18:01 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 71

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 23633

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2198351

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88504952

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Thương nhớ Ông Bầu Ba Bản, đoàn hát Thủ Đô Saigon - Người tạo sinh khí mới cho sân khấu cải lương.

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/12/2012 00:33 - Đã xem: 6998



CLVNCOM - Tôi được tin : ông Bầu Ba Bản, chủ nhân đoàn hát Thủ Đô ở Saigon vừa tạ thế ở San Diego, hưởng thọ được 97 tuổi.


Nghệ sĩ cải lương nghe danh ông bầu Ba Bản Thủ Đô nhưng ít người biết rõ công lao của ông đối với việc xây dựng nền nghệ thuật sân khấu cải lương vì thời gian ông Ba Bản làm bầu gánh hát chỉ có vài ba năm, một thời gian quá ít so với các bầu gánh hát khác như Bà Bầu Thơ, bà bầu Kim Chưởng, ông Bầu Long, Bầu Xuân, bầu Thu An, bầu Mười Cơ, mỗi người làm bầu không dưới hai mươi năm liên tục. Tuy nhiên dầu chỉ có hơn ba năm làm bầu gánh hát, ông bầu Ba Bản đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của sân khấu cải lương về kịch bản, y trang, tranh cảnh, quảng cáo, đồng thời làm cho nghệ thuật sân khấu cải lương thu hút một bộ phận khán giả mới : những nhà trí thức, kỷ sư, bác sĩ và sinh viên đại học.

Ông Bầu Ba Bản tên thật Phan Văn Bản, sanh năm 1915, trước khi vô nghiệp làm Bầu cải lương, ông Ba Bản là chủ hãng dĩa Hoành Sơn,  hãng dĩa tọa lạc trên một khu đất rộng , phía bên tay mặt đường Công Lý hướng đi phi trường Tân Sơn Nhứt, cách cầu Công Lý độ 300 thước.

Từ năm 1947, Hãng Dĩa Hoành Sơn là hãng sản xuất dĩa cổ nhạc lớn nhứt ở Saigon Chợ Lớn. Dĩa hát Hoành Sơn được phát hành rộng rãi trong toàn quốc và thường được đài phát thanh Pháp Á, đài Saigòn truyền thanh cho thính giả ở Saigòn, lục tỉnh và trong toàn quốc thưởng thức. Lúc đó dù đang có chiến tranh Việt Pháp nhưng dân chúng ở nhiều làng xã ở Tiền Giang, Hậu Giang, miền Trung và cả ở Hà Nội, người ta được nghe giọng ca cổ nhạc của nhiều danh ca,  nghệ sĩ cải lương Nam Kỳ.

Trên dĩa Hoành Sơn :

   -   nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi danh trong bản vọng cổ Sầu Vương Biên Ải của soạn giả Thái Thụy Phong,

-         bộ dĩa Ngày về cố quận, tác giả Thành Công với các giọng ca Út Trà Ôn, Sáu Thoàng, Kim Anh và Ngọc Ánh,

-         bộ dĩa Trường Hận của Thu An với các danh ca Kim Anh, Ngọc Đán, Ngọc Xứng, Út Trà Ôn.

-         bộ dĩa Hoàng Tử Lưng Gù với các ca sĩ Út Trà Ôn, Thanh Tao, Ba Khuê, Việt Hùng, Ngọc Nuôi,

-         bộ dĩa Sĩ Liên công Chúa ( Ngọc Nuôi vai chánh, Năm Phồi vai Vua, Minh Chí, hoàng Tử…)

Các nghệ sĩ danh ca như Năm Châu, Tám Thưa, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Ba Khuê, Tư Xe, Hồng Châu, Tư Thạch,Tám Bằng, Năm Phồi, Năm Thiên, Việt Hùng, Thành Công, …các nữ danh ca Phùng Há, Tư Sạng, Kim Thoa, Kim Hui, Ba Bến Tre, Ba Trà Vinh, Năm Cần Thơ, Kim Anh, Ngọc Ánh, Thanh Hương, Ngọc Nuôi, Mỵ Lan, Bạch Huệ, Lệ Liểu,… đều từng được hãng dĩa Hoành Sơn khai thác giọng ca thiên phú của họ để giới thiệu cho thính giả ái mộ cổ nhạc ở bốn phương.

Trong năm 1955, khi mới gia nhập làng ca hát, hai nghệ sĩ Hữu Phước và Hề Minh cũng được hãng diã Hoành Sơn thu thanh giọng ca vàng của hai bạn và giới thiệu với thính giả thích nghe cổ nhạc của đài Pháp Á, đài Saigòn và những người thích nghe dĩa nhạc vọng cổ.

Những tuồng và bài vọng cổ hay của soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, Năm Châu, Tư Trang, Năm Nở, Duy Lân, Thái Thụy Phong….được hãng dĩa Hoành Sơn của ông Ba Bản thu thanh và phát hành rộng rãi trong toàn quốc. Ngoài ra, nhờ sự giúp đở của ông Ba Bản mà anh Nguyễn Văn Sáu được thu nhận vào giúp việc cho hãng dĩa và chính nơi đây anh Nguyễn Văn Sáu học viết vọng cổ, viết tuồng cải lương thu thanh nên nỗi danh là soạn giả Thu An.

Năm 1962, ông Ba Bản thành lập đoàn cải lương Thủ Đô,  Giám Đốc Nghệ Thuật ( tức là đạo diễn ) Ba Vân, Giám đốc kỷ thuật Thu An, Trưởng Ban Trang Trí, dàn cảnh, phác họa kiểu mẫu y trang và quảng cáo : họa sĩ Thiếu Linh, soạn giả thường trực Thu An, Thiếu Linh.

Diễn viên : Út Trà Ôn, Thanh Hải, Hoàng Giang, Ba Vân, Năm Hùng, Nguyễn văn Dữ ( người khỗng lồ ), hề Bảy Xê…

Nữ diễn viên Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Thanh Hoàng( sau đổi tên là Bo Bo Hoàng), Kim Giác, Ngọc Lan, Hồng Hoa,…

Trả lời phỏng vấn của các ký giả kịch trường, ông Bầu Ba bản nói :| người ta có thành kiến với « cải lương », họ cho là nghệ sĩ hát cải lương ăn mặc không đúng tính chất của nhân vật trong tuồng, không đúng với kiểu mẫu của dân tộc mà nội dung tuồng đề cập đến, cảnh trí trang trí sơ sài, cảnh nhà giàu hay cảnh nhà nghèo tuồng nào cũng dùng chung một cảnh đó, không hấp dẫn và cảnh trí không làm nền để tăng thêm chất diễm tình của câu chuyện tuồng. Do đó nhiều sinh viên, nhiều nhà trí thức không đến xem hát cải lương. Gần đây đoàn Thanh Minh Thanh Nga có nhiều tuồng hay, văn chương chắt lọc, cảnh trí, y trang đẹp, Đoàn Thanh Minh Thanh Nga chủ trương diễn những vở tuồng xã hội. Riêng đoàn hát Thủ Đô, tôi chủ trương đoàn ThuĐô sẽ giới thiệu đến khán giả những vở tuồng dã sử Việt Nam, những vở tuồng hương xa rút trong kho tàng văn học của thế giới. Tuồng của đoàn Thủ Đô phải là tuồng có văn chương xúc tích, đậm chất thơ và nhạc. Chúng tôi sẽ thực hiện cảnh trí dưới hình thức một sân khấu đại vĩ tuyến, mỗi cảnh làm bối cảnh cho tuồng phải đẹp như một bức tranh, làm tăng thêm tính chất thơ mộng, diểm huyền hay một bối cảnh rực lửa tùy theo tình huống của vở tuồng. Diễn viên sẽ được ông Ba Vân, Giám đốc nghệ thuật tập tuồng, luyện ca và chú trọng cách hát, cách ca sao cho hay và đẹp. Chúng tôi muốn ngoài số khán giả xưa nay yêu mến nghệ sĩ và nghệ thuật cải lương, đoàn hát Thủ Đô – Ba Bản sẽ được các khán giả trí thức, các sinh viên đại học đến xem hát và nhờ các ký giả kịch trường góp ý nâng cao nghệ thuật sân khấu cải lương. »

Đoàn hát cải lương Thủ Đô – Ba Bản khai trương bảng hiệu với vở tuồng dã sử Việt  Nam, tuồng Tiếng Trống Sang Canh của Thu An tại rạp hát Thái Bình đường Phạm Ngũ Lão ( gần chợ Thái Bình ).

