Đang truy cập : 207
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 205
Hôm nay : 21752
Tháng hiện tại : 2196470
Tổng lượt truy cập : 88503071
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Biết làm, cải lương xã hội sẽ ăn khách
Khán giả đến xem vở "Hồn ma báo oán" (tác giả: Vương Huyền Cơ, chuyển thể cải lương: Đăng Minh, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) kín Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trong suất khai trương ngày 27-5 và các suất diễn kế tiếp sau đó. Điều gì khiến vở diễn cải lương đề tài xã hội này thu hút khán giả đến vậy?
Giải quyết được điều bức xúc của cuộc sống
Vở "Hồn ma báo oán" cuốn hút người xem chính nhờ tính vấn đề đặt ra từ kịch bản, được coi là thuộc tính hàng đầu của nền nghệ thuật sân khấu. Ở đó, tác giả đã trả lời những vấn đề của cuộc sống, những bức xúc đang đòi hỏi phải được giải quyết.
Cảnh trong vở cải lương “Hồn ma báo oán” của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
Không có sự trừng phạt nào cay nghiệt và thích đáng bằng phán xét của tòa án lương tâm. Đó là thông điệp mà vở "Hồn ma báo oán" chuyển tải đến người xem.
Câu chuyện được kể bằng bút pháp điêu luyện giàu kịch tính của nữ tác giả chuyên viết kịch xã hội, qua cây bút chuyển thể cải lương đầy trữ tình của tác giả Đăng Minh (cha đẻ của kịch bản sân khấu "Vụ án Mã Ngưu" nổi tiếng một thời) và sự ca diễn đầy tinh tế của dàn diễn viên giỏi nghề: Trọng Phúc, Tâm Tâm, Điền Trung, Thanh Thảo, Kim Luận, Tô Tấn Loan, Hoàng Minh Vương… góp phần tạo sự thăng hoa cho vở diễn.
"Khi nghĩ tới đề tài có thể chạm đến mạch suy nghĩ của người xem hôm nay, tôi đặt mình vào những vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, tình cảm, phẩm chất, đạo đức, nếp sống, cách nghĩ của con người trong toàn bộ mối quan hệ xã hội hôm nay. Và trên hết, muốn sàn diễn cải lương xã hội sáng đèn, bán được vé thì những vấn đề người xem thấy họ trong cuộc sống vở diễn phải được giải quyết" - tác giả Vương Huyền Cơ tâm sự.
Phải khai thác vấn đề khán giả quan tâm
Nhiều khán giả cải lương yêu thích đề tài xã hội đã quay trở lại rạp hát sau nhiều năm "ngại xem cải lương xã hội, cứ nói chuyện đâu đâu, xa rời thực tế, nên khi xem được vở này, muốn được xem lại bởi câu chuyện xúc động, có ý nghĩa và chạm đến điều mình nghĩ" - một khán giả cho biết.
Quả thật, khi nhìn lại những vở diễn xã hội trên sân khấu cải lương thời gian qua sẽ thấy đều theo mô-típ cũ: chống tiêu cực, tham nhũng chẳng đến đâu; ca ngợi chung chung con người mới trong thời hội nhập… mà không chạm đúng những điều khán giả quan tâm. Các vở diễn loại này được dàn dựng từ ngân sách nhà nước, sau khi hoàn thành "sứ mệnh" dự liên hoan, hội diễn, giành huy chương xong là "cất kho", thi thoảng mang ra diễn chào mừng các ngày lễ lớn, còn lại hầu như không bán được vé. Đó là hệ quả tất yếu của việc dàn dựng tác phẩm nhưng không nghĩ đến nhu cầu cảm thụ của người xem, dẫn đến lãng phí sức người, sức của, tạo sự yếm thế ngay từ khâu diễn xuất của nghệ sĩ. "Tôi không tin vào nhân vật của mình và không có tình yêu dành cho nó cũng như câu chuyện không mang tính hợp lý của vở diễn thì làm sao khán giả yêu mến vai diễn của tôi. Chính điều này dẫn đến cảm xúc vai diễn bị trôi tuột, diễn viên không còn khao khát được ca diễn hay" - nghệ sĩ Tâm Tâm bộc bạch.
Những trại sáng tác kịch bản cải lương được tổ chức lâu nay vẫn chưa thấy có kịch bản nào khi dàn dựng chạm đến tần số quan tâm của công chúng. "Thực tế cho thấy những đề tài được viết từ các trại sáng tác đã không đi sát với cuộc sống hoặc cứ bám theo chủ đề của từng chuyến đi, bỏ quên những vấn đề rất lớn đang đặt ra của cuộc sống. Sàn diễn cải lương nhiều năm qua đã bỏ trống, không làm được những tác phẩm gây tiếng vang trong xã hội" - đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định. Theo ông, nên hiểu tạo độ rung động xã hội khác với gợi sự hiếu kỳ trong thời điểm nhất định.
Những người làm nghề cho rằng kịch bản cải lương xã hội lâu nay chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại, chưa trả lời tốt những câu hỏi mới mẻ, cấp bách do cuộc sống đặt ra. Và trên hết là chưa thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ ngày càng phát triển và nâng cao của công chúng cải lương.
Người trong giới mong từ vở diễn này, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang sẽ tích cực chọn lọc, dàn dựng thêm nhiều tác phẩm mới thuộc đề tài đương đại để sàn diễn nhà hát này luôn sáng đèn, không lặp lại việc dàn dựng các vở theo mô-típ cũ, quá nhàm chán đối với người xem.
một thời, cải lương, đề tài, xã hội, không bán, được vé, cơn sốc, vé của, vở hồn, ma báo, oán đã, thay đổi, suy nghĩ, của giới, chuyên môn, và khán, giả mộ, điệu
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc