17:29 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 22357

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2197075

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88503676

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Nhà quê & Bài ca vọng cổ - Kỳ 2

Đăng lúc: Thứ tư - 17/10/2012 06:38 - Đã xem: 6169
Nhà quê & Bài ca vọng cổ - Kỳ 2

Nhà quê & Bài ca vọng cổ - Kỳ 2

Nhắc tới nhà quê, ai ai cũng nghĩ người nhà quê mê cải lương và đặc biệt là bài ca vọng cổ. Bài ca vọng cổ, ai cũng biết, ai cũng có thể ca được mà không cần phải qua trường âm nhạc nào. Trẻ nhỏ ca, người lớn ca, thanh niên ca, phụ nữ ca. Mọi người khi có hứng là cất lên lời ca. Ca nơi trại ruộng, trên sông nước hữu tình. Ca trong những đêm đám cưới, đám giỗ. Ca trong mùa cắt gặt. Ca trong lúc giăng câu, giăng lưới giữa đồng nước mênh mông.
 

(Tiếp theo) Đến những năm 1950, 1960 các tuồng cải lương nhiều thêm qua nhiều soạn giả tên tuổi như  Tư Trang, Tư Chơi, Tư Thới, Năm Châu, Năm Nở, Năm Nghĩa, Bảy Cao, cô Bảy Nam, Nguyễn Phương, Viễn Châu, Mộc Linh, Thu An, Nhị Kiều, Quy Sắc.Rồi những năm 1960 có thêm nhiều soạn giả nữa nhưng hai soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng của gánh Thanh Minh Thanh Nga là dân mê cải lương ai ai cũng biết. Riêng soạn giả Thái Thụy Phong, theo nhà văn Vũ Thất cho biết ngoài bản vọng cổ Sầu Vương Biên Ải, ông còn sáng tác nhiều bài vọng cổ khác nữa và một số tuồng cải lương rất nổi tiếng: “Trong vòng 4 năm, từ năm 1952 đến năm 1956, ngoài nhiều bản vọng cổ ăn khách như Trái Gùi Bến Cát, Đội Gạo Đường Xa, Ngồi Trâu Thổi Sáo, Hình Ảnh Con Cò Trắng, Đời, Tiền, Khi Người Ta Say, anh còn sáng tác tám tuồng hát là Muôn Dặm Tìm Chồng, Bạch Viên Tôn Các, Sầu Vương Đáy Mộ, Non Tình Biển Hẹn, Đường Ra Ải Bắc, Lá Huyết Thư, Ngày Về Cố Quận và Trường Hận, tuồng nào cũng đặc sắc được thính giả nồng nhiệt tán thưởng. Mỗi lần có tuồng mới, thân phụ anh lên Sài Gòn mang về Tân Châu mở máy hát mỗi đêm. Thời đó hiếm người sắm nổi máy hát dĩa nên đêm nào cũng có vài chục bà con láng giềng đến ngồi đầy trước sân, cả trên lề đường.” (2)

Nhưng đến những năm đầu thập niên 1960, ngoài các bài vọng cổ và các tuồng cải lương vừa kể, soạn giả Thái Thụy Phong còn soạn tuồng Hai Chuyến Xe Hoa được đoàn Thanh Minh-Thanh Nga trình diễn và dân mê cải lương khắp nơi đi coi tuồng này đông vô số kể. Ngoài ra, trong số các soạn giả nổi danh thập niên 1960-1970, có lẽ soạn giả Viễn Châu soạn được nhiều bài vọng cổ và nhiều tuồng cải lương hơn hết (3). Và ở nhà quê người ta cũng hay hát nghêu ngao những bản vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như bài Tình Anh Bán Chiếu nổi tiếng với giọng ca mùi của Út Trà Ôn. Thuở ấy, ai ở miền quê mà không nhớ câu hò và câu nói lối vô cùng quen thuộc của bài ca này: “Hò ơ Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu Chiếu này tôi chẳng bán đâu Tìm cô không gặp, Hò ơ Tìm cô không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm. Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra chào.”(4)

pic

Ban đờn ca tài tử (nguồn: Dong Nguyen’s Blog)

Thế là bắt đầu vào câu 1, sang câu 2, rồi câu 3 chấm dứt với một điệu buồn. Trước khi vào câu 4, soạn giả chuyển đoạn bằng đoạn nói lối rất tha thiết: “Khi hỏi lại xóm giềng tôi mới biết Cô theo chồng đã được bốn trăng qua Mình dám đâu sai hẹn với người ta Mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác” Và bắt đầu lấy giọng để vào câu bốn: “Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không hồn. Nước mắt tuôn rơi theo lá rụng trên đường. Gió đông vùn vụt thổi mạnh lạnh đất trời lạnh cả tâm can.” Người ta đã có đôi rồi Chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung Để mình vác cặp chiếu bông Chờ đợi chi nữa uổng công đợi chờ” (Đoạn thơ này nói như nói thơ Vân Tiên)(5) Lời ca trong các bài vọng cổ của soạn giả cải lương nói chung và soạn giả Viễn Châu nói riêng, sở dĩ được nhiều người nhà quê nhớ bởi người ta thường được nghe các nghệ sĩ nổi tiếng ưa hát những bài ca ấy và hát rất hay, rất mùi nên nó dễ thâm nhập vào trí não cùng tâm hồn của dân quê; ngoài ra còn do lời bài ca lại giản dị, chữ dùng không cao siêu, và nội dung lại hợp với tình cảm dân quê nên dễ nhập tâm các chàng trai làng cùng các cô gái quê mới lớn chập chững bước vào con đường thương thương nhớ nhớ một bóng hình. Ngoài bài ca “Tình anh bán chiếu”, những bài vọng cổ của soạn giả Viễn Châu phần lớn rất quen thuộc nơi các làng quê như Lá bàng rơi, Sầu vương ý nhạc, Tình Lan và Điệp, Hoa đào năm ngoái, Kiếp cầm ca, Nhớ mẹ, Gánh nước đêm trăng, Tâm sự Mộng Cầm. Nhưng có lẽ bài Ông lão chèo đò lại là bài ca rất nhiều người thuộc và hay ca mỗi lần có tiệc tùng nơi thôn quê. Nội dung bài vọng cổ này ngoài ý nghĩa chan chứa nỗi lòng của ông lão chèo đò nghèo mà hình ảnh cùng lời tâm sự của ông chính là lời của một chứng nhân giữa biết bao biến thiên dời đổi của dòng đời; ngoài ra nó còn gởi đi một tiếng vọng về nhân sinh quan của một người từng trải dạn dày suy tư về kiếp người. Về hình thức, bài này chỉ có ba câu vọng cổ, câu 1, câu 2 và câu 5 là chánh, xen giữa ba câu này là hai đoạn ngâm thơ, hai đoạn nói lối, một đoạn hò và sáu đoạn nói thơ Vân Tiên; những đoạn nói thơ Vân Tiên này rất hợp với lời tâm sự của một người nhà quê già chèo đò đưa khách nơi bến đò năm cũ và cũng rất hợp với tình cảm cùng sự quen thuộc của dân quê với cách nói thơ Vân Tiên nơi làng quê nên đã khiến cho nhiều người thích rồi từ đó mà nhớ hoài bài ca này. Ngâm thơ: Còn nước mơ màng mây vẩn vơ Thì còn ông lão với con đò Có tiền mua lấy vài chai rượu Nhắp rượu xong rồi lão nói thơ Thơ Vân Tiên Linh đinh trời rộng sông dài Đò ngang một chiếc lần hồi sớm trưa Chiều rồi nghỉ một chuyến mưa Nằm nghe lá rụng như mưa trên đò Cơm ngày hai bữa cầu no Dám đâu bàn chuyện cơ đồ viển vông Đời này có cũng như không Sớm còn tối mất bận lòng mà chi Còn nước còn non thì nơi bến cũ vẫn còn trơ một ông lão đưa đò. Sông nước miền quê như say theo tiếng hát câu hò. Trên con thuyền cũ kỹ ai muốn sang bến sông này lão đưa rước giùm cho, tiền bạc trả công chẳng nệ ít hay nhiều, lão chỉ  cần ngày hai bữa mà thôi, bởi lão đây yêu quý con đò như thiên hạ họ yêu một người tình lý tưởng …”(6)

pic

Soạn giả Viễn Châu

Bài ca vọng cổ thì quá nhiều đến độ không cách nào kể ra cho hết nổi. Dù bài ca nhịp hai, nhịp bốn, nhịp tám lúc đầu hay nhịp mười sáu, nhịp ba mươi hai sau này thì nó vẫn là linh hồn của dân quê mỗi khi có ai nhắc đến bản vọng cổ trong đời sống tinh thần của dân quê vậy. Người ta có thể giàu nghèo sang hèn khác nhau nhưng mê vọng cổ nơi các làng quê chỉ có một. Đó chính là cái nét đặc thù mà các môn nghệ thuật khác hiếm khi có được như bài ca vọng cổ đã đạt được từ bấy lâu nay nơi các vùng thôn quê rồi vậy. LTT Ngày 28 tháng 08 năm 2011 Cước chú: 1/ Trích bài “Soạn giả Thái Thụy Phong” của Vũ Thất, trang nhà TSCĐ ngày 11-5-2009, với phần phụ chú là “Lời bản vọng cổ Sầu vương biên ải” do nhà văn Vũ Thất sưu tầm: Lời bản vọng cổ Sầu Vương Biên Ải Nói lối: Nhìn trời hiu quạnh rừng đêm sương gió lạnh.Chốn quê nhà lòng chạnh nỗi niềm riêng. Em ơi muôn dặm xa xôi xin em giữ vẹn hương nguyền để cho người cô lữ khỏi mang niềm tủi hận. Câu 1: Thâu canh hồn ngơ ngẩn nhìn ánh trăng khuya soi lặng lẽ giữa đêm trường… Cảnh vật mơ màng say giấc điệp giữa trời sương. Chạnh nỗi lòng người viễn khách cô đơn ngoài biên ải lạnh lùng sầu vương theo ngọn gió. Câu 2: Tấm thân tuy dầu dãi phong trần nơi lữ thứ mà hồn thê còn trơ đoái mộng gia đình. Nhớ buổi tiễn đưa lệ đẫm tuôn dòng. Phút hận chia lìa không tả được niềm đau. Niềm riêng mang nặng canh cánh bên lòng. Nhớ bạn thâu phòng vàng võ nét thu phai. Câu 3:  Giọt sương tưới ngàn cây đẫm lệ.Ngọn gió lay cành lả tả tơi. Hương quê già tìm giá lạnh ra khơi. Khóc cho đời cô lữ nơi ven trời cô quạnh. Còn cảnh nhớ người thiếu phụ trông ngọn đèn khuya mơ hình bóng chinh lang ngoài muôn dặm núi mây ngàn. Câu 4: Đêm vơi khắc lụn canh tàn. Gió lướt nhẹ nhàng. Rừng đêm xào xạc. Mấy đoạn tơ lòng. Rung động nhịp hoài mong. Ngẩn ngơ nhìn cỏ cây vắng vẻ lạnh lùng. Tâm hồn như hương phụ kia còn màu sương u ám. Em ơi tuổi bấy lửa ta xinh chưa bén đượm. Mà ai xui chi cho phượng phải xa hoàng. Câu 5:  Thơ xưa ôn lại đã bao lần. Lời âu yếm chưa đượm nét mờ vong. Câu ái ân vẫn đượm nồng. Mùi chung thủy lòng anh càng thất thểu. Niềm thương nhớ bạn xa xăm mòn mỏi. Chiếc bóng thâu canh khắc khoải đợi tin hồng. Câu 6: Vì nước non mịt mờ cơn khói lửa khiến cho đôi ta như kẻ Tần người Sở, sâm thương ngăn trở. Như nhạn lạc giữa rừng khuya. Anh thì dặm ngàn sương gió chốn xa xăm. Còn em chịu cảnh chăn đơn gối lẻ chốn loan phòng. Thâu canh đẫm lệ tình dầm chan khăn áo. Nét liễu phai tàn môi thắm lợt màu son.” 2/ Bài “Soạn giả Thái Thuỵ Phong” của Vũ Thất (chú thích 1) 3/ Trong bài viết “Bài ca vọng cổ đã 90 tuổi “ của Thanh Tùng trên Viet-Tribune, đăng lại trên trang Cải Lương Việt Nam ngày 01 tháng 10 năm 2009, tác giả cho biết: “Nhạc sĩ cổ nhạc Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu, người đã gắn bó với cải lương suốt 66 năm qua, tác giả của khoảng 2,000 bài vọng cổ và 70 kịch bản cải lương nổi tiếng”.  Tôi thiển nghĩ, thiệt tình ra con số 2000 bài ca vọng cổ này khó biết được có chính xác hay không nhưng chắc chắn là soạn giả Viễn Châu soạn rất nhiều bản vọng cổ nổi tiếng mà không làm sao đếm cho xuể. 4&5/ “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu, Tuyển tập vọng cổ Viễn Châu, nhà xuất bản Trẻ, năm 2003, trang 21 6/ Nguyên văn bài “Ông Lão Chèo Đò” của soạn giả Viễn Châu trích trong “Tuyển tập vọng cổ Viễn Châu” (sđd), trang 88.

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: Lương Thư Trung - TOL
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.