Ông bầu Ba Bản có một kỷ thuật quảng cáo tuồng hát mà trước đó chưa có đoàn hát nào thực hiện. Ông bảo họa sĩ Thiếu Linh vẽ phát thảo bảng hình quảng cáo tuồng Tiếng Trống Sang Canh để cho ba họa sĩ Nguyễn Quyền, Loka và Hoàng Lang thực hiện. Tấm panneaux quảng cáo đặt trên balcon lầu một của rạp hát Thái Bình suốt chiều dài của mặt tiền rạp hát 16 thước, bề cao panneau 3 thước, được một dàn  6 ngọn đèn ngàn watts rọi sáng cả tấm panneaux và mặt tiền rạp hát. Ngoài ra ông Ba Bản cho dùng một trái ballon caosu vòng trực kính ba thước, được bôm đầy « khí nhẹ » để bong bóng bay lên, kéo tấm bảng bằng vải bố bề ngang 3 thước, dài 15 thước, vẽ cả hai bên, để tên tuồng Tiếng Trống Sang Canh và hình của nghệ sĩ Út Trà Ôn,  Ngọc Hương, Hoàng Giang, Thanh Thanh Hoa.

Bià dưới tấm panneau bằng vãi bố có may nuông để lòn vô một thanh sắt, căng thẳng tấm panneau như một tấm bảng hiệu dựng theo chiều đứng. Hai đầu cây sắt bên dưới panneau được giữ lại bằng một sợi giây lòi tói sắt, cột ghịt vào hai gốc cây lớn phía trước rạp hát.

Hai ngọn đèn pha, mỗi ngọn 5000 watts,( mướn của Nha Điện Ảnh) rọi từ dưới đất theo chiều dọc chiếu sáng tấm panneau. Vì Panneau lớn qua, được bong bóng kéo căng thẳng lên cao nên khi đứng ở gần nhà thương Từ Dũ, hoặc ở đường Phạm Ngũ Lão, gần rạp hát Thành Xương và đường Võ Tánh, khỏi rạp Quốc Thanh, người ta đều nhìn thấy bảng quảng cáo của đoàn hát Thủ Đô và bảng tên tuồng Tiếng Trống Sang Canh.

Quảng cáo mặt tiền của rạp hát sang trọng, lạ mắt, khiến cho nhiều người hiếu kỳ đứng đầy trước rạp hát. Vé suất hát khai trương đã bán hết cả tuần rồi nhưng  phòng vé vẫn mở cửa hàng đêm bán vé cho những suất hát các đêm kế tiép.

Họa sĩ Thiếu Linh nghiên cứu vẻ tranh cảnh và phác họa các mẫu phục trang dựa theo sử liệu Việt Nam nhưng chọn màu sắc và tạo kiểu mẫu y phục đẹp hơn. Văn chương và cốt truyền tuồng Tiếng Trống Sang Canh chỉ đạt được mức trung bình. Các Ký giả kịch trường được ông Bầu  có tài kinh doanh tặng cho « phong bì » hậu hỉ nên không ai viết phê bình về chuyện tuồng và văn chương mà chỉ khen những cái hay, đẹp về quảng cáo và trang trí sân khấu.

Các ký giả và khán giả trầm trồ bàn tán chuyện « người khổng lồ » ( trong tuồng Tiếng Trống Sang Canh ) tuân lịnh ông thầy thuốc độc Ba Vân đi bắt cô  gái Bo Bo ( do nữ nghệ sĩ nhí Thanh Hoàng thủ  diễn). Anh người khỗng lồ  một tay nắm ngang eo ếch cô    Bo Bo đưa ngang hông, đi qua sân khấu. Đến trước cánh gà, anh ngồi bẹp xuống sàn diễn nhưng đầu của người khỗng lồ  cao hơn cô bé  Bo Bo đứng gần đó .( anh tên là Nguyễn Văn Dữ, cao hai thước rưỡi). Nữ nghệ sĩ Thanh Hoàng lấy tên nhân vật Bo Bo để ghép vào tên cô, thành ra nghệ danh mới của Thanh Hooàng là Bo Bo Hoàng.

Tuy đoàn hát Thủ Đô thành công về mặt doanh thu nhưng về chủ trương một sân khấu có tác phẩm văn chương độc đáo, nhằm thu hút thành phần khán giả trí thức của ông bầu Ba Bản chưa thực hiện được nên vở tuồng kế tiếp ông bầu Ba Bản cho trình diễn tuồng « Sầu Quan Ải » của họa sĩ kiêm soạn giả Thiếu Linh.

Soạn giả Thiếu Linh có nhiều biệt tài trong lãnh vực sân khấu. Anh viết tuồng luôn luôn có cốt truyện hay. Văn chương đối thoại xúc tích, nhiều đoạn thơ rất trữ tình, anh lại vẽ cảnh và vẽ mẫu trang phục cho thợ may của đoàn may cho nhân vật trong tuồng nên tuồng của Thiếu Linh đáp đúng theo chủ trương của ông Bầu Ba Bản. Trong vòng một năm sau khi khai trương bảng hiệu đoàn hát Thủ Đô, ngoài các vở tuồng của Thu An họp soạn với Phong Anh, Thu An và Hai Trí, Thu An và Đặng Hiền Lương, phần còn lại là tuồng của  soạn giả Thiếu Linh như tuồng Sầu Quan Ải, ( Thiếu Linh – Thu An ), Giây Oan ( Thiếu Linh ), Cát Dung Phương Tử ( Thiếu Linh) Tình Người Tử Tội, ( Thiếu Linh)’ Nát Cánh Phù Dung ( Thiếu Linh - Nguyễn Phương).

Đợt tuồng của soạn giả Thiếu Linh được khán giả và ký giả kịch trường đánh giá cao, xem như ông Bầu Ba Bản thành công trong chủ trương thu hút khán giả trí thức.

Sự cải cách của đoàn Thủ Đô – Ba Bản về trang trí, may phục trang sân khấu và quảng cáo khiến cho các đồng nghiệp như đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Kim Chung, đoàn Kim Chưởng cũng phải tăng cường nghiện cứu thực hiện những vở tuồng hay, văn chương và cốt truyện được chăm sóc chu đáo, cảnh trí và y trang cũng được thực hiện cho từng vở tuồng chớ không như trước kia, cảnh trí và y phục được dùng chung cho tất cả các tuồng của đoàn hát.

Đến năm 1964, nội bộ Ban Giám Đốc đoàn  hát Thủ Đô – Ba Bản lũng cũng, bà Nguyễn Thị Phước, vợ hai của ông bầu Ba Bản viết tuồng cải lương với hy vọng được trình diễn trên sân khấu Thủ Đô. Bà Phước là cựu sinh viên đại học, cựu quản trị viên hãng dĩa Hoành Sơn, bà từng viết vọng cổ và chập cải lương ngắn nên nhân đọc truyện Le compte de Monte Cristo ( Bá Tước Kích Tôn Sơn ) bà phóng tác thành một vở cải lương. Trước đây trong đoàn Thủ Đô, nhiều soạn giả muốn đưa tuồng dựng trên sân khấu Thủ Đô phải chấp nhận cho soạn giả Thu An sửa và đứng tên họp soạn, chia đôi tiền bản quyền. Bà Phước đụng phải cái thế độc quyền về tuồng tích của Thu An, Bà không chấp nhận để tên soạn giả hợp soạn với Thu An nên vợ chồng Thu An - Ngọc Hương rút lui, rời đoàn hát để lập gánh hát Hương Mùa Thu. Cùng với Thu An - Ngọc Hương, nghệ sĩ Thanh Hải, Ngọc Lan, Hoàng Giang, Kim Giác, hề Minh cũng rời đoàn Thủ Đô gia nhập gánh Hương Mùa Thu của Thu An - Ngọc Hương. ( Kim Giác, Ngọc Lan là chị em ruột của Ngọc Hương).

Anh Út Trà Ôn cũng rời đoàn, lập gánh hát Thống Nhứt – Út Trà Ôn. Soạn giả Thiếu Linh gia nhập gánh hát Dạ Lý Hương của bầu Xuân. Ông Ba Bản cũng cố đoàn hát với số nghệ sĩ đợt hai : Dũng Thanh Lâm ( thay cho Út Trà Ôn), Mỹ Uyên Chi( thay Ngọc Hương), Hoài Trúc Phương( thay Thanh Hải), Hoàng Liêm( thay Hoàng Giang ), Tô Kiều Lan( thay Kim Giác), Diệu Huê ( thay Thanh Thanh Hoa)… Các soạn giả mới có Đặng Hiền Lương, Kiều Lê, Võ Hoài Nam, Nguyễn Phước…

Ông Ba Bản thấy Thủ Đô đợt hai không thành công như ý muốn của ông, ông lập hãng làm nút áo plastic, sang gánh hát cho vợ chồng nghệ sĩ Tấn Tài – Như Ngọc để lập thành đoàn Thủ Đô - Tấn Tài.

Tuy chỉ làm bầu gánh hát trong vòng 3 năm, ông bầu Ba Bản đã đem một sinh khí mới cho sân khấu cải lương. Khán giả trí thức, bác sĩ, giáo sư, học sinh đại học đến xem hát cải lương nhiều hơn trước và có người tham gia viết tuồng, viết báo về kịch trường như luật sư Dương Tấn Trương, ông, bà bác sĩ Kim Tương, bác sĩ Âu Ngọc Hồ, nhiều bác sĩ, kỷ sư, sĩ quan trong quân đội VNCH… Về y phục trên sân khấu của nghệ sĩ, có một thời gian dài sau khi đoàn Thủ Đô giải tán, cách ăn mặc của nghệ sĩ trên sân khấu trong các tuồng Xã Hội được xem như những mẫu y phục thời thượng.

Sau năm 1975, người ta mới biết soạn giả Thu An là cán bộ nằm vùng, anh đã đưa về ở trong hãng dĩa Hoành Sơn một số cán bộ nằm vùng khác. Vì hãng dĩa nằm khuất bên trong một xóm xa đường cái và là nơi thu thanh của nghệ sĩ nên nơi đó tương đối là chổ an toàn cho cán bộ nằm vùng ẩn núp. Sau năm 1975, các nhà tư sản ở Saigon, ChợLớn, Gia Định bị đưa đi học tập cải tạo, bị tù hoặc bị tịch thu tài sản trong các đợt đánh tư sản,  ông Bầu Ba Bản nhờ có cán bộ Thu An mà khỏi bị tù tuy gia sản, hãng dĩa bị tịch thu.

Bà Phước sang Pháp rồi sang Mỹ vào đầu năm 1970 nên bà bão lãnh cho ông Ba Bản sang Mỹ ( năm 1982). Ông Ba Bản sống ở San Diego và mất trong tháng 11 năm 2012.

Tôi xin thành tâm thấp nén nhang tưởng nhớ ông bầu Ba Bản, người đã đem lại một sinh khí mới cho nền nghệ thuật sân khấu cải lương trong đầu thập niên 1960.

Tôi hy vọng bài viết vinh danh ông bầu Phan Văn Bản, chủ đoàn hát Thủ Đô sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và khán giả ái mộ cải lương một tài liệu về nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam.

Xin các bạn tưởng niệm và ghi công một nhà tư sản trí thức có lòng với nghệ sĩ và nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Nguyễn Phương 2012.

Tác giả bài viết: Soạn Giả NGUYỄN PHƯƠNG
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.