Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
tht
Hơn nửa thế kỷ trước, cải lương (CL) và các chủng loại nghệ thuật khác đến với công chúng trực tiếp qua sàn diễn, hay gián tiếp qua Đài phát thanh, dĩa hát. Còn thông tin về hoạt động, nghiên cứu, phê bình thì được đăng trên các trang báo kịch trường; chỉ thế thôi, chớ chưa đa dạng, tân tiến, nhạy bén như phương tiện truyền thông thời @
Sân khấu - Dĩa hát
Soạn giả Trần Hữu Trang, ai đó lúc đề cập về ông đều liên tưởng đến hai người con phi vật thể Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu mà tuổi tác đang vào hàng thượng thọ (trên 70) vẫn còn hoành tráng vinh danh người cha sanh cao vời phẩm hạnh. Bác Tư Trang hiền hòa, đức độ; rất đắc nhân tâm với đồng nghiệp từ đồng trang với hậu bối, và cả với công chúng yêu nghệ thuật bản sắc. Biệt danh “ông Tam Tạng” được công luận ban cho đủ ấn chứng sự toàn vẹn một nhân cách khó tìm
Bác Tư sáng tác không nhiều. Tài hoa như bác mà sự cống hiến ít oi những tác phẩm nghệ thuật thì quả là thiệt thòi cho cải lương và công chúng. Thế nhưng biết làm sao hơn khi cuộc chiến vệ quốc bắt đầu khốc liệt – giữa thập kỷ 50, thế kỷ XX – đáp lời non song kêu gọi, bác Tư “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” tận chiến khu D, gác lại bao nhiêu là đề cương, ý tưởng đang nhen nhóm trong tâm thức. Cha đi chiến đấu, đâu thể sinh con, công chúng có thiệt thòi, nhưng Tổ quốc được việc. Hai người con gái (ĐCL, T.A.N) giao cho nghệ sĩ và công chúng nuôi dưỡng trường kỳ, thử hỏi còn gì quý hơn?
Thời điểm 60 năm trước chưa có công nghệ bảo lưu hình ảnh (nghe – nhìn) thì trông cậy vào dĩa hát. Chiếc dĩa hát khi xưa có đường kính khoảng 3 tấc, màu đen tuyền nên gọi là dĩa nhựa, hai mặt trước, sau đều được thu thanh. Thông thường một vở CL sân khấu được thu dĩa thì thành phẩm là 5 dĩa trở lên (tùy theo sự cắt xén của bộ phận biên tập và điều kiện kỹ thuật). Riêng vở ngắn thì dưới 5 dĩa. Đặc biệt, một tác phẩm nguyên bài 20 câu vọng cổ đơn ca hay song ca (1 đào 1 kép) thu trong 2 dĩa (4 mặt); mặt 1, rao đàn và ca 4 câu; mặt 2, ca 6 câu (từ câu 5 đến hết câu 10); mặt 3, ca 5 câu (từ câu 11 đến hết câu 15); mặt 4, ca 5 câu (từ 15 đến hết 20).
- Bộ Hoa rơi cửa Phật (tức vở diễn sân khấu Lan và Điệp, tác giả Trần Hữu Trang chuyển thể cải lương từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan) được thu thành 5 dĩa nhựa với thành phần nghệ sĩ: cô Tư Sạng (Lan), Năm Nghĩa (Điệp), Tám Thưa (Hòa thượng), Hồng Châu (nam, vai tiểu Huệ Thông). Giọng ca đầy tự sự của nữ danh ca Tư Sạng (mẹ của Đệ I nữ danh ca Thanh Hương) rất bi thảm, kết hợp làn hơi du dương sang cả, mùi mẫn của nghệ sĩ danh ca Năm Nghĩa; lại thêm giọng nam trầm khàn quý hiếm của danh ca tiền phong Tám Thưa đã là một hấp lực mãnh liệt đối với thính giả. Uy thế của vở diễn sân khấu Lan và Điệp vốn đã hút khách cực kỳ qua đôi Lan – Điệp: Năm Phỉ - Tư Út đã là từ trường nam châm lôi cuốn, hỗ trợ đắc lực cho bộ dĩa Hoa rơi cửa Phật với những giọng vàng vừa nêu. Nên hầu như nhà nào có “dàn hát dĩa” là có bộ HRCP này.
