Đang truy cập : 210
Hôm nay : 21707
Tháng hiện tại : 2196425
Tổng lượt truy cập : 88503026
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
VL-TL
Lời ca quê hương khi nồng nàn, da diết, lúc bổng, lúc trầm, mộc, kim hay thổ … là tùy thuộc vào chất giọng của mỗi người nghệ sỹ! Cứ như thế con đò sân khấu cứ chảy trên dòng sông bài bản, nhịp nhàng như thế đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thời gian nào, không gian nào cũng vậy - những con đò ấy trôi cùng nhau trên cùng một dòng sông, lớp trước dẫn lớp sau đi đến đỉnh vinh quang, thành công, kể cả làm nên vàng son một thuở, lẫy lừng, hấp dẫn hay thăng trầm, đìu hiu … tình cảnh nào cũng có…
Những con đò ấy chính là những thế hệ nghệ sỹ ngày đêm xuôi ngược trên dòng sông nghề. Trong miền cảm xúc của nghệ sỹ có một thứ cung bậc mãnh liệt nhất, trong tình yêu của nghệ sỹ có một ngôi vị cao nhất, tất cả đó, họ dành cả cho hai từ: đam mê. Trong họ có một niềm mơ ước, có một thứ khát khao cháy bỏng là được tỏa sáng nơi thánh đường sân khấu! Nhưng không phải dễ dàng tỏa sáng trong một sớm một chiều mà phải đi từ nơi bắt đầu và bước đi từng bước một… rồi đi bên cạnh nhau, lớp đàn em đi cạnh – đứng chung sân khấu, vở tuồng với đàn anh, đàn chị, dù là vai lớn, vai nhỏ, chính hay phụ … từ đó mà lớn lên dần, rồi mỗi người một phong cách!
Nói đến vấn đề này cần phải nói đến các vở tuồng như: “Vua ăn mày” với NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh bên cạnh NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, rồi “Tiêu Anh Phụng” với nghệ sỹ Tài Linh trong vai công chúa Tống Ngọc Châu bên cạnh NSND Lệ Thủy vai Tiêu Anh Phụng, NSƯT Minh Vương vai Hoàng Tử, “Thần Nữ dâng ngũ linh kỳ”, với NSND Thanh Tòng trong vai Tiết Đinh San, NSND Lệ Thủy trong vai Phàn Lê Huê (trên sân khấu thời đó là NSƯT Mỹ Châu trong vai Phàn Lê Huê) NSƯT Vũ Linh trong vai Tiết Ứng Luông, nghệ sỹ Tài Linh trong vai Thần Nữ, tuồng “Tiếng hạc lưng trời” với NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh bên cạnh đàn anh - danh ca Minh Cảnh, tuồng “Bạch Viên tôn các” với nghệ sỹ Tài Linh, Thanh Hằng, NSƯT Thoại Mỹ bên cạnh đàn anh NSƯT Thanh Sang, NSND Diệp Lang … rồi “Người tình trên chiến trận” khi được thực hiện lại với NSƯT Kim Tử Long vai A Khắc Chu Sa bên cạnh NSƯT Minh Phụng, NSƯT Mỹ Châu , tuồng “Thoại Ba công chúa” nghệ sỹ Tài Linh đóng vai Thoại Ba cùng với NSƯT Minh Phụng vai Địch Thanh, hay như vở tuồng đi cùng năm tháng của sân khấu cải lương Việt Nam đã trải qua nhiều thế hệ nghệ sỹ thủ vai như “Đời cô Lựu” vẫn là những thế hệ trước cùng người đi sau như: NSND Bạch Tuyết vai cô Lựu, NSƯT Minh Vương vai Võ Minh Thành, NSƯT Kim Tử Long trong vai Võ Minh Luân, NSƯT Thoại Mỹ trong vai Kim Anh…
NSƯT Kim Tử Long và Phi Nhung trong trích đoạn cải lương "Vợ thằng Đậu"
Trở về thời gian trước đó và “Nhạc lòng năm cũ” với NSƯT Phương Hồng Thủy bên cạnh NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương và hai thế hệ nghệ sỹ này trong vở tuồng này cùng với NSND Út Trà Ôn, đệ nhất đào thương NSƯT Út Bạch Lan… và còn rất nhiều những minh chứng cho những con thuyền lớn, nhỏ cứ bên cạnh nhau như thế, và cứ lớn dần, lớn dần rồi những chiếc thuyền con dần tỏa sáng, tỏa sáng rồi cứ tiếp tục đồng hành cùng người đi sau, NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Thoại Mỹ … từng là những con đò nhỏ trên dòng sông nghề, dần dần qua trui rèn, phấn đấu, trau dồi … họ đã tỏa sáng, đời còn ban tặng cho những nghệ sỹ bằng những mỹ từ, mỹ danh mà không dễ gì đời sau có lại như: NSƯT Vũ Linh là ông hoàng tuồng cổ, nghệ sỹ Tài Linh là bà hoàng sân khấu hay nghệ sỹ tài sắc không phai, NSƯT Kim Tử Long là Rồng Vàng của sân khấu cải lương…
Chuyện sân khấu là muôn đời nối tiếp nhau, cuối những thập niên 90 có lẽ là thời kỷ nở rộ của số phận nhân vật “kép con” – và biệt danh này không ai khác ngoài Rồng Nhỏ NSƯT Kim Tiểu Long đã gây dấu ấn đậm trong lòng khán giả với hang loạt vở tuồng video như: “Làm dâu vợ lớn” với NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh, NSƯT Thoại Mỹ, “Nước mắt chiều ly biệt” với NSƯT Minh Vương, nghệ sỹ Hoài Thanh, nghệ sỹ Tài Linh, “Vết thương kỷ niệm” cùng NSƯT Vũ Linh, NSƯT Út Bạch Lan, nghệ sỹ Tài Linh, Thanh Hằng, “Tình xa nghĩa lạ” và “Mùa thu trong mắt mẹ” với NSND Bạch Tuyết, NSƯT Minh Vương, “Định mệnh” với NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, “Không chồng” với NSƯT Vũ Linh, NSƯT Thanh Kim Huệ, Đỗ Quyên, nghệ sỹ Tài Linh, “Người tình” với NSƯT Minh Vương, NSƯT Phương Hồng Thủy , “Gió đưa cành liễu” với NSƯT Vũ Linh, Phượng Mai, NSƯT Thoại Mỹ, “Bến đợi” cùng NSƯT Út Bạch Lan, NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh, NSƯT Thanh Thanh Tâm, Tiểu Linh, “Sầu cô lẻ” với NSƯT Vũ Linh, nghệ sỹ Tài Linh, Hoài Trúc Phương, NSƯT Diệu Hiền, Thanh Hằng … Thời gian năm tháng đã trôi qua như thế, Rồng Nhỏ cũng dần lớn lên từ những vai kép con thương cha, tìm mẹ, tình yêu đầu đời ngang trái … Rồi một ngày kia người ta thấy một Kim Tiểu Long ai hoài, trữ tình, đau đời trong kiếp phong sương của một Hàn Mạc Tử trong vở tuồng cùng tên của soạn giả NSND Viễn Châu, rồi cũng một hình ảnh nhà thơ này là một Trương Hoàng Kép trên sân khấu triển vọng Trần Hữu Trang năm ấy và … được đặt cách vào mùa giải này lần sau khán giả lại thấy một ngôi sao sân khấu Kim Tiểu Long dám mạnh đường hoàng bước vào cuộc thi như bao thí sinh khác với vai Lục Vân Tiên và vai Huỳnh (của “Không là cát bụi) – và kết quả mang lại là thủ khoa của chiếc huy chương vàng Trần Hữu Trang năm đó. Nhắc lại không phải để ca ngợi mà để thấy rằng để đạt vị trí cao trong nghề đó là sự học hỏi, cố gắng không ngừng nghỉ, luôn luôn miệt mài sáng tạo, có lẽ vì thế, Rồng Nhỏ còn góp nhặt thêm vào hành trang của mình các vai diễn: Thi Sách (tuồng Tiếng trống Mê Linh), Trần Minh (tuồng “Bên cầu dệt lụa”), vai Nam trong Rồng Phượng… Và, ngày hôm nay Rồng Nhỏ được đời tặng cho mỹ danh: bạch mã hoàng tử của sân khấu cải lương trong thời đại mới.
Bản tình ca cải lương vẫn với những bài bản tài tử, vẫn với những câu vọng cổ đó, bao nhiêu năm rồi vẫn nhịp song loan ấy song đôi, đồng hành cùng khúc nhạc ân tình chan chứa mang cả tâm tình nghệ sỹ từ thế hệ này qua thế khác – họ như những chuyến đò chở nặng tơ vàng xuôi ngược trên dòng sông quê hương cùng nhau mang tiếng tơ lòng gởi đến mộ điệu xa gần…
Xin chúc cho sân khấu cải lương mãi cứ gắn bó như những chuyến đò ấy và những con đò nhỏ ngày một lớn lên và tỏa sáng trên chính mái chèo, tài năng của mình vượt bão to sóng lớn để đến với bến bờ vinh quang nhất trong lòng khán, thính giả nơi nơi./.
Vương Thoại Hồng
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc