16:25 PDT Thứ sáu, 31/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 308

Máy chủ tìm kiếm : 17

Khách viếng thăm : 291


Hôm nayHôm nay : 39853

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1917043

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78952136

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Sân Khấu Hát Tiều, Hát Quảng ở Sài Gòn

Đăng lúc: Thứ ba - 06/11/2012 14:31 - Đã xem: 7112



Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi tôi viết Hồi Ký Sân Khấu và những vấn đề liên quan đến kỹ thuật ca, diễn, dàn nhạc của sân khấu cải lương tuồng Tàu, cải lương pha hát Quảng, cải lương Hồ Quảng, tôi nhiều lần về Việt Nam tìm tài liệu, phỏng vấn các nghệ sĩ bậc thầy Phùng Há, Thành Tôn, Mười Vàng, Đinh Bằng Phi và các nghệ nhân người Hoa: ông Dương Tỷ đạo diễn, ông Hà Cẩm Đường, trưởng đoàn và anh Lâm Chấn Oai kép chánh đoàn ca kịch Thống Nhất Triều Quảng ở quận 5 Sài Gòn.

Cố nghệ sĩ Phùng Há nhắc chuyện khi bà lập đoàn hát Phụng Hảo ở Cầu Ngang Trà Vinh, bà đã đi Hồng Kông mua trang phục đào, kép (mãng bào, áo giáp, hia, mão) của một đoàn hát Quảng ở Hồng Kông, bà rước một nhạc sĩ và một nghệ sĩ tài danh của đoàn hát Quốc Lập Hý Kịch Trung Quốc về Việt Nam để dạy cho bà và các nghệ sĩ trong đoàn Phụng Hảo học kỹ thuật ca, múa theo Hý Khúc Trung Hoa. Mỗi sáng vào giờ tập tuồng, hai ông thầy Tàu dạy nghệ thuật hát Quảng từ việc dạy động tác vũ đạo về diễn xuất đến việc phối hợp với tiết tấu âm nhạc, tiếng trống, tiếng thanh la và bộ gõ. Có thể nói tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng mõ điểm theo tạo nên khí thế sôi động, làm nền cho diễn viên biểu diễn một cách rất tinh tế đến độ diễn viên chớp mắt, đảo con ngươi, ngón tay run rẩy đều theo nhịp trống và mõ điểm.

Tuy học diễn xuất theo tiết tấu của dàn nhạc hát Quảng nhưng khi ông thầy Tàu trở về Hồng Kông thì bà Phùng Há và các nghệ sĩ tài danh của đoàn Phụng Hảo đem đối chiếu lối hát Quảng vừa học được với kỹ thuật Hát Bội của Việt Nam để tìm ra một hình thức diễn xuất phù hợp với nghệ thuật sân khấu Việt Nam và phù hợp với câu chuyện tuồng Việt Nam. Những bài ca theo điệu hát Quảng như: Xách Xủi, Mành Bản, Dùi Thấu, Bạc Cấm Lùn, Dì Phảnh, Soái Phỉ được thay bằng các bài cổ nhạc Việt Nam nhưng dàn nhạc có khi trình tấu vẫn chen thêm hơi Quảng như các bài Tây Thi Quảng, Xang Xừ Líu, có đệm theo tiếng mõ gõ nhịp nhồi ở cuối câu ca. Một năm sau, bà Phùng Há cho cải tiến dàn cổ nhạc, sử dụng các nhạc khí Kìm, Cò, Gáo, Tranh và loại bỏ Kèn lá, Mõ, Thanh la, Não bạt và Trống như đã từng dùng khi Đoàn hát Phụng Hảo mới thành lập và hát tuồng Tàu theo lối Quảng.

Nghệ sĩ Thành Tôn (mất ngày 8 tháng 11 năm 1997) nói: “Nghệ thuật hát cải lương là luôn luôn cải tiến nghề hát cho hay hơn, phù hợp hơn với cảm quan của khán giả. Tuy mình chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa và nghệ thuật Tàu nhưng mình biết sửa đổi cho phù hợp với cảm quan của người Việt Nam thì nghề hát của mình vẫn phát triển. Anh Nguyễn Phương cứ xem các đoàn hát Quảng, hát Tiều đến hát ở Sài Gòn trong đầu thập niên 50, anh sẽ thấy mình học của Tàu nhưng không lai Tàu”. Tôi biết đoàn ca kịch Thống Nhất Triều Quảng ở quận 5 (thành lập sau năm 1975) có nghệ sĩ lão thành đã từng hát cho các đoàn hát Tiều trong đầu thập niên 50, nay vẫn còn ở Việt Nam và được tôn là đạo diễn để dạy nghề cho các nghệ sĩ trẻ người Hoa, nên tôi vào Chợ Lớn tìm gặp ông nghệ nhân Tàu tên là Dương Tỷ và anh trưởng đoàn hát Tiều Quảng Hà Cẩm Đường. Tiểu sử của ông Dương Tỷ cho chúng ta biết cuộc sống và cách hành nghề của các diễn viên hát Tiều cách nay hơn 90 năm.

