16:22 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 19951

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2194669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88501270

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

TẢN MẠN VỀ MỘT THỜI THƠ ẤU Ở MỸ THO

Đăng lúc: Thứ bảy - 01/07/2017 13:49 - Đã xem: 4077
SG Nguyễn Phương

SG Nguyễn Phương

CLVNCOM - Tôi sanh ngày 01 tháng 7 năm 1922, tại làng Điều Hòa, Tổng Thạnh Trị, tỉnh Mỹtho, tính đến nay 2017, tôi được 95 tuổi. Nhân dịp Hội Ái Hữu CHS NĐC&LNH Mỹtho phát hành Tập San kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân, Anh Nghĩa Sỹ( Ban Biên tập đặc San ) gợi ý muốn tôi viết kỷ niệm xưa vể quê hương Mỹ Tho yêu mến. Tôi xa Mỹtho từ năm 1945 đến nay 2017, tính ra đã 72 năm. Trước năm 1975, thỉnh thoảng tôi theo đoàn hát về hát ở rạp Thầy Năm Tú ( nay đổi tên là rạp Vĩnh Lợi), những khi không bận tập tuồng, tôi thường tìm về những con đường, những nơi chốn mà lúc thiếu thời tôi có nhiều kỷ niệm với bạn học, với những người lối xóm thân thương.
Image

Kể kỷ niệm lúc thiếu thời, tôi không thể nào quên boulevard Bourdais( đại lộ Hùng Vương) con đường mà hằng ngày tôi đi đến trường Tìẻu học ( École Primaire đe Mytho) ( 1928 – 1934 ), sau đó tôi học Collège de Mytho cổng trường phía đường Ariès. Đến nay nghĩ lại tôi mới thấy con đường Bourdais, thành phố Mỹtho được thiết kế theo một mô hình đặc biệt mà không có một thành phố nào khác ở miền Nam, có được kể từ Bến Hải đến CàMau. ( Và có thể kể cả những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...)

Kể từ dinh Tỉnh Trưởng( đầu đường Bourdais, ngã ba Lý Thường Kiệt,( dường như có một tên khác là đường Rạch Gầm) đó là cơ quan Hành Chánh; phía tay mặt là Nhà Thương Thí ( Y Tế ); đối diện Nhà Thương Thí phía trái là thành Lính Tập đó là cơ quan Quận Sự); qua ngã tư Thủ Khoa Huân, phía trái là Sân Vận Động, sân tenis, khán đài và bãi tập thể dục( Thể Dục Thể Thao), Đối diện sân vận động, phía tay mặt là nhà Bảo Sanh( Y TẾ ), tới ngã tư Lê Đại Hành phía phải là nhà của Giám đốc trường Trường Collège de Mỹtho tiếp theo là dẫy trường lớp của Collège de Mytho( nay là trường Nguyễn Đình Chiểu ) ( Giáo Dục ) bên trái là trường Nam Tiểu Học Mỹtho và trường Nữ Tiểu Học,( Giáo Dục) ( sau phát triển thành trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân; qua ngã tư Ngô Quyền – Hùng Vương, phía trái là cơ sở làm savon của các bà Sơ, Cô Nhi viện, viện dưỡng lão của Giáo phận Mỹtho( cơ quan Xã Hội, Tôn Giáo), phía tay mặt …không nhớ..; ngã tư Nguyễn Trải – Hùng Vương, phía tay mặt Nhà Thờ Chánh Tòa Mỹ Tho, Tòa Giám Mục Mỹtho( Tôn Giáo ) phía tay trái đối diện nhà thờ Chánh Tòa là trường Trung Học Saint  Joseph’s( Tôn Giáo ),ngã tư đường Hùng vương và đường Phan Hiến Đạo( lộ số 7 cũ ) là đường vô Xóm Đạo, thẳng con đường Hùng Vương, đụng con sông Bảo Định chạy ngang, nơi đây có một ngôi nhà mát và Bến đò Thạnh Trị, ( nơi đây còn có tên đường  Alexandre de Rhodes) Bờ bên kia sông đối diện với ngôi nhà mát là bến của Đò Thạnh Trị và nơi in gạch và lò nung gạch( Kiến Trúc - Xây Dựng ) Một con đường lớn (Đường Nguyễn Tri Phương, xưa là đường Alexandre de Rhodes ) cắt ngang cuối đường Hùng Vương phía bên thành phố Mỹtho, dọc theo sông Bảo Định hướng đi ra xóm Dầu và Chợ Mỹtho có một cơ sở lớn dài cất dọc theo mé sông được gọi là kho lúa Battambang( Lương Thực)

Trong các năm từ 1930  đến 1945 ( và nhiều thập niên trước đó) không có các cơ sở thương mải, tiệm quán, restaurant, nhà tư nhân dọc theo đường Bourdais tính từ Dinh Tỉnh Trưởng đến cuối đường là Bến đò Thạnh Trị.

Ngày 14 tháng 7 hàng năm là ngày lễ « Đình chiến » ( Chiến tranh Pháp - Đức) do nhà nước Pháp tổ chức: cuộc duyệt binh, dâng cộ đèn, nhiều trò chơi cho dân chúng tham dự có thưởng, nhảy bao bố, đua xe đạp, chạy bộ đua đường trường đều được tổ chức trên đường Bourdais. Các đơn vị lính tập ( tên gọi lính bộ binh người bản xứ ) tập trung trước thành Lính Tập bên trái phía trước dinh Tỉnh trưởng. Sau hồi kèn trống của đội quân nhạc, từng đơn vị rập ràng bước theo nhịp kèn trống, diễn binh đi đến trước sân vận động ở mé trái đường Bourdais, đoàn bộ binh dừng lại, xoay đội hình nhìn về khán đài trước sân vận động. Đội duyệt binh dàn ra, bồng súng chào quan Tỉnh Trưởng. Đoàn lính bồng súng chào cờ Pháp, dàn kèn đồng tấu nhiều khúc quân nhạc, sau đó đoàn quân nhạc dẫn đầu, cùng các tơán Lính Tập vác súng đi diễn binh trên đường Bourdais.
Sau cuộc diễn binh, các trò chơi dân giả như Xích đu, Đua nhảy bao bố, Bịt mắt đập nồi, Leo cột thoa mở bò giựt quà treo, chay bộ đua việt dã mức khởi đầu trước khán đài đường Bourdais. Con đường đua chạy dài từ đường Bourdais đến cuối đường rồi theo đường Nguyễn Tri Phương ( đường  Alexandre de Rhodes ), tiếp theo đường Trưng Trắc( đường Arroyo de la poste), nối tiếp đường 30 tháng 4 ( đường Galliéni) đến sau dinh Tỉnh trưởng, bọc trở lại đường Bourdais và mức thắng cuộc trước khán đài trên đường Bourdais.

Đêm đến, đoàn dâng Cộ Đèn xuất phát từ đường Bourdais trước dinh Tỉnh trưởng, đến ngã tư Thủ Khoa Huân, đi xuống hướng Cầu Quây, xong theo đường dọc bờ sông Bảo Định( Arroyo de la poste ) rồi đi đường Galliéni đến sau dinh Tỉnh Trưởng thì chấm dứt. Đội quân nhạc tấu nhạc dẫn đầu, kế đến đoàn múa lân với trống lân và chập chỏa làm cho khung cảnh thêm ồn ào, rộn rã, sau đó mới đến hàng tư người cầm đèn nối tiếp nhau, lồng đèn đủ kiểu, như bầu trời đầy sao, chớp chớp chói sáng những đoạn đường đông dân đứng xem.

Ngoài những đặc điểm của các kiến trúc, các cơ sở hai bên đường Bourdais, tỉnh Mỹtho còn có hai giếng nước thật lớn và đặc biệt. Thông thường khi người ta nói Giếng nước thì cái giếng đó bao giờ cũng có cái hình miệng giếng tròn, giếng nông hay sâu tùy theo mạch nước ngầm. Hai cái giếng nước của Mỹtho lại có hình vuôn dài, rất rộng, rất dài và cũng rất sâu, chứa đựng nước ngọt để thành phố cho dân sử dụng khi đến mùa nước mặn vì có nước biển pha vào.

Lễ hội của dân tổ chức, hàng năm Chùa Ông của bang Triều Châu ( từ ngả tư Chợ Cũ đi vô hướng Cầu Vĩ, độ 500  thước chùa Ông ở phía mặt của con đường) Trước chùa có sân bãi thật lớn rộng, hàng năm vào lễ rầm Thượng ngươn, Ban Triều Châu rước đoàn hát Tiều « Thùng Đen ) về hát ba ngày ba đêm trên sân khấu ngoài trời, sàn sân khấu dựng cao khỏi đầu người để cho khán giả dù đứng xa hay gần cũng coi hát thấy rõ diễn viên. Dịp hát Tiều cúng Chùa là dịp cho trai xinh gái lịch dập dìu đi tìm vui, kết bạn. Hàng quán bán thức ăn, nước giải khác đựng quán dọc theo con lộ trước sân chùa Ông. Gánh hát Tiều Thùng Đen, hát đánh võ bằng vũ khí thiệt, nhào lộn thật hay. Diển viên gánh hát là những em nam trẻ từ 10 tuổi đến 16 tuổi là lớn nhất. Các diễn viên nam giả đóng vai nữ. Không có nữ diễn viên trong Gánh hát Tiều.

Lễ Cúng Thí Cô Hồn Xe Hơi, Xe Lửa, Thả Bè cúng Ma Da :

Tỉnh Mỹ Tho là một đầu mối giao thông quan trọng cho các tàu đò, các loại ghe từ bậc trung đến ghe chài lớn, vận chuyển hành khách, hàng hóa, trái cây, lúa gạo đi từ Mỹtho đến Lục Tỉnh, đi Saigon, ChợLớn, Nam Vang….Ngoài ra có con đường xe lửa Mỹtho – Saigon, nhiều xe đò, xe hàng, xe lô chạy đường  Mỹtho – Saigon, Mỹtho - Bến Tre, Mỹtho - Cần Thơ…

Người xưa nghĩ là có ghe tàu, xe hơi, xe lửa chạy thì thỉnh thoảng có gây tai nạn, có người chết hoặc bị thương. Người chết vì tai nạn xe cộ, tàu bè, được xem là chết oan nên oan hồn lẩn quẩn nơi xảy ra tai nạn hoặc ở các ngã ba ngã tư đường nên các ông chủ hãng xe đò, xe lửa, các chủ hãng tàu đưa khách, ghe chài đều theo lệ cúng thí cô hồn rất long trọng vào ngày Rầm tháng 7, để cho oan hồn hưởng lễ vật cúng kiếng rồi không theo quấy phá chủ hãng xe hay tài xế lái xe.
Đoàn hát Tiến Hóa của ông Bầu nguyên là thầy giáo Trương Gia Kỳ Sanh về hát ở rạp Thầy Năm Tú ,  tôi đến thăm thầy và các anh Hề Tư Xe, chú Tám Mẹo, anh Ngọc Thạch, nghệ sĩ quê ở Mỹtho. Tôi nói với ông Bầu TGKS : « Thưa thầy, chắc thầy quên là mỗi khi đến ngày rầm tháng 7 thì ở Mỹtho giới chủ xe đò, xe lô và ga xe lửa tổ chức cúng cô hồn thật lớn, nếu gánh hát về hát thì có lẽ sẽ thất thu vì dân Mỹtho rất mộ đạo, ngày rầm tháng bảy cũng là ngày lễ Vu lan, họ đi chùa cúng báo hiếu nhiều hơn là đi coi cải lương, họ cũng thích coi cúng cô hồn xe hơi và cúng cô hồn xe lửa vì có thí giàn cho dân chúng giựt, vui lắm.»
Ông Bầu nói : « Thầy nhớ chớ… nhưng đoàn hát đang kẹt rạp, đành phải ghé qua bến Mỹtho. Ông chủ rạp thông cảm chỉ lấy nửa giá tiền rạp, qua lễ Vu lan và cúng cô hồn thì ông mới thu tiền mướn rạp như  cũ.» 

Đêm hát đầu tiên của đoàn Tiến Hóa đông nghẹt khán giả. Ông Bầu nhìn tôi, cười đắc ý :« Em thấy chưa? Thầy có kinh nghiệm mà…». Tôi dạ một tiếng lớn, tỏ vẻ khâm phục ổng. Vãn hát, ông bao tôi ăn một tô hủ tiếu cho no bụng trước khi tôi về nhà ngủ.
Đêm hát thứ hai, khán giả không tới nửa rạp. Ông Bầu ra lịnh trả vé, trả tiền cho khán giả rồi cho anh em nghỉ. Ngày hôm đó là ngày chót trong ba ngày cúng kiếng rình rang nên tôi rủ hề Tư  Xe đi coi cúng cô hồn để biết với người ta.

Trong cuối thập niên 1930, ở Mỹtho có mấy ông chủ xe đò lớn như xe đò Hữu Lợi, ( chạy đường Mỹtho Saigon, Cholon, Mỹtho) xe đò Công Thành( chạy từ Gò Công, Mỹtho, Saigon, Gò Công), xe đò Á Đông( chạy Bến Tre , Mỹtho, Saigon và ngược lại), ngoài ra có chừng mười chiếc xe location ( xe traction đen 4 chổ ngồi) để cho những người có tiền bao riêng, thường là các công tử bao xe đi Thủ Đức ăn nem và tắm suối Xuân Trường). Xe lửa chạy Mỹtho - Saigon - Mỹtho. Các loại xe hơi, xe lô, xe lửa hằng năm đều có cúng cô hồn vào rầm tháng bảy vì họ tin là những vong hồn của những người bị xe cán chết sẽ hưởng của thí cúng mà không theo ám ảnh tài xế các chiếc xe của họ.

Từ cầu quây( sau nầy là cầu đúc) đi dọc theo con sông Bảo Định( arroyo de la poste), hướng ra phía sông Mékong, phía mặt là dãy phố ba tầng lầu, cách cầu độ 500 thước là ngôi nhà của ông chủ xe đò Hữu Lợi. Các chủ xe đò và xe lô chung đậu tiền, tổ chức cúng cô hồn tại nhà của ông chủ xe Hữu Lợi. Nhóm Hội Miểu Bà ở ga xe lửa tổ chức cúng cô hồn xe lửa riêng.

Nhà của ông chủ xe Hữu Lợi mở rộng cửa sắt, có thể nhìn suốt từ trước cửa vô trong sâu. Một bàn thờ Phật với một bát lư hương thật lớn để ngay giữa nhà. Một tượng Phật Thích Ca Như Lai cũng rất lớn đặt trên bàn, chung quanh có cờ, phướng và nhang đèn nghi ngút. Vì đó là ngày cuối cùng trong ba ngày cúng cầu siêu cho các vong hồn nên tôi thấy nhiều nhà sư theo sau một vị Hòa Thượng, vừa đi vừa tụng niệm và gõ chuông, mõ. Người ta nói sau khi các thầy « chạy kinh đàng » làm pháp chẩn tế cô hồn, triệu thỉnh chư vị ngạ quỷ trong mười phương đến trai đàn để nhận bố thí tài thực và pháp thực. Một ông già cầm một nắm nhang đốt sẵn, trao cho những người lần lượt vô cúng trước bàn phật, ông nói như là giải thích cho tôi và hề Tư Xe biết về cách thức cúng cô hồn. Ông nói khi nào chạy « kinh đàng » xong là tới giờ cho giựt giàn nghĩa là thí cô hồn các phẩm vật được bày ra cúng trong ba ngày vừa qua.

Bên ngoài nhiều lính mã tà, lính cảnh sát canh giữ những giàn cúng để không cho người ta tràn vô khi chưa tới giờ giựt giàn. Số cảnh sát nầy được các ông chủ xe đóng tiền cho ông Cò để ông Cò phái đến giữ trật tự.

Tôi ra sát bờ sông, nơi đó người ta dựng một cái giàn thật lớn, thật rộng, cao ba tầng. Tầng thấp nhất lớn như một cái sân khấu đóng bằng cây ván, vững chắc, cao cách mặt đất khoảng một thước, tầng thứ hai rộng bằng phân nữa tầng thứ nhất và tầng thứ ba cao khỏi mặt đất ít nhứt là hai thước.
Mỗi tầng đều có để những giàn bánh trái, phẩm vật cúng và người giựt giàn sẽ ào vô giựt khi đúng giờ cho phép. Tầng thấp nhất để những cái giàn có phẩm vật rẻ tiền như bánh quy, bánh ú, bánh nhân đường, hoặc những bao nhỏ đựng gạo, muối, mấy lóng mía cắt khúc ngắn. Mỗi cái giàn được đan bằng tre có hình tháp, bề dưới lớn rộng độ một thước đường kính, trên chóp nhọn có treo một lá cờ đuôi nheo bằng giấy màu giống như thứ giấy dùng làm vàng mã hay đồ mã để đốt khi cúng vong. Giàn được dán giấy sút trắng, phẩm vật cúng thí được dán lên hay ghim cho đầy mặt cái giàn.

Chung quanh giàn và dọc ngang trên hàng cây me lớn ven sông, người ta chăn mấy giây đèn điện với đủ thứ bóng đèn màu, chiếu sáng cả một vùng nơi dựng giàn. Nhiều bó nhang được đốt lên và cắm vào các giàn đồ cúng thí. Khói ngui ngút và thơm lừng mùi trầm.

Tầng thấp nhất người ta để các giàn dán đầy bánh quy, bánh bông đường, bánh ú, hoặc bao nhỏ đựng gạo, đựng muối. Mỗi cái giàn đều có dán một con số lớn.
Các giàn để trên tầng thứ nhì có ghi số bằng giấy bạc thì người ta treo trên mổi giàn nhiều bao lớn đựng gạo, trái bưởi, quít, cam hoặc bánh cớm đậu phọng. Có giàn dán đầy những đồng xu hoặc những đồng năm xu.

Tầng thứ ba cao nhất để một cái trang nhỏ có khung hình Phật, hai bên để hai tượng Phật lớn bằng hình người thật, bông bằng giấy hàng mã thật đẹp, mới nhìn tưởng như tượng bằng ciment, hình ông Thiện và ông Ác. Ông Ác thường được gọi là ông Tiêu, mặt xanh, nanh bạc, trên đầu có ba cái sừng, lưởi đỏ chót le ra thật dài xuống khỏi bụng. Ngoài ra có ba cái giàn qúi giá, ghi số bằng giấy màu vàng, gắn những đồng hai cắc, đồng rubi năm cắc và một cái giàn gắn toàn những đồng bạc một đồng. Người đi giựt giàn nhắm vào các giàn có gắn đồng bạc trắng xóa và họ cũng muốn giựt cho được ông Tiêu, nhất là cái lưỡi của ông Tiêu vì họ tin là đem cái lưỡi của ông Tiêu về làm bùa cho con nít đeo vô thì sẽ tránh được bịnh hoạn và tà ma.

Hề Tư Xe nhìn mấy cái giàn thí cúng để trên tầng cao nhất, chỉ cho tôi coi rồi hỏi : «  Chú  Phương có thấy ba cái giàn để gần ông Tiêu không? »
-«  Thấy, toàn là tiền thật đó nghen! Mỗi cái giàn dán cũng bộn bạc. Ai giựt được cái giàn dán những đồng bạc một đồng đó là dư ăn cả tháng. »
- «  Mình về gánh hát rủ thêm mấy anh dàn cảnh với vệ sĩ ra giựt giàn. Ít nhứt cũng giựt được một cái giàn dán tiền. Mấy bữa nay hát ế, ông Bầu phát tiền cà phê, đói thấy mồ, sẳn người ta cúng thí, tại sao mình không nhào vô giựt? »
- Ý ! Không được! Nghệ sĩ mà đi giựt giàn đồ cúng thí cô hồn, coi sao được? »
Hề Tư Xe nhìn mấy cái giàn có dán tiền, thèm nhiễu nước miếng, rống họng cải bướng : « Sao hõng được? Chú em quên là năm rồi hát ở tỉnh Sóc Trăng, mình cũng gặp dịp cúng cô hồn ở chùa ông Bổn trong thị xã Sóc Trăng, ông Bầu với mấy anh nhạc sĩ được mời đến dự, nhạc sĩ đờn kìm Năm Khạp giựt được cái giàn có mấy cái bao gạo 5 kí lô ».
Hồi đó ông Trưởng Tòa Trần Quang Cảnh thiện nghệ cây vĩ cầm, đờn vọng cổ thật tuyệt nghệ, cậu bảy Cảnh là chồng của nữ nghệ sĩ Tư Kiều,(song thân của danh ca Hữu Phước ) Ông là bạn của nhạc sĩ Ba Cang và ông Bầu Tiến Hóa của tụi mình, Ông mời ông Bầu và các nhạc sĩ đi coi chùa Ông Bổn lập đàn pháp chẩn tế cô hồn, người dân Miên và người Hoa ở Sóc Trăng tin là khi giựt được một cái giàn cúng thí cô hồn thì năm đó sẽ làm ăn phát tài, trúng mùa lúa mùa cá, bởi vậy nhạc sĩ Năm Khạp giựt giàn thì người địa phương nể ông Trưởng Tòa Cảnh phó hội trưởng hội quán Hội An nên họ mới để cho Năm Khạp được yên mà mang giàn về. Còn ở Mỹtho, cúng thí giàn của các chủ xe đò là cúng những cô hồn bị xe cán chết, anh nhào vô giựt của cúng thí  âm hồn, coi chừng khi anh đi xe, âm hồn  theo thì anh bỏ nghề ca hát đó. Với lại, anh nhìn coi, dân tới coi giựt giàn cả mấy trăm người, đứng nghẹt chung quanh giàn, anh liệu nếu giựt được giàn, anh có bình yên mà thoát ra khỏi cái rừng người đó không? Hay là họ sẽ ào vô, đè anh dẹp lép như cớm dẹp để mà giựt lại cái giàn có dán tiền?  Chừng đó anh sứt tay, gảy gọng, hết hát hết hò, bỏ nghiệp Tổ  đó nghe hông! »

Hề Tư Xe làm thinh không trả lời, không hiểu anh nghĩ sao, chớ riêng tôi thì tôi nhớ lời dặn của má tôi hồi nhỏ, nếu tôi giựt giàn cúng cô hồn, má tôi biết được, chắc bà buồn lắm, và hát ở Mỹtho, tôi nhớ ngày xưa mình học trường Trung học Mỹtho, hồi năm 1941 1942, Nhựt Bổn vô mượn trường làm trại lính, Trường học phải mượn đình Điều Hòa và nhà việc Điều Hòa làm lớp cho học sinh học đở, cổng chính vô trường đi bằng đường Ariès, con đường gần rạp hát Thầy Năm Tú, nếu bạn học cũ biết tôi bỏ Sở Bưu Điện theo gánh hát để rồi ngày về quê cũ giựt giàn cúng cô hồn thì tôi không còn mặt mủi nào để nhìn ai nữa. Tôi định kéo Hề Tư Xe trở về rạp hát nhưng giờ giựt giàn bắt đầu.… 
Trong nhà, các vị sư đã tụng niệm và chạy kinh đàng xong, một ông trong số các ông chủ xe, mặc áo dài đen, đầu quấn ngang khăn đỏ, leo lên giàn, tay cầm một nắm thẻ bằng tre có ghi số như các giàn đã ghi. Ông xá xá bàn thờ Phật, xong quay lại hướng của dân đứng quanh giàn, chấp tay khấn thật lớn tiếng : « Xin cô hồn các đẳng( người ta hay nói là các đảng), bơ vơ không nơi nương tựa, hữu sinh vô dưỡng, sinh non chết dại, chết bờ chết bụi, chết đâm chết chém, đạn lạc tên bay, xe cán cây đè, rắn mổ rít cắn, thần vòng thắt cổ, một lỗ năm bảy thây, hãy về đây hưởng dụng cơm lành canh ngọt, bánh trái của tiền, áo quần xe cộ, phù hộ cho gia chủ và dân làng làm ăn phát tài, tai qua nạn khỏi. Hỡi hỡi các vong linh, xin về nhận thưởng thí. »

Ông nói xong, hốt gạo muối vãi ra bốn phía, trống chầu đánh một hồi dài, ông liệng các cây thẻ xuống cho đám đông dân tới giựt giàn.
Cả trăm người reo hò, ào vô giựt thẻ. Một số khác nhào vô cái giàn thấp nhất, giựt mấy cái giàn có dán bánh quy, bánh nhưn đường, cớm hoặc kẹo chớ không chờ đổi thẻ. Nhiều anh cảnh sát, lính mã tà và lơ xe đứng bảo vệ giàn, xô đẩy họ ra, nhưng rồi cũng bị mất bốn năm cái giàn bánh ở giàn thứ ba, giàn thấp gần đất. Hề Tư Xe bỏ tôi đứng đó, anh nhào vô, quơ tay chụp được mấy cái bánh quy, giựt mạnh cho rách giấy dán, lấy bánh rồi lui ra ngay. Trong khi đó nhiều người vô xâu xé, giàn bị rách tả tơi, bánh có cái được giựt, có cái rớt dưới đất, người khác đạp nhẹp dưới chân.

Mấy người giựt được thẻ số 1, số 2, số 3,  những thẻ giàn có dán tiền cắc và đồng bạc một đồng, người vô lảnh giàn thì có năm ba người theo hộ vệ. Người đó cầm giàn đưa cao khỏi đầu. Lá cờ đuôi nheo phất phơ theo gió, anh ta vừa bước xuống đất thì các người dân giựt giàn không được thẻ, họ ào tới xô đẩy nhau, giành giựt, xâu xé. Giàn dán tiền bị nghiêng một bên, có người nhào vô chớp đại. Bị xô ra rồi lại ào vô từng đợt từng đợt như những làn sóng người. Cuối cùng thì người giựt được thẻ số một cũng không còn được nguyên cái giàn mà nó bị rách như cái xơ mướp. Tiền đồng lớp rớt dưới đất, lớp được người khác lấy được nhờ xé rách giấy dán trên giàn. Anh Tư Xe cũng nhào vô giành. Có lẽ nhờ Tổ đãi, anh quơ được vài đồng bạc một đồng rồi bị xô té bò càng. Có ai đó, tống cho anh một đạp, Tư Xe té chúi nhủi, cái lổ mũi cày xuống đất, đổ máu. Anh chạy ra khỏi vòng người hỗn độn đó, anh tay bụm mũi cho bớt chảy máu, tay kia kéo tôi chạy về hướng cầu quây. Chạy được một đổi xa, tôi quay lại còn thấy bóng người lố nhố xô đẩy nhau, tiếng hò reo, tiếng la ó, tiềng cười nói ồn ào còn vang vang dưới một vùng ửng sáng nhờ những giây đèn điện giăng dài. Bóng người lố nhố và tiếng hò reo âm vang làm cho tôi có cái cảm giác ghê rợn : hình như những âm hồn chết oan nơi đầu đường xó chợ cũng đang hiện theo về trong cái cảnh hoang mang hỗn độn đó.
Tới đầu cầu quây, anh Tư Xe mời tôi ăn mì vì anh vừa có mấy đồng bạc, tôi ngồi nhìn những người đi giựt giàn về, họ nói chuyện vui vẻ, có người lớn tiếng khoe khoan như vừa lập được một kỳ công, có người cầm cây cờ đuôi nheo phe phẩy như khoe một chiến tích, tôi cảm thấy là mấy ngày nay gánh hát hát ế khách là phải. Gánh hát Tiến Hóa cũng có một cái kinh nghiệm là không thể đem chuyện Tam Quốc để đối đầu với một tập tục lâu đời của địa phương, vì làm vậy, thất bại là một sự hiển nhiên; đem lời ca tiếng hát để mong làm cho người ta giảm đi lòng tín ngưỡng liên quan tới một tập tục làm ăn kinh doanh, đó là một việc không tưởng.

Vừa lúc đó, ông Bầu Kỳ Sanh đi ngang qua xe mì, Tư Xe mời ông ăn một tô mì hoành thánh, rồi đề nghị ngày mai dời đi hát ở tỉnh khác, nhưng ông Bầu Kỳ Sanh nói đã ký với ông chủ rạp là hát hết tuần lễ. Ngày mai còn hội Miểu Bà cúng cô hồn ở cây da gần đường rầy xe lửa, sau đó thì gánh hát mới dọn đi được.

Gánh hát Tiến Hóa của Bầu Kỳ Sanh kẹt lại rạp hát thầy Năm Tú hai ngày nữa mới có thể dọn đi « bến » khác. vì ông Bầu đã ký hợp đồng hát một tuần lễ, mấy ngày trước, đoàn hát ế khách vì dân chợ Mỹtho đổ xô nhau đi coi thí giàn cúng cô hồn của các ông chủ xe đò; hai đêm chót của đoàn hát lại đụng với lễ Miếu Bà cúng cô hồn xe lửa.

Hề Tư Xe tính đi giựt giàn thí cô hồn ở ga xe lửa vì anh đã thành công một lần khi giựt giàn thí cô hồn xe hơi. Cô hồn xe hơi đông như kiến cỏ mà Hề Tư Xe còn giựt được ba đồng bạc thì «  cô hồn xe lửa » đâu có đông bằng cô hồn xe hơi nên Tư Xe đâu có ngán. Lần nầy biết trước cách thức giựt giàn thí cô hồn nên anh Tư Xe  rủ thêm mấy anh dàn cảnh và các em vệ sĩ, quân hầu, đi theo để giúp anh bảo vệ toàn vẹn cái giàn giựt được. Anh hứa trước là sẽ « ăn đồng chia đủ » khi giựt được giàn nên các anh em hộ vệ của anh tỏ ra háo hức, phấn khởi.

Đêm đó, gánh hát trả vé vì khán giả ít quá. được nghỉ hát, nhiều đào kép, các anh đờn cổ nhạc và tôi theo hề Tư Xe đi coi cúng cô hồn ở Miếu Bà ga xe lửa.
Từ rạp hát thầy Năm Tú, ra hướng bờ sông Bảo Định, qua khỏi đầu cầu quây rồi đi dọc theo sông đó ra ngã ba sông Mékong, quẹo phía tay mặt là đến ga xe lửa Mỹtho. Chuyến xe lửa chót( 22 giờ ) vừa ngừng ở sân ga, hành khách vội vã ra cửa, các phu xe kéo tranh kiếm mối, không khí rộn rịp ồn ào. Chúng tôi đứng bên tiệm chụp hình Vinh Ký coi các tấm hình chụp được phóng lớn ra để chờ cho sân ga vắng lặng rồi mới kéo nhau vô ga, đi theo đường rầy xe lửa độ trên một trăm thước rồi ra hướng bờ sông nơi có cây da thật lớn và trang thờ Ngũ Hành Nương Nương.

Trang thờ Bà lớn độ một thước vuông, đặt trên một cái bàn để áp sát vào gốc cây Da. Người ta đồn là dưới gốc cây Da có một con rắn hổ thật lớn, con Rắn thần đó tu nên nó không cắn người. Người ta cũng đồn là cứ đến ngày rầm tháng bảy thì đúng mười hai giờ khuya có một ngôi sao sáng xẹt từ trên trời xuống cây Da sát vòng rào xe lửa ở bờ sông Mékong, họ nói đó là vía Bà về. Miếu Bà Ngũ Hành được người trong vùng từ chợ Mỹtho đến ga xe lửa, cầu Bắc và hãng xáng tin tưởng là rất linh thiêng.Hội Miểu Bà dựng hai cái rạp lớn bằng vải bố sườn tre, làm chỗ cho thiện nam tín nữ đến cúng Bà. Hai bộ ván lớn để hai bên, ván phía tay mặt dành cho dàn nhạc lễ, các cô bóng, ván phía tay trái để các chức việc trong Hội Miếu và ông Xếp ga xe lửa ngồi. Trước trang thờ Bà, trải hai chiếc chiếu thật lớn để bà Bóng múa dâng mâm vàng, múa bóng rỗi và chỗ cho dân đến cúng lạy Bà.

Ông xếp ga xe lửa, các anh thợ máy lái xe lửa, người đốt lò than và các anh gác nhíp xe lửa thắp nhang, khấn vái. Dàn nhạc lễ đánh trống cái, trống cơm, đàn cò, thổi kèn lá trong lúc mọi người cử hành lễ cúng.

Người đến xem rất đông. Hề Tư Xe cố chen vô nhìn mấy cái giàn cúng thí cô hồn để nghĩ cách giựt giàn nhưng anh thất vọng vì không có giàn thí cô hồn như khi cúng cô hồn xe hơi. Tôi cũng chen vô xem cho biết. Trước trang thờ Bà, tôi thấy năm cô mặc yếm tâm, đầu đội ngạch có gắn hột chai ngời sáng, y phục như các diễn viên tuồng đóng vai Tiên, ngồi trên năm cái ghế để một hàng ngang, mặt mày nghiêm chỉnh, mắt nhìn thẳng, không ngó vào ai cả. Nhạc sĩ đờn Kìm Năm Khạp đứng bên tôi nói nhỏ: « Năm cô là năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương. Bà Thủy vai chánh, ngồi giữa, khi lễ khai tràng xong thì bà Thủy xưng tên trước. Còn bốn bà kia là hai bà bên trái là bà Kim, bà Mộc và hai bên phải là bà Hỏa và bà Thổ».

Giàn pháp thí và thực thí là hai cái mâm lớn có bông hình hai cái tháp cao bằng giấy tiền vàng bạc, một mâm xôi được phủ bằng một tấm lụa đỏ có thêu tua, thêu ren bên ngoài rìa vuông lụa. Một mâm chưng trái cây ngũ quả, một mâm nhang đèn, giấy tiền vàng bạc và áo quần bằng giấy.

Nhìn thấy những mâm cúng thí thực cô hồn xe lửa chỉ có bấy nhiêu, hề Tư Xe ngao ngán lắc đầu, định trở về rạp hát. Tôi kéo anh lại và rủ anh sau khi coi múa bóng rồi thì kéo nhau qua bến tắm ngựa bên Chợ Cũ, ăn cơm tấm nước cốt dừa với cháo đậu đỏ, dưa mắm tép rang. Tôi hứa tôi bao, anh Tư Xe gật đầu ưng thuận.

Lễ khai tràng bắt đầu, trống lớn đánh một hồi ba dùi, kế trống cái, trống lễ, kèn thau, trống cơm và đàn cò hòa nhau một bài Hạ như khi dàn nhạc lễ hát bội tấu khi giỗ Tổ. Các anh em trong đoàn hát, nhất là hai nhạc sĩ Năm Khạp, Sáu Xíu biết rõ bài nhạc quen thuộc nầy nên ai nấy đều chú ý xem thử coi cúng miếu Bà bóng rỗi nghi thức ra làm sao.
Anh Tư Xe mở đường, kéo tôi chen vô tới hàng trước nhứt, chúng tôi ngồi phệt xuống đất, xem bà bóng hát rỗi múa mâm đèn.

Sau lễ khai tràng, năm cô đóng vai các tiên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ múa theo nhịp trống, mỗi nàng tiên xưng tên, sau đó bà Thủy rỗi :
Thay phiên đổi sứ con đến đây,
Gối đặt miệng mời chư thánh chứng minh…(ơ…ơ…ơ..)
Tiếng đàn hòa tiếng sáo thổi ngân nga,
Giọng cao, giọng thấp con nguyện cầu yên,
Con vái trên năm Bà về đây chứng miêng,
trên điện tiền, cúi dâng bông, dâng lịnh Bà
Rước năm Bà về đây chứng kiến,
Xin độ cho nam nữ bình yên,
Gió phảng phất hiu hiu báo hiệu vía lịnh Ba thiêng liêng
Mây vần vũ theo ánh trăng, cả trời gió reo vang
Nghe gió động ào ào, hồn thiêng Bà về ban phước cho dân
Xin độ cho nam nữ bình yên 

Bốn bà bóng trong vai bốn bà Tiên Kim, Mộc, Hỏa, Thổ « múa dâng bông » . Mỗi bà cầm một nhánh huệ trắng dài, múa uyển chuyển theo nhịp trống, khi thì để nhánh huệ trên trán hoặc trên vai như người làm xiệc, múa rất khéo, mắt nhìn theo nhánh huệ, trong khi đó thì bà Thủy hát rỗi.
Dứt bài rỗi, các bà Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hướng về bàn thờ vái lạy và dâng bông lên.

Dàn nhạc lễ tấu khi có người vô cúng tiền hoặc mâm hoa quả. Lễ tiếp theo cũng giống như lễ Đại Bội trong các dịp cúng Tổ hay cúng đình, thành ra các nghệ sĩ trong đoàn hát Tiến Hóa tới xem múa bóng nơi miểu Bà cảm thấy rất là quen thuộc. Tôi thấy ông trưởng ban nhạc lễ gật đầu chào hai nhạc sĩ của đoàn hát, thì ra những người nhạc sĩ nầy quen biết với nhau. Hai anh Năm Khạp và Sáu Xíu bước lại giàn nhạc lễ. Trưởng ban nhạc nhường trống cái cho anh Sáu Xíu đánh hòa với đờn cò và kèn thau, ông nói chuyện với anh Năm Khạp, vẻ như đang gặp trở ngại gì đó. Năm Khạp lại nhìn về hướng chúng tôi ngồi.

Anh Năm Khạp tới cho biết : chương trình tiếp theo là Địa - Nàng xuống huê viên, bà bóng Nàng Tiên thì đã có mặt mà người thủ vai ông Địa không hiểu đi đâu vắng.
Trưởng ban lễ nhạc nhờ anh Năm Khạp kiếm nghệ sĩ trong gánh hát hát thay, anh Năm đề nghị anh Tư Xe vô hát cương. Hể Tư Xe biết là khi vô thế vai, xong buổi lễ cúng Bà thì thế nào anh cũng được thưởng một số tiền. Anh rất muốn nhưng không biết « Địa,  Nàng xuống huê viên » câu chuyện đó ra sao, hát như thế nào, anh làm sao mà cương ?
Tôi là soạn giả, được tiếng là « nhảy cao đá lẹ » nên anh Tư Xe vấn kế tôi. Tôi nhớ hồi nhỏ, tôi theo má tôi ra cúng Bà ở ga xe lửa, câu chuyện Bà Tiên và ông Địa thiệt là vui, tôi bèn kể cho anh Tư Xe nghe :

« Tiên nữ Hằng Nga vâng lịnh Vương Mẫu xuống trần, đến huê viên, nơi có '' cây huê và giếng nước'', hái lộc cầu an cho bá tánh. Tiên nữ xuống trần, không biết đường đến huê viên nên nhờ ông Địa dẫn đường.

Ông Địa sau một hồi vòi vĩnh đòi ăn đòi uống. Làm khó làm dễ rồi sau cùng dẫn nàng Tiên đến Huê Viên, làm phép khai thông nước giếng để tưới cây huê, tượng trưng cho việc mưa hòa gió thuận và mùa màng tươi tốt.»

 Tôi dặn thêm anh Tư Xe cách diễu cương lớp ông Địa gặp nàng Tiên: « Khán gi bình dân họ thích cười, anh giễu cho có duyên, nhớ rằng ông Địa bụng bự, mau đói, hay đòi ăn. Người ta cần kiếm cái gì bị mất hay muốn mua may bán đắt thì hay vái ông Địa và cúng chè xôi, cúng nải chuối. Anh cứ cương chuyện đòi ăn cho nhiều, khi nào quá no hay hết cách vòi vĩnh thì Địa mới dẫn nàng Tiên tới huê viên giếng nước. »

Hề Tư Xe chuyên hát cương nên anh ra sau miểu, lấy gối độn bụng, mặc áo ông Địa, bôi phấn thật trắng lên mặt, vẽ râu và vẽ hai vòng son đậm trên đôi má, miệng cũng bôi son đỏ đậm, anh vẽ cái miệng của ông Địa thật rộng. Đầu bịt khăn đỏ, tay cầm cây quạt lá buông rách te tua.
Trống cái gỏ nhịp như kiểu đánh trống múa lân, ông Địa Tư Xe một tay bợ bụng, một tay quạt quạt, bước đi xàng xê theo nhịp trống. Ông Địa đi một vòng, cầm quạt khều khều mấy đứa trẻ ngồi ở hàng đầu, có khi anh dùng hai tay ôm cái bụng độn gối bị xệ, bậm môi trợn mắt nâng cái bụng xệ lên, khiến cho khán giả ré lên cười. Các anh em đào kép và vệ sĩ kéo tới định giựt giàn, không có xô giàn thí cô hồn nhưng có ông địa hề Tư Xe khiến cho anh em có dịp đùa vui nên vỗ tay nhịp nhàng theo tiếng trống, trợ hứng cho ông Địa.
Có cô gái hỏi : « Ông địa ơi… sao hỏng hát gì hết vậy ?»

Địa Tư Xe loay hoay đi một vòng là để câu giờ suy nghĩ hát cương, anh ra đứng giữa, trước khánh thờ Bà Ngũ Hành Nương Nương, anh vừa nhún nhảy, lắc cái bụng bên nầy, xoay bên kia, quạt khơi khơi trên khỏi đầu, hát như kiểu nói lối vần :
« Chốn Bng lai quê ở…
Thường ngày làm bn vi bát tiên,
Thiên đình thấy m t hin,
Cậy chiếu ch phong vi Th địa.
Thường ba tun du Nam Bc,
Chiều v sn đám cúng rầm,
 Chè, chuối, xôi cht đã đầy mâm,
 Địa lp lm xì xà mt bng. »

Nàng Tiên ra múa hai tay lụa dịu dàng, nhìn quanh như thể tìm đường đi, ông địa Tư Xe núp theo sau nàng Tiên, dùng quạt và nét mặt, đôi mắt, cái miệng để diễn tả cho thấy là ông địa biết là nàng Tiên lạc đường.
Nàng Tiên chợt quay lại: « Th Cái Tinh Quân đó chăng ? »
- Thì Địa đây chớ ai trng khoai đất ny ?
- Đây là thánh lịnh ca Vương Mẫu Nương, sai tiên xuống trn tìm đến giếng nước huê viên, th địa ơi, mau mau chỉ đường, đừng để tr nãi mà mang ti đó.
- Đưa thánh lịnh coi.
Nàng Tiên đưa tấm lụa vàng có chữ viết ngoằn ngoèo, Địa day qua trở lại, không đọc được. Địa quạt hơi, thở ra : Khi trước tôi là người có hc,
Tánh trù trừ trm trnh không lo,
Trên lịnh Bà ban sc ch nho,
Địa ngó vô coi như rừng rm.
Nàng Tiên hỏi đường, ông Địa đòi ăn, đòi quà cáp, lộ rõ tánh ham ăn của ông Địa. Ông Địa quạt hơi, thỉnh thoảng quạt quạt cho Nàng Tiên lấy lòng, vừa xum xoe vừa hát :
Sáu giờ sáng Địa thân hành đến đó,
Kiếu cô bác t hi by gi sáng,
Cô bác có lòng cầm, nán ti trưa,
Trời tháng ny hay mưa, Địa ti mười hai gi ti.
( và để đòi ăn, địa liếm mép, nói :
Thổăn, Thổ mi có lo
Thần không hưởng, hóa lai b kh.
( tiếng Tiều : Hóa lai bồ khự là tôi không đi.)
Ông Địa tự bộc bạch về tánh ham ăn của địa :
Tánh Địa ưa mắc nghn,
Hưởng trái cây măng cụt, chôm chôm,
Một ln mt trái : trái ny va quăng hột, lt v trái kia,
Còn thứ bưỡi Biên Hòa lt ra mc ghê răng.
Cái ruột để ăn, còn vỏ b hơn ba cần xé.
Để hối lộ cho Địa, nàng Tiên lấy trái chuối trên bàn thờ cho Địa Tư Xe.

Sẳn từ tối tới giờ chưa có gì bỏ bụng, Địa Tư Xe lột chuối, táp lia lịa, làm bộ mắc nghẹn, trẻ nít cười râng, la ó, kêu ông Địa kiếm gì thêm để ăn.
Nàng Tiên lại lấy dĩa xôi trên bàn thờ. Địa Tư Xe mừng quá, mới thò tay định lấy, bị nàng Tiên dùng quạt khẻ tay một cái đau điếng.
Nàng Tiên nói : « Lịnh Bà ct kiến, Th Địa chỉ đàng, Dẫn my ch Nàng, Xung huê viên gánh nước.»
Địa Tư Xe lập lại: « Dn my ch Nàng, xung huê viên gánh nước .»

Ông Địa đi trước dẫn đường như kiểu ông Địa múa với con lân theo nhịp trống. Bỗng ông Địa chới với muốn té, ông Địa gượng lại, thành ra nhào tới trước ôm nàng Tiên, cả hai té lăn ra đất.

Thì ra lúc nảy anh Tư Xe ăn chuối, liệng vỏ chuối ra ngoài, bọn trẻ nít lén liệng vô. Ông Địa lo bốc xôi ăn và hí hửng với nàng Tiên, vô ý đạp nhằm vỏ chuối, anh sợ té nên chới với tới trước, chụp cô Tiên. Địa và Tiên cùng té. Khán giả vỗ tay la hét, hoan hô, cười râng lên, nàng Tiên đi cà nhắc vô sau miểu, còn ông Địa thì làm rớt cái gối độn bụng, anh lượm gối lên, độn bụng lại nhưng con nít ào vô giựt cái gối độn bụng, chạy mất. Địa Tư Xe chấp tay xá xá, nói :« Địa tôi b bng ri, xin cho v chu Tây Vương thánh mẫu.»
Gió sông thổi lồng lộng, tuy ở chỗ đông người nhưng tôi vẫn cảm thấy lạnh. Nhìn ra sau miểu Bà, dọc theo bờ sông MéKong có một con đường đá đỏ chạy dài, một bên là một hàng cây bông dăm bụt ngăn cách phạm vi của cuối đường rầy xe lửa và một bên sát bờ sông là một hàng cây dương với những cành lá xum xuê, lá dương reo vi vu trong gió.
Có lẽ đã nửa đêm rồi, không khí lễ cúng thêm trang nghiêm, trong thâm tâm chắc mọi người hiện diện đều chờ đợi Vía của Bà, một ánh sao xẹt vô cây da như lời đồn đại xưa nay. Nhưng không biết có sao xẹt không, Vía Bà có về dưới hình thức sao xẹt hay là Bà lúc nãy đã nhập vào nàng Tiên trên đường đến huê viên để múc nước giúp cho dân được mưa hòa gió thuận.

Hề Tư Xe được Hội Miếu Bà tặng cho hai chục đồng, anh mừng quýnh vì số tiền đó nhiều hơn số tiền anh giựt giàn được khi coi cúng cô hồn xe hơi. Anh dẫn chúng tôi băng qua hàng rào bông bụp, ra con đường đá đỏ dọc theo sông để về rạp hát. Anh tuyên bố là anh sẽ đãi anh em ăn mì hay hủ tiếu.
Khi đi ngang cầu tàu Lục Tỉnh, anh ngừng lại, nhìn cầu tàu hiện lờ mờ dưới ánh vài ngọn đèn điện, anh nói : « Còn có th kiếm thêm chút tiền ! » Rồi anh day qua hỏi tôi :« Chú Phương, bao giờ người ta cúng ma da hay hà bá? Ma da cũng là oan hn dưới nước, mi năm cũng có cúng ch h ?».

Tôi nói : « Ngày mai đoàn hát dọn đi rồi. Anh theo ông T ci lương đi hát lang thang làng nầy tnh n hay là anh mun li cu tàu Lc Tnh ny mà ch Ma da Hà Bá ?»
Mọi người cười râng lên và chúng tôi kéo nhau về phố chợ kiếm xe hủ tiếu bán đêm, mỗi người sẽ làm một tô hủ tiếu hay mì, mừng chiến công và tài ứng biến của hề Tư Xe.
Bây giờ ở đâu có cúng cô hồn xe hơi, xe lửa ? Địa phương nào còn lễ cúng bà Ngũ Hành Nương Nương ?  Sáu mươi năm sau, tôi đi định cư ở nước ngoài, không biết ở trong nước có còn nơi nào còn giữ cái tập tục cúng pháp ðàn thí cô hồn hay không?

Nhắc chuyện xưa, nhớ anh Tư Xe quá chừng! Không biết bây giờ anh Tư Xe thành Tiên, thành Phật hay là anh theo cô hồn phảng phất ở đâu đó để chờ giựt giàn pháp thí. Ngày lễ cúng Vu lan ở các chùa Montréal, tôi thắp nhang cúng, tôi nhớ má tôi, tôi cũng nhớ anh bạn hề Tư Xe và nhớ quê hương Mỹtho xa vời.
Tôi cầu mong anh Tư Xe siêu thoát, thành tiên thành Phật hoặc đầu thai vô nhà một người ở các nước Tây Phương dân chủ, khỏi sợ Quỷ Vương CS ám hại khiến cho anh thành cô hồn để mỗi năm phải trở về dương trần tham gia giựt giàn khi các pháp sư cúng thí cô hồn.

Một tập tục lâu đời không dễ gì quên, nhất là ở nơi xứ lạ quê người, nhìn đâu cũng tưởng nhớ quê hương, trong giấc ngủ cũng chiêm bao về những kỷ niệm lúc thiếu thờì.
Ôi, nhớ quá đi thôi!!!

Montréal, Canada, mùa Vu lan 2017.
Soạn giả Nguyễn Phương.




Image
Soạn Giả Nguyễn Phương & Chú Tư Kim Nguyên & Chú Trương Phan

Image

Anh Tuấn Khanh & Soạn Giả Nguyễn Phương




XEM THÊM BÀI :

SAN JOSE: KHÁCH MỜI ĐẶC BIỆT


Một cuộc gặp có giá trị bảo tồn nghệ thuật cải lương.

CÂY ĐA VIỄN XỨ

CỘI ĐA QUÊ HƯƠNG


Image




 
 
 


Nguồn tin: SG Nguyễn Phương - Hanh 31 - CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.