Đang truy cập : 197
Hôm nay : 21218
Tháng hiện tại : 2195936
Tổng lượt truy cập : 88502537
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
DH - UTO
Người ta không biết do động lực nào hay trở ngại gì làm ông không trung thực với tình tiết câu chuyện, hoặc là câu chuyện khác chăng?
Số là thập niên 1930-1940 ở vùng Đức Hòa có ngôi chùa nhỏ, nền đất, lợp lá dừa nước, vách bằng phên tre chớ không xây tường, lợp ngói lót gạch như hằng bao ngôi chùa khác, nên mới nhìn vào người ta tưởng đâu cái nhà lá bình thường ở thôn quê.
Trong chùa không có thầy tăng, chủ chùa là một vị ni sư từ đâu đến đây lập chùa dẫn theo vài ni cô, trong đó có ni cô Như Tuyết độ 18 tuổi, nhan sắc tuyệt trần (y như lời trong bài ca của Kiên Giang). Có điều là ni cô Như Tuyết còn để tóc dài quấn lên, đội khăn, khác với hình bìa cuốn bài ca.
Công việc hằng ngày của ni cô Như Tuyết là phơi cây thuốc Nam được lấy ở ruộng ở rừng mang về. Do sân đất nên thuốc được phơi trên những chiếc nia, và thỉnh thoảng thương lái mua mang đi bán ở đâu chẳng biết, đây là nguồn thu nhập chính cho sự sống trong chùa. Ngoài công việc trên, ni cô thường hay vẽ tranh, ai mua thì bán và bán bức tranh nào ni cô cũng dành ra một phần bố thí cho kẻ ăn xin đi ngang qua chùa.
Gần bên chùa có quán cà phê, cũng đồng thời là