Lão nghệ sĩ Dương Tỷ 70 tuổi (tính đến năm 1980) có trên 60 năm tuổi nghề, vẫn còn đứng trên sân khấu hát và góp phần đào tạo các diễn viên trẻ của đoàn Ca Kịch Thống Nhất Triều Quảng ở quận 5. Khi được hỏi ông vào nghề hát như thế nào? Ông ngậm ngùi kể lại: “Là con một gia đình nghèo túng, đói khổ, Dương Tỷ lúc lên 9 tuổi đã chịu chung số phận hẩm hiu của những đứa trẻ con bất hạnh. Cha mẹ đã bán Tỷ cho một gánh hát Tiều trong kỳ hạn 8 năm. Vào gánh hát, Tỷ như một đứa nô lệ, bị đặt quyền sống chết của mình vào tay ông chủ. Ngay những ngày đầu mới vào gánh hát, từ tảng sáng sớm đã bị đánh thức dậy, cùng các bạn trẻ khác trong gánh hát làm việc quét tước dọn dẹp sân khấu, sân bãi, rồi tập võ, tập nhào lộn, đến 10 giờ sáng mỗi đứa được một bát cháo trắng, khi thì được ăn với nửa cái hột vịt muối, khi thì được phát một thẻ đường tán. Sau đó học ca, học hát, nếu chậm trễ hay không thuộc bài hát, ca không rành thì bị ông thầy dùng roi mây đánh. Có khi bị bắt nhịn đói. Vào gánh hát được 3 tháng, Tỷ phải theo gánh sang Việt Nam lưu diễn. Thân hình thấp nhỏ, Tỷ chuyên diễn vai hề, được khán giả khen, tặng cho biệt hiệu Hề con. Trong thời gian mới đầu học hát, những lần biểu diễn võ thuật, vì yếu sức, thiếu ăn, Tỷ không diễn được hay, thường bị đòn bọng, bị cúp phần cơm, áo quần rách cũng không được bầu chủ cấp phát, thường phải chịu lạnh rét khi gặp mùa đông. Tỷ cố gắng không ngừng trong việc làm trò hề, tạo hứng cho bạn diễn và được khán giả khen. Có lần Tỷ được một một bà khán giả thảy lên sân khấu thưởng cho chú Tỷ Hề con hai đồng bạc. Các kép hát Tiều đều là những trẻ bị bán cho bầu chủ rồi nên hát không được phát lương, khán giả thưởng tiền không được hưởng, Tỷ lượm hai đồng bạc, kẹp giữa hai bàn tay chấp lại, quỳ dâng cho ông thầy. Ông thầy đây là chủ gánh hát, ông cũng là chủ của bầy nô lệ mà ông đã bỏ tiền ra mua nên ông tự cho là ông có quyền hưởng số tiền thưởng đó. Ông nhận hai đồng bạc rồi còn quất mấy roi vô lưng của Tỷ gọi là có bị đòn bọng thì hát mới hay. Đến năm 17 tuổi, hết hạn bán mình, cũng vừa lúc bước vào tuổi thanh niên, giọng hát không còn trong trẻo nữa, Dương Tỷ bị bầu chủ đuổi ra khỏi đoàn hát mà không cho đủ tiền để trở về Tàu, Tỷ đành định cư ở lại Việt Nam và tiếp tục tìm gánh hát để mưu sinh. Ông Dương Tỷ gia nhập gánh hát thùng đen mang tên gánh hát Lão Bửu Lai Xuân, diễn thường trực tại rạp hát Đại Quang Chợ Lớn đường Tổng Đốc Phương. Sau đó gánh hát thùng đen Lão Bửu Lai Xuân rã, ông Dương Tỷ sang gánh hát thùng đỏ tức là đoàn Lão Mai Chánh của bầu gánh kiêm nghệ sĩ Mai Sinh. Lại rã gánh, ông Dương Tỷ đầu quân cho đoàn Tần Nhất Chi Hương. Thời kỳ sau chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhiều gánh hát đại ban bên Hồng Kông, Thượng Hải qua Chợ Lớn, Sài Gòn hát, thu hút đông đảo khán giả nên các đoàn hát Tiều Quảng thành lập tại Chợ Lớn mất khán giả, phải rã gánh. Ông Dương Tỷ chuyển nghề nấu tàu hủ, sương sáo gánh di bán khắp các vùng Chợ Lớn để nuôi thân. Đến khi các nhạc xã thành lập, Dương Tỷ gia nhập Nhạc Xã Ỷ Vân, ban ngày đi bán sương sáo dạo, ban đêm hát để kiếm thêm tiền độ nhật. Sau năm 1975, khi các nhạc xã giải tán, hai đoàn hát Tiều và Hát Quảng được tổ chức thành đoàn ca kịch Thống Nhất Triều Quảng ở quận 5, ông Dương Tỷ được mời làm đạo diễn để đào tạo các diễn viên trẻ người Hoa. Ông Dương Tỷ là hình ảnh tiêu biểu minh họa một cách chính xác nhất về cuộc sống thực của người diễn viên hát Tiều trong quá khứ. Qua lời kể của trưởng đoàn Hà Cẩm Đường và ông Dương Tỷ, trước năm 1975, Cộng đồng người Hoa nói tiếng Quảng Đông, Triều Châu ở Việt Nam đông đảo nhứt, sau đó là những người Hoa nói tiếng Hải Nam, Phước Kiến, Hẹ... nên các Bang Hội người Hoa mời nhiều đoàn hát Tiều, Quảng từ Hồng Kông, Thượng Hải, Bắc Kinh qua Việt Nam biểu diễn. Cũng nên biết Trung Quốc có ba dòng kịch chính, phong cách trình diễn, điệu bộ, hóa trang tương đối giống nhau nhưng tiếng nói và giọng hát hoàn toàn khác vì khác địa phương: 1- Kinh Kịch (hay Bình Kịch) loại sân khấu của Bắc kinh, hát tiếng Quan Thoại (nay là phổ thông ngữ). 2- Việt Kịch, loại sân khấu của nước Việt xưa gồm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, hát tiếng Quảng, hai tỉnh Triết Giang và Thượng Hải, hát tiếng Thượng Hải. 3- Triều Kịch, sân khấu của Triều Châu, hát tiếng Tiều.

Kinh Kịch: Còn được gọi là Bình Kịch, một loại hình nghệ thuật sân khấu hát cho Vua Chúa Trung Quốc cổ xưa trong các hoàng thành, cấm cung. Hát bằng tiếng Quan Thoại (nay gọi là tiếng Phổ thông). Kinh Kịch được coi là Quốc Kịch, niềm tự hào của sân khấu Trung Quốc. Tại Bắc Kinh và Đài Bắc có trường đào tạo nghệ sĩ Kinh Kịch, số học viên tốt nghiệp không đủ cung ứng cho các đoàn hát Kinh Kịch ở Trung Quốc.

Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Miền Nam Việt Nam, đa số Hoa Kiều là người Quảng Đông và Triều Châu, họ không thích xem Kinh Kịch vì không nghe được tiếng Quan Thoại. Số thanh niên có học cũng không thích vì Kinh Kịch được sáng tác với lời thoại theo lối văn cổ phong, diễn xuất ước lệ, tượng trưng giống như loại hình Hát Bội của Việt Nam, âm nhạc quá ồn ào, tiết tấu kịch lại quá chậm. Suốt nửa thế kỷ 20, không có đoàn Kinh Kịch nào biểu diễn ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang.

Năm 1956, một đoàn Kinh Kịch của chánh phủ Đài Loan sang diễn ở Châu Âu (Ái Nhĩ Lan, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi) với một vở tuồng duy nhứt tựa đề Lương Hồng Ngọc. Kịch bản này rút trong truyện Nhạc Phi thời nhà Tống đánh quân Kim, mang tính nghệ thuật cao, đã được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt với những diễn viên tài danh như các nữ nghệ sĩ Từ Lộ, Nữu Phương Vũ, Cố Ái Liên... và các nam nghệ sĩ Mã Vĩnh Tường, Tôn Nguyên Pha, Trương Phú Xuân. Có hai diễn viên trẻ rất xuât sắc: Trần Ngọc Hiệp 16 tuổi (nữ) và Trịnh Khắc Mỹ 15 tuổi (nam).

Khán giả Âu Châu thán phục kỹ thuật tạo hình tượng trưng ước lệ: lớp múa lụa dâng rượu, lớp các vũ sinh múa thương trong vườn, lớp mã đồng bắt ngựa, dẫn ngựa lên núi xuống triền, ngựa trợt chân, sải nhanh, gò cương, cất vó đã được các diễn viên diễn xuất thần. Vở tuồng này được quay thành phim và gởi chiếu nhiều nơi trên thế giới. Tại Chợ Lớn phim này được chiếu vào hai năm 1959-1960 , phim hát tiếng Quan Thoại, phụ đề chữ Hán, Anh, Việt.

Năm 1950 , tại Chợ Lớn có chiếu phim Kinh Kịch nhan đề Sinh Tử Hận, diễn viên chánh là nghệ sĩ kỳ tài Mai Lan Phương.

Năm 1956, đoàn Kinh Kịch Nhật Nguyệt Tinh từ Hồng Kông qua diễn các tuồng Đậu Nga Oan, Tề Thiên Đại Náo Thiên Cung, Đông Du Bát Tiên, Thanh Xà Bạch Xà, Huê Dung Đạo, Phụng Nghi Đình, Kinh Kha Tráng Sĩ. Các nghệ sĩ được tiếp đón nồng nhiệt khi họ vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất và được khán giả nhiệt liệt tán thưởng trong những đêm hát ở rạp Đại Quang (Chợ Lớn). Các nghệ sĩ được ái mộ nhất có: Mã Sư Tăng, Tân Cam Đa, Lư Hải Thiên, Tiết Quách Tiên, Hồng Tuyến Nữ, Đàm Tư Chân, Bạch Quyến Nương, Vương Trung Hòa... Hai nghệ sĩ Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến Nữ được Hội Tương Tế Ái Hữu Nghệ Sĩ Việt Nam mời thăm viếng và giao lưu văn nghệ giữa nghệ sĩ Trung Hoa và nghệ sĩ Việt Nam tại nhà Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở số 133 đường Cô Bắc Quận Nhứt Sài Gòn.

Năm 1960, Hội Thể Dục Lệ Chi của người Phước Kiến lập một đội Kinh Kịch do một số nghệ nhân lão thành đứng ra điều hành và đào tạo diễn viên trẻ. Đoàn này không diễn thường xuyên.

Vào đầu năm 1974, đoàn Kinh Kịch của Đài Loan trình diễn một tháng tại Chợ Lớn. Đây là đoàn Kịch lớn của chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, mang bảng hiệu Quốc Lập Phục Hưng Hý Kịch với trên 60 thành viên (Ban Giám Hiệu, nghệ nhân truyền nghề, nhạc sĩ, diễn viên trẻ). Đoàn diễn tại rạp Đại Quang đường Tổng Đốc Phương với chương trình tuồng như: Phụng Nghi Đình, Tinh Trung Báo Quốc, Bạch Xà Nương, Lý Thiên Vương nã tróc Tề Vương, Trương Phi Thủ Cổ Thành, Hoa Mộc Lan...

Các đoàn hát Kinh Kịch từ Hồng Kông, Thượng Hải qua Việt Nam diễn, khi hết hợp đồng với các Bang chủ mua dàn, các nghệ sĩ bán lại các y phục, mũ mãng cho các nghệ sĩ nghiệp dư người Hoa ở Chợ Lớn. Nghệ sĩ Việt Nam, các đoàn Phụng Hảo, Minh Tơ, Khánh Hồng, Tấn Thành Ban Cầu Muối mua được một số các bộ giáp rất đẹp.

Từ năm 1965, các Bang Phúc Kiến, Quảng Đông, Sùng Chính thành lập các Hội Thể Thao, các Ban hát Quảng, hát Tiều nghiệp dư, Hội quán Tinh Võ, Hội Quán Tuệ Thành, Tô Kịch Quan được các nhà giàu, thương buôn, các nhà xuất nhập cảng 18 thứ hàng hóa đứng ra quyên góp, làm Mạnh Thường Quân giúp cho các đoàn hát Tiều, hát Quảng và các nhạc xã hoạt động thường xuyên. Các kỳ cúng ông Bổn, cúng vía Quan Đế Thánh Quân, các Ban Hát Tiều, hát Quảng dựng sân khấu ngoài trời ở sân Tinh Võ, sân Hội quán Tuệ Thành, sân thể thao trong Trường Trung Học Phước Kiến ở đường Khổng Tử Chợ Lớn để hát thí ba ngày ba đêm cho đồng bào người Hoa xem nhân dịp đến Chùa cúng ông Bổn.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả các đoàn hát Tiều, hát Quảng, Nhạc Xã bị giải tán. Đến đầu năm 1976, cán bộ Huê Kiều Vụ Lâm Am được Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố trao cho nhiệm vụ quy tụ các nghệ sĩ các Ban hát Tiều, Quảng và Nhạc Xã cũ để lập thành đoàn ca kịch Thống Nhất Tiều Quảng ở quận 5. Đoàn ca kịch Thống Nhất được tổ chức theo dạng đoàn hát tập thể do cán bộ Huê Kiều Vụ Lâm Am làm trưởng đoàn, cô Yé Yé Thương Muộn (con của nhà sư cách mạng Xích Liên) làm phó đoàn. Đoàn hát Thống Nhất Tiều Quảng có 30 diễn viên gồm có nghệ nhân truyền nghề Dương Tỷ, Huỳnh Khắc Minh, các nghệ sĩ Liên Gia Ngọc, Đào Chí Hoa, Tích Tô Hòa, Liên Cẩm Hồng, Lâm Chấn Oai, Dương Bội Thuyền, Lệ Chi, hề Lâm Oanh.

(còn tiếp)

Nguyễn Phương, 2012

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: SG Nguyễn Phương - TBO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.