Đang truy cập : 262
•Máy chủ tìm kiếm : 21
•Khách viếng thăm : 241
Hôm nay : 23816
Tháng hiện tại : 2198534
Tổng lượt truy cập : 88505135
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
nữ nghệ sĩ Diệu Hiền
Tự ái vì câu: “Sao mà cải lương quá!”
Nếu ai đã từng sống ở miền Tây vào những thập niên 80 – 90, chắc chắn không thể nào quên: Vào mỗi thứ bảy hàng tuần, những nông dân tranh thủ rời ruộng đồng, trở về nhà sớm, cơm nước, tắm rữa, háo hức chuẩn bị xem chương trình cải lương trên đài truyền hình Cần Thơ. Thời điểm này, những thôn quê miền Tây chưa có điện. Vài chục nóc nhà, có khi xa hàng cây số, mới có một nhà có chiếc “truyền hình” trắng đen (người miền Tây không gọi là tivi mà gọi là “cái truyền hình”) chạy bằng bình ắc quy, chỉ nhà nào khá giả lắm mới sắm được. Ăng – ten thu sóng đơn giản treo trên một sào tre. Đài truyền hình những ngày đó ít, khu vực miền Tây chỉ “bắt” sóng được đài Cần Thơ và đài TPHCM. Các đài này cũng chỉ phát sóng từ lúc 18 giờ, chứ không suốt ngày như hiện nay.
Trời chạng vạng, những gia đình không có tivi, lục tục tay cầm bó lá dừa (làm đuốc đốt, rọi đường về lúc vãn tuồng), bơi xuồng hay lội bộ, tới xem “ké” TV ở những nhà có điều kiện sắm vật dụng “mắc mỏ” này.
Trên một khoảng sân rộng, hàng chục con người ngồi trên chiếu, dán mắt vào màn hình trắng đen nhỏ xíu, xem những nghệ sĩ: Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Vương, Thanh Kim Huệ…. Qua các vở tuồng: Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Ngao sò ốc hến…
Người miền Tây hiếu khách, chủ nhà rất cởi mở, bắt ghế cho những hàng xóm của mình ngồi xem thoải mái, ít khi mặt mày “sưng sỉa”, tỏ vẻ khó chịu. Cũng có chuyện khôi hài: Nhà nào có Tivi, ích kỷ đóng cửa xem một mình, sáng thức dậy, sẽ thấy trong lu nước đặt trước cửa nhà bị quăng…phân hay đồ dơ vào, cho chừa cái tật!
Trong buổi trưa hè nắng oi ả, không gian cây trái yên bình, nghe văng vẳng giọng ca mùi mẫn của NSND Út Trà Ôn bài Tình Anh Bán Chiếu (soạn giả Viễn Châu – PV): “Ghe chiếu Cà Mau đã cặm sào trên dòng sông Ngã Bảy, cô gái năm xưa sao không thấy ra chào…”, một cảm giác thi vị đến nao lòng.
Câu ca ấy phát ra từ chiếc radio ở nhà ông Tám, trôi theo con nước lớn, mênh mang, mênh mang… Một tiếng gà trưa, một tiếng chim hót, một câu ca vọng cổ…. đã ngấm sâu vào máu thịt của từng người miền Tây Nam Bộ.
NSƯT Lệ Thuỷ, với làn hơi dài mượt mà, giọng ca chân chất làm say lòng khán giả
Đó là thời hoàng kim của cải lương, đến nỗi dân miền Tây mỗi khi chờ đợi một người nào, hay trông ngóng điều gì, sẽ nói một thành ngữ quen thuộc: “Mút mùa Lệ Thủy”, ý nói sự chờ đợi với thời gian lâu, dài thậm thược như hơi vọng cổ của nữ nghệ sĩ Lệ Thủy!
Bây giờ, khu vực miền Tây có thể bắt sóng được hơn 20 đài, tỉnh nào cũng có ít nhất một kênh truyền hình, với nhiều chương trình phong phú, cải lương đã không còn là chương trình giải trí được mong đợi duy nhất. Miền Tây sông nước là cái nôi của cải lương nhưng giới trẻ cũng đã phần nào “lơ là”, chỉ còn co cụm lại ở một số ít người lớn tuổi, trung niên.
Các khu đô thị lớn, như TP. HCM chẳng hạn, cuộc sống năng động và hiện đại, cải lương như một anh nông dân ngơ ngác lạc giữa phố thị, bị các show ca nhạc, truyền hình cáp, quán bar… cạnh tranh gay gắt. Hàng tháng, trong ngày rằm, chương trình trực tiếp Vầngtrăng cổ nhạc của HTV, lúc màn hình chiếu khu vực khán giả, không cần chú ý, cũng dễ dàng nhận thấy đa số những người đang theo dõi chương trình là những người lớn tuổi, điều đó cho thấy bộ môn nghệ thuật này không còn nội lực hút khán giả trẻ nhiều lắm!
Ca sĩ trẻ Đình Trí, con trai của NSƯT Lệ Thủy nói: “Vẫn còn nhiều bạn trẻ yêu thích cải lương nhưng không hiểu sao các bạn ít khi chịu nhận. Có nhiều bạn trẻ có suy nghĩ cải lương là nhà quê, là “sến”, không biết rằng đó là một bộ môn nghệ thuật, tinh hoa của dân tộc.Có lần đi chơi, tôi vô tình nghe một người bạn thân nói đùa: Sao mày cải lương quá! – Tôi đã chỉnh ngay: Hiểu thế nào về hai từ cải lương, mà dám nói một câu
NSƯT Lệ Thuỷ, với làn hơi dài mượt mà, giọng ca chân chất làm say lòng khán giả
Đó là thời hoàng kim của cải lương, đến nỗi dân miền Tây mỗi khi chờ đợi một người nào, hay trông ngóng điều gì, sẽ nói một thành ngữ quen thuộc: “Mút mùa Lệ Thủy”, ý nói sự chờ đợi với thời gian lâu, dài thậm thược như hơi vọng cổ của nữ nghệ sĩ Lệ Thủy!
Bây giờ, khu vực miền Tây có thể bắt sóng được hơn 20 đài, tỉnh nào cũng có ít nhất một kênh truyền hình, với nhiều chương trình phong phú, cải lương đã không còn là chương trình giải trí được mong đợi duy nhất. Miền Tây sông nước là cái nôi của cải lương nhưng giới trẻ cũng đã phần nào “lơ là”, chỉ còn co cụm lại ở một số ít người lớn tuổi, trung niên.
Các khu đô thị lớn, như TP. HCM chẳng hạn, cuộc sống năng động và hiện đại, cải lương như một anh nông dân ngơ ngác lạc giữa phố thị, bị các show ca nhạc, truyền hình cáp, quán bar… cạnh tranh gay gắt. Hàng tháng, trong ngày rằm, chương trình trực tiếp Vầngtrăng cổ nhạc của HTV, lúc màn hình chiếu khu vực khán giả, không cần chú ý, cũng dễ dàng nhận thấy đa số những người đang theo dõi chương trình là những người lớn tuổi, điều đó cho thấy bộ môn nghệ thuật này không còn nội lực hút khán giả trẻ nhiều lắm!
Ca sĩ trẻ Đình Trí, con trai của NSƯT Lệ Thủy nói: “Vẫn còn nhiều bạn trẻ yêu thích cải lương nhưng không hiểu sao các bạn ít khi chịu nhận. Có nhiều bạn trẻ có suy nghĩ cải lương là nhà quê, là “sến”, không biết rằng đó là một bộ môn nghệ thuật, tinh hoa của dân tộc.Có lần đi chơi, tôi vô tình nghe một người bạn thân nói đùa: Sao mày cải lương quá! – Tôi đã chỉnh ngay: Hiểu thế nào về hai từ cải lương, mà dám nói một câu đụng chạm như vậy?” Cách đây ít lâu, khi đi mua sắm ở một shop thời trang tại quận Cam (Mỹ), nghệ sĩ Phượng Liên cũng vô tình nghe một cô gái trẻ chê một cái áo màu mè, bị xem là lòe loẹt với chủ shop: “Trời, cái áo này mặc vô chắc giống cải lương lắm!”. Nữ nghệ sĩ đã nén giận, bình tĩnh bước sang hỏi: “Cải lương xấu lắm hả? Tôi là dân cải lương đây!”. Tới lúc này cô gái trẻ đó mới biết là mình nói hớ theo thói quen và đã nói câu xin lỗi. Cũng vì câu “Sao mà cải lương…!”, mà cũng có lần làng giải trí người Việt tại Mỹ xôn xao vụ đụng độ của ca sĩ đàn chị Hương Lan và ca sĩ Thanh Hà. Trong một show diễn tại San Jose, sau khi hát song ca với ca sĩ Vũ Khanh, nam ca sĩ này đã quỳ xuống tặng cho Thanh Hà một bó hoa. Thay vì nói cám ơn thông thường, Thanh Hà lại “phán” một câu: “Trời, sao mà cải lương vậy!”. Ca sĩ Hương Lan đang ngồi trong cánh gà, đợi Thanh Hà vào, đã chỉnh ngay: “Tại sao em lại ăn nói xúc phạm giới cải lương như vậy? Tôi là dân gốc cải lương, qua hát tân nhạc, có thua ca sĩ nào không? Cải lương là một bộ môn nghệ thuật cao quý của dân tộc, em không được phép xem thường như vậy!” Qua ba câu chuyện vừa được đề cập, cho thấy nhiều nghệ sĩ cải lương rất cảm thấy khó chịu khi bị đánh đồng bộ môn nghệ thuật mà mình sống chết theo đuổi là “sến”, là rẻ tiền, tập trung ở một bộ phận giới trẻ, đang có cái nhìn không đúng với bộ môn nghệ thuật truyền thống này. NSND Phùng Há từng nói: “Muốn đào tạo được một nghệ sĩ cải lương, rất vất vả, không đơn giản. Một nghệ sĩ cải lương tài năng, cần hội đủ 3 yếu tố: Ca, diễn và sắc”. Nghệ sĩ Phương Liên cho biết: “Cải lương có thể định nghĩa như sau: Cải cách ngâm nga theo tiến bộ/ Lưu truyền tuồng tích sánh văn minh. Cải lương bao gồm: thi – ca – vũ – nhạc – kịch…được chắt lọc tinh tế mới có bộ môn nghệ thuật này cho dân tộc Việt Nam hôm nay, nếu không bảo tồn được thì hãy để nó tự nhiên phát triển chứ không nên chà đạp, rồi đả kích bằng những từ ngữ không được văn hóa lắm…” Sẽ về đâu? Bộ môn nghệ thuật cải lương già nua, vẫn khoác trên mình bộ quần áo cũ mèm. Nếu nhìn nhận công bằng, bộ môn nghệ thuật này chưa thực sự cuốn hút phần lớn giới trẻ ở thời đại của thức ăn nhanh, nhạc Hip hop, phim Hàn Quốc… cải lương vẫn chưa có những cải tiến phù hợp, vẫn còn giẫm chân tại chổ. Đa số những tuồng được công diễn là những tuồng tích cũ của mấy chục năm về trước, nhất là những vở tuồng xã hội, thì làm sao “đánh” đúng tâm lý của các bạn trẻ ngày nay? Chưa kể lớp diễn viên kế thừa những nghệ sĩ tài năng như: Thanh Nga, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Lệ Thủy, Minh Vương vẫn còn như… “lá rụng mùa thu”, hoặc chưa đủ lực về thanh, sắc. Và các nghệ sĩ với tuổi đời không còn trẻ, cũng như sức khỏe không còn sung mãn, hàng đêm vẫn phải gồng mình trên sân khấu, “cưa sừng làm nghé” cho từng vai diễn… Và dĩ nhiên khán giả cũng sẽ hạn chế về tuổi tác, chỉ co cụm ở những thế hệ bằng tuổi lớp diễn viên này, đã từng xem họ trên sân khấu suốt mấy chục năm nay để tìm về kỷ niệm, còn lớp khán giả “mới”, trẻ rất ít.
Cố NSND Phùng Há – Thế hệ tiền phong của nền cải lương Nam Bộ ( Ảnh chụp vào khoảng năm 1940)
Cách đây vài năm, hiếm hoi có một vài chương trình được đầu tư chất lượng như:Chiếc áo thiên nga, Kim Vân Kiều (đều của đạo diễn Hoa Hạ), Lan và Điệp …cuốn hút rất nhiều bạn trẻ. Riêng vở Lan và Điệp, có chiêu thức cuốn hút giới trẻ bằng cách cho hàng loạt ngôi sao ca nhạc vào những vai chủ chốt: Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly… Điều này rất bất cập lợi, có thể “hút” được giới trẻ vài lần nhưng có thể gây ra hiệu ứng ngược, vì ca sĩ thì làm sao có thể diễn, ca bằng những diễn viên cải lương thực thụ? Chưa chắc những bạn trẻ bỏ tiền đi xem vở này vì yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống cải lương mà là vì tò mò muốn xem những ca sĩ “sắm tuồng” thế nào thôi, đừng vội mừng!
Một điều “đau lòng” nữa, trong khi chuyện hát nhép bên tân nhạc đang bị lên án vì lừa dối khán giả thì bên cải lương cũng không…thua kém! Nếu là những chương trình truyền hình trực tiếp, bắt buộc diễn viên hát nhép để bảo đảm kỹ thuật âm thanh thì khán giả có thể thông cảm và chấp nhận được. Đằng này, nhiều chương trình diễn ra ngay trên sân khấu, diễn viên lên một câu vọng cổ dài ngoằng, cần nhiều sức khoẻ nhưng phong thái rất ư là… nhàn nhã. Chính mắt tôi đến xem diễn viên tập tuồng trong Đêm hoa đăng đón xuân năm 2009, tại rạp hát Trần Hưng Đạo, hai nữ nghệ sĩ: NSƯT Thanh Thanh Tâm và Vân Hà đang thu đi, thu lại những đoạn vọng cổ sao cho hoàn hảo nhất để tối… nhép!
Rạp hát Trần Hưng Đạo, nơi duy nhất mà khán giả tại TP.HCM có thể đến xem các chương trình cải lương, thường xuyên “tối đèn”. Chương trình Vầng trăng cổ nhạccủa Đài TH TP.HCM cũng đã ngưng phát sóng từ lâu, vì không có khán giả. Một số nghệ sĩ cải lương nhớ nghề, đến hát cho các quán nhậu Hát với nhau….
Bộ môn nghệ thuật này sẽ đi về đâu?
Không ai quay lưng với nghệ thuật truyền thống cải lương, nhưng muốn cuốn hút khán giả, cải lương cần phải có những cải cách làm trẻ hóa mình, phù hợp với thời đại, như ý nghĩa vốn có của tên gọi của loại hình nghệ thuật này: Cải cách – tiến bộ!
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc