạo trẻ hơn tuổi như "cải lão hoàn đồng".