\n
Đang truy cập : 157
•Máy chủ tìm kiếm : 5
•Khách viếng thăm : 152
Hôm nay : 0
Tháng hiện tại : 340988
Tổng lượt truy cập : 16945785
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Họa sĩ lão thành Quách Phong.
Tham gia cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên, sau này, họa sĩ Quách Phong còn ra miền Bắc học tập trong Trường Mỹ thuật Việt Nam (1960- 1962) rồi trở lại chiến trường miền Nam.
Nổi tiếng là họa sĩ chiến trường, đặc biệt là ký họa chiến trường, họa sĩ Quách Phong còn được ghi nhận bởi nhiều sáng tác về chiến tranh cách mạng, giải phóng Sài Gòn. Trong đó, các tác phẩm “Xuống đường Mậu Thân 1968”, “Tiến về Sài Gòn”, “Mùa gặt mới ở Củ chi” đã mang về cho ông giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.
Họa sĩ lão thành Quách Phong. |
Đóng góp của ông với hội họa, với quê hương đất nước còn được ghi nhận bởi nhiều huân, huy chương, trong đó có Huân chương Lao động, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá, Huy chương Vì thế hệ trẻ.
Không bằng lòng với những gì bản thân đã, đang có, nhiều năm trở lại đây, lão họa sĩ lại miệt mài dồn tâm sức cho dự án “Phác thảo lịch sử Việt Nam” bằng tranh. Dự kiến kéo dài nhiều năm, việc thực hiện dự án, như chia sẻ của chính họa sĩ là bởi ông tin tưởng vào sức mạnh của hình ảnh trong việc kể chuyện lịch sử. Ông tâm niệm rằng, lịch sử của một quốc gia rất quan trọng trong việc định hình văn hoá quốc gia đó.
Tác phẩm của họa sĩ Quách Phong: “Tranh lịch sử Việt Nam phác thảo” giai đoạn 1, cuộn 2: thời Trần đến thời Hồ (1226 - 1400). |
Lịch sử chính là văn hoá. Nếu anh không biết lịch sử của nước anh, anh sẽ không thể hiểu được văn hoá của nước anh. Lịch sử là kim chỉ nam định hướng cho anh biết cái gốc của anh, để từ đó anh có thể có hướng đi đúng đắn. Với ông, “việc học lịch sử là tối cần thiết” vì “đất nước này đã đi vào thời kỳ hòa bình, đang chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp lao động chân tay sang kinh tế công nghiệp và sản xuất bằng máy móc tự động.
Chúng ta đang phát triển rất nhanh”. Và, ông cũng muốn rằng “trước khi mình muốn mời khách vào nhà, thì phải kiểm tra coi chúng ta như thế nào đã. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại tổng thể con người và đất nước Việt Nam để có thể tiến những bước xa hơn.”
Được biết, để thực hiện dự án, nghệ sĩ Quách Phong đã bỏ nhiều công sức sưu tầm và nghiên cứu các tư liệu về sự kiện, sắc phục, cũng như văn hoá của từng thời kỳ.
Các tác phẩm của ông cũng sẽ không chỉ lột tả các trận chiến lớn trong lịch sử Việt Nam mà còn chuyển tải những thành tựu quan trọng của nghệ thuật dân gian và văn hoá Việt Nam, sự phát triển của nông nghiệp nông thôn cũng như các thành thị, cũng như nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc quyết định vận mệnh quốc gia. Hai năm đầu của dự án, một phần nhỏ những kỳ vọng và khát khao của ông về việc chiêm nghiệm và thể hiện lịch sử thông qua cái nhìn của nghệ thuật đã thành hiện thực.
Tại triển lãm “Phác thảo lịch sử Việt Nam” lần thứ nhất, ông sẽ giới thiệu đến khách tham quan những phác thảo màu của các sự kiện lịch sử, trải dài từ thời đại vua Hùng 2000 năm trước Công nguyên cho đến thời kỳ Lê sơ (Lê Trung Hưng) những năm 1500. Các phác thảo được vẽ trên hai cuộn giấy bản, mỗi cuộn dài từ 50 đến 70 mét. Triển lãm cũng sẽ trưng bày 12 tấm sơn mài đầu tiên được hoàn thiện dựa trên phác thảo, một video toàn bộ phác thảo giai đoạn 1 (với tổng chiều dài tranh gần 200 mét), phỏng vấn nghệ sĩ Quách Phong do ban tổ chức thực hiện.
Do Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sàn Art tổ chức từ ngày 9-7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, 97A Phó Đức Chính, quận 1, TP Hồ Chí Minh, triển lãm cũng là đánh dấu khởi đầu của “Phác thảo lịch sử Việt Nam”.
Chị Nguyễn Bích Trà, một trong 3 người trực tiếp thực hiện triển lãm cho biết, đây là câu chuyện về nghị lực đáng nể của một nghệ sĩ đã chứng kiến những thăng trầm của chiến tranh, trải qua quá trình chuyển đổi của đất nước dưới kháng chiến, giải phóng và đổi mới, là người thúc đẩy sự phát triển của các mạng lưới nghệ sĩ giữa ba miền Bắc, Trung, Nam.
Triển lãm sẽ là hoạt động đầu tiên nhằm kêu gọi hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện dự án của họa sĩ Quách Phong. Họa sĩ Quách Phong cũng mong muốn rằng, tác phẩm của mình sẽ được sắp đặt ở một không gian công cộng, trưng bày ở khắp các thành phố của Việt Nam, đặc biệt là những nơi diễn ra sự kiện được ông khắc họa trong tác phẩm.
nổi tiếng, ký họa, chiến trường, tác phẩm, hội họa, kháng chiến, ăm ắp, hơi thở, họa sĩ, ngạc nhiên, quyết định, trình làng, dự án, triển lãm, phác thảo, lịch sử
Mã an toàn:
Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lạ
Ý kiến bạn đọc