- Bộ 8 dĩa Tơ vương lộn mối (soạn giả Trần Hữu Trang), thể loại tâm lý xã hội, phản ảnh mâu thuẫn cũ – mới ở xã hội Việt Nam đang phân hóa trầm trọng dưới cái ách nửa của phong kiến, nửa của thực dân. Bảng phân vai: cô Năm Cần Thơ (Phụng), Hồng Châu (Khoa), Tám Thưa (Hùng), Hai Tiền (người cha), Bảy Vĩnh Long (tức Bảy Ngọc, vai mẹ), Ba Ngươn (anh trai Phụng), Kim Cúc (chị dâu Phụng). Chuyện kể: Phụng và Khoa là đôi bạn thân thời tuổi học trò. Khi trưởng thành, họ yêu nhau tha thiết và hẹn ngày nên duyên. Khoa côi cút, lại nghèo khó, phải tha phương cầu thực tại Hà Nội (trước năm 1954, đất nước chia đôi). Cha mẹ Phụng chê Khoa bần hàn, ép gả cô cho bác sĩ Hùng vốn là bạn cũ của Khoa. Ngày Khoa trở về Nam, đến thăm người yêu cũ thì nàng đã sang ngang. Phụng bày giãi nỗi niềm. Khoa khuyên nhủ Phụng hãy chu toàn phận làm vợ, bởi Hùng cũng là bạn cũ. Khoa chưa kịp giã từ thì một tiếng nổ lớn từ phòng thí nghiệm, Hùng chết vì sơ ý trong thao tác chế tạo chất nổ sát hại Khoa – Phụng vì ghen
Bộ dĩa này khá ăn khách nhờ nội dung, tình tiết sôi nổi. Phần ca diễn, từ Tám Thưa, Năm Cần Thơ đến Bảy Vĩnh Long, Kim Cúc, Hai Tiền ai nấy đều xuất sắc đến tròn vai.
- Siêu phẩm Đời cô Lựu được thu dĩa gần trọn vở diễn ở sân khấu, chỉ cắt bớt một số chi tiết không quan trọng. Ba mẹ tôi không có vở này trong bộ sưu tập của gia đình, tôi phải “nghe lóm” hàng xóm câu được câu mất nên không thông suốt thành phần diễn viên; chỉ dám khẳng định: cô Bảy Phùng Há vai cô Lựu, ca sĩ cổ nhạc Ngọc Nữ vai Kim Anh. Và… hình như Tám Thưa vai Hai Thành, Paul Thuận vai Võ Minh Luân. Bộ này rất hợp với tình cảm, tâm lý đa số công chúng, bởi rất phù hợp với dòng tiểu thuyết đời thường của nhà văn Hồ Biểu Chánh đang ào ạt mạch chảy cảm thương về thân phận người phụ nữ, dân nghèo thấp cổ bé miệng bị cường quyền, ác bá miệt thị, hiếp đáp.
- Đặc biệt, siêu phẩm Tô Ánh Nguyệt được hai hãng dĩa lớn tranh nhau và cùng mua được bản quyền; một hiện tượng độc nhất vô nhị trên thị trường diã hát, thời điểm ấy! Bộ trước gồm 9 dĩa của hãng Béka (Bê-ka) hay Pathé (Pa-thê) (?) tôi không nhớ rõ; chỉ nhớ hai vai chính được giao cho cô Ba Bến Tre (Nguyệt) và Tám Thưa (Minh). Chín dĩa, thực ra quá giản lược, khó có thể gói ghém, chuyển tải hết nội dung vở bi ca kịch đồ sộ. Lớp công chúng đã từng xem Tô Ánh Nguyệt trên sân khấu có tâm trạng bức xúc vì bộ này chưa đáp ứng trọn vẹn khoái cảm thính giác, nghĩ là nghe chưa “đã”. Kịp lúc khi nghe cửa hàng dĩa hát chào mời bộ Tô Ánh Nguyệt thứ hai của hãng dĩa Aisa mới sản xuất với số lượng 17 dĩa, ba mẹ tôi mừng rỡ “rinh” về liền, bất chấp việc bị “viêm” túi tiền. Mười bảy dĩa vừa dài vừa nặng giá; vậy mà thiên hạ ùn ùn mua về, e trễ sẽ hết. Đây là bộ dĩa dài bậc nhì thời điểm ấy (bộ dài nhất là San Hậu 25 dĩa). Tô Ánh Nguyệt của hãng dĩa Asia là một cuộc tập họp đông đảo danh ca cự phách nhạc thính phòng và ngôi sao hàng đầu SKCL với Tám Thưa (Minh), Tư Sạng (Nguyệt), Ba Vân (ông Cả), Út Trà Ôn (Tâm), Năm Cần Thơ (vợ Tâm), Ba Bến Tre (Dung), Ba Giáo (Tân), Bảy Cao (Bích).
Chất lương ca diễn bộ dĩa này có thể cho là hoàn hảo. Đó là cuộc đọ tài đỉnh cao của các hảo thủ, đưa vị thế công nghệ dĩa hát lên tầm cao mới, tô đậm dấu ấn một soạn giả tài hoa: Trần Hữu Trang; bởi từ trước đến thời điểm ấy, chưa có một cuộc tổng hợp tài danh nào đình đám hơn; một phần vì hãng dĩa sợ lỗ vì chi phí cao, phần vì danh ca ai cũng có cái tôi rất lớn, so kè vai lớn vai bé, chẳng ai chịu nhường ai.
Thế mà, vì cái uy tín của ông Tam Tạng, vì nể trọng chủ hãng Asia, một Bảy Cao kiêm soạn giả, kiêm chủ nhân một đại ban mà nhận vai Bích với vài câu thoại và ca mấy câu Kim tiền bản mỉa mai cô Nguyệt rồi… hết. Một Út Trà Ôn đệ nhất danh ca, kép chính đại ban vẫn chấp nhận vai Tâm với mấy câu thoại mạt sát Nguyệt, ca chung với Năm Cần Thơ câu vọng cổ thứ sáu. Một Ba Bến Tre cao cường từng vào vai Nguyệt ở bộ 9 dĩa, thế mà vẫn vui lòng với vai Dung
NS Tư Sạng dĩ nhiên rất tuyệt diệu vai Nguyệt từ ca đến thoại. Trường hợp Tám Thưa, cả hai bộ T.A.N đều chiếm lĩnh vai Minh, có lạ chăng? Về kỹ thuật ca, ông phải nhân nhượng những Út Trà Ôn, Ba Giáo. Nhưng ngẫm ra, ông đặc biệt thích hợp vai Minh nhờ chất giọng bi trầm, ca lòn dây đào hiếm có đối thủ; lại độc đáo lớp hấp hối, vừa ca vọng cổ vừa ho (lao), vừa xuống nhịp song lan chính xác, đạt độ truyền và khoái cảm cao. Đúng là một vai bất khả, nếu người hóa thân (thể loại audio) không phải là Tám Thưa.
- Mộng Hoa Vương (vào đây để nghe): tức là Đêm trăng trong vườn ngự uyển rất nổi tiếng trên sàn diễn, tôn vinh tài năng trác tuyệt đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ Tư Út – Phùng Há và liệt vào danh bảng để đời của họ. Nhưng thành phần diễn ca của CD này lại là cô Tư Bé, NS Tám Thưa, Năm Phồi, Bảy Quới (dĩa hát này thu thanh sau khi NS Tư Út qua đời). CD này còn kèm thêm hai trích đoạn: 1) Tam ban Đổng Quý Phi (NS Năm Nghĩa và cô Năm Cần Thơ ca diễn vọng cổ nhịp 16 rất hay); 2) Lá của rừng xanh (soạn giả Thu An, Út Hiền và Ngọc Hương ca diễn).
- Khi người điên biết yêu (SG: Trần Hữu Trang – Nguyễn Thành Châu – Lê Hoài Nở); CD này thu trước 1975 với bốn giọng ca đỉnh cao Dũng Thanh Lâm, Tấn Tài, Phượng Liên, Phương Quang và hai danh hài đắt giá Thanh Việt, Văn Chung.
Đây là vở diễn kinh điển của CL xưa nay, rất độc đáo và sâu sắc. Cốt truyện éo le, văn chương thâm thuy được bốn danh ca thể hiện rất thẩm thấu.
Những Hoa rơi cửa Phật, Mộng Hoa Vương, Tô Ánh Nguyệt (Tư Sạng – Tám Thưa), Khi người điên biết yêu, có thể nói là di sản bảo lưu quý hiếm của anh tài Trần Hữu Trang đã tái bản (hãng dĩa Việt Nam) đường Hồ Tùng Mậu – Q.1 – TPHCM. Bạn đọc yêu cải lương và soạn giả họ Trần có thể sưu tập để lưu niệm.
Hồ Quang
Nguồn tin: HQ - BSK
hơn nửa, thế kỷ, trước cải, lương cl, và các, chủng loại, nghệ thuật, khác đến, với công, chúng trực, tiếp qua, sàn diễn, hay gián, đài phát, thanh dĩa, hát còn, thông tin, về hoạt, động nghiên, cứu phê, bình thì, được đăng, trên các, trang báo, kịch trường, chỉ thế, thôi chớ, chưa đa, dạng tân, tiến nhạy, bén như, phương tiện, truyền thông, thời
Ý kiến bạn đọc