Đang truy cập : 179
Hôm nay : 22502
Tháng hiện tại : 2197220
Tổng lượt truy cập : 88503821
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
ĐN
NS Đại Nghĩa được khán giả tặng hoa chúc mừng sau suất diễn
Đạo diễn trẻ Trần Minh Tuấn và Họa sĩ thiết kế mỹ thuật Hoàng Thị Phương Thảo đã chọn tác phẩm này để thực hiện bài thi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM trong sự ngưỡng mộ của số đông khán giả trẻ. Dưới hàng ghế khán giả là những nghệ sĩ gạo cội của sân khấu phía Nam như các NSƯT: Trần Minh Ngọc, Nguyễn Công Ninh, Thành Hội, Ái Như, Hữu Châu…đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt cho học trò của cố NSƯT đạo diễn Đoàn Bá.
Họa sĩ trẻ Phương Thảo tặng hoa cảm ơn đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh và họa sĩ Thanh Phong đã hướng dẫn bài thi tốt nghiệp.
Vì Nhà hát Thế giới trẻ đang hoạt động cho nên việc tập dợt tác phẩm này đều phải tập vào buổi tối và có đêm tâp đến rạng sáng ngày hôm sau, Đại Nghĩa cũng như các diễn viên khác đều bị "bầm dập" bởi tác phẩm này, nhưng họ đều thể hiện sự phấn chấn vì được làm tác phẩm nghiêm túc.
"Tôi học thầy 3 năm, khi thầy đột ngột ra đi, nỗi đau mất mát không có gì bù đắp. Nếu thật sự có kiếp sau, tôi vẫn mong được là học trò của thầy. Bởi, thầy đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê và sự liều lĩnh chạm tay đến ước mơ của mình. Tôi chọn tác phẩm "Những người khốn khổ" để dàn dựng nhạc kịch trong thời buổi này để làm bài tốt nghiệp, là một sự cả gan. Nhưng bù lại trong muôn vàn khó khăn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, ban giám đốc Nhà hát Thế giới trẻ, Công ty Sài Gòn Phẵng và các nghệ sĩ : Đại Nghĩa, Vân Trang, Lê Hoàn, Lâm Vỹ Dạ…và hơn 50 diễn viên trẻ là diễn viên đã tốt nghiệp và đang là sinh viên của trường. Tôi tin rằng đâu đó trong khán phòng Nhà hát Thế giới trẻ đêm nay có thầy tôi hiện diện bên cạnh tôi" – đạo diễn Trần Minh Tuấn đã xúc động bày tỏ niềm tâm sự.
Cảnh trong vở "Những người khốn khổ"
NS Đại Nghĩa cho biết, dù anh bận rất nhiều công việc nhưng khi được mời đóng vai Jean Valjean, anh đã đồng ý ngay. "Vì tôi nhìn thấy sự đam mê cháy bỏng trong ánh mắt của chàng đạo diễn và cả cô họa sĩ thiết kế sân khấu này. Họ khao khát được làm nghệ thuật, mà đối với những tác phẩm đỉnh cao của thế giới, ngay cả các sàn diễn chuyên nghiệp trong thời buổi này cũng không dám đầu tư, còn họ chỉ là sinh viên làm bài thi tốt nghiệp đã dám tạo cho mình một khát vọng để đưa "Những người khốn khổ" phiên bản Việt lên sân khấu" – NS Đại Nghĩa cho biết lý do vì sao anh dốc toàn sức lực cho cuộc chơi này.
Các diễn viên trong vở "Những người khốn khổ"
"Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19. Tác phẩm này là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Tôi khen ngợi ý chí làm việc của đạo diễn trẻ Trần Minh Tuấn. Em đã đầu tư dàn dựng vở này hơn nửa năm. Nhạc kịch là xu hướng mà sàn diễn Việt đang hướng tới, sự chung tay của nhiều diễn viên chuyên nghiệp đã cho thấy họ không chỉ mải mê kiếm tiền với các hợp đồng game show mà còn biết đốt cháy niềm tin rằng sàn diễn luôn là thánh đường" – NSƯT Trần Minh Ngọc nhận xét.
Bản thân tác phẩm "Những người khốn khổ" có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi dây kết nối những mảnh đời riêng lại thành câu chuyện chính là Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ sai – vai diễn của Đại Nghĩa - người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho đứa cháu đang đói khát - Jean Valjean được thả. Tuy nhiên nhân vật phải mang theo giấy thông hành từng là tội phạm. Vì điều này anh bị từ chối trở thành người lương thiện.
Cảnh trong vở "Những người khốn khổ"
Tám năm sau Valjean mang tên Madeleine, trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn đang truy tìm ông.
"Hoan nghênh một đạo diễn trẻ đã dám đương đầu với cái khó, tìm cho mình những chất liệu mới trong việc dàn dựng nhạc kịch. Đây là lần đầu tiên vở nhạc kịch diễn tại sân khấu Nhà hát Thế giới trẻ có sử dụng dàn nhạc giao hưởng. Thiết kế sân khấu toát lên khung cảnh nước Pháp giai đoạn đầy hào hùng đó. Phục trang và cả ánh sáng hỗ trợ thật đắt cho diễn xuất. Các diễn viên trẻ hát bằng giọng thật, âm nhạc với lời Việt thật hùng hồn, giàu cảm xúc. Mừng cho sàn diễn của người trẻ đã có thêm tác phẩm lớn. Tôi tin thầy Đoàn Bá rất hạnh phúc vì học trò của ông trong hai năm qua đã chọn nhiều tác phẩm hay để làm bài tốt nghiệp và thu hút được công chúng trẻ đến với sân khấu, đó là điều mà ông luôn mong đợi" – Đạo diễn NSƯT Nguyễn Công Ninh nói.
NS Đại Nghĩa hạnh phúc sau suất diễn
Vở kịch “Les Misérables - Những người khốn khổ” kinh điển của Victor Hugo đang được đạo diễn và các diễn viên trẻ chăm chút trước giờ ra mắt vào tối ngày 1/11 tại sân khấu Thế giới trẻ.
Nói về vở nhạc kịch, đạo diễn Trần Minh Tuấn cho biết, chính cố NSƯT, đạo diễn Đoàn Bá đã nâng đỡ, giúp anh có động lực thực hiện vở kịch đầy thử thách.
Diễn viên Đại Nghĩa trên sàn tập. |
Anh chia sẻ: “Đã có hơn 60 quốc gia dựng vở nhạc kịch này. Ngoài châu Âu, tác phẩm cũng từng được công diễn ở các quốc gia châu Á như: Philipine, Singapore, Hàn Quốc... Chính vì vậy, mong muốn dựng vở nhạc kịch “Les Misérables” phiên bản Việt Nam vẫn luôn khiến tôi day dứt, ấp ủ.”
Ngoài những diễn viên cứng nghề như: Đại Nghĩa, Vân Trang, Lâm Vỹ Dạ,…vở kịch còn là nơi chạm ngõ của các gương mặt trẻ như ca sĩ Âu Bảo Ngân, diễn viên Võ Tấn Phát,…
Diễn viên Vân Trang và đạo diễn Trần Minh Tuấn. |
“Khó khăn nhất chính là phần âm nhạc của tác phẩm. Việc chuyển ngữ các lời hát từ tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho hài hòa về giai điệu, tiết tấu nhiều lúc khiến tôi bế tắc”, đạo diễn Trần Minh Tuấn nói.
Tối ngày 31/10, PV tiếp xúc với diễn viên Võ Tấn Phát khi anh đang còn tập luyện hăng say tại sân khấu Thế giới trẻ. Anh cho biết: “Với diễn viên trẻ như tôi, đóng nhạc kịch là điều rất khó. Thậm chí, do đạo diễn đòi hỏi phải hát live nên nhiều diễn viên như Phát buộc phải chịu khó đi học thanh nhạc.”
nhà hát, thế giới, thưởng thức, nhạc kịch, khốn khổ, đam mê, thành công, nhân vật, tác phẩm, sân khấu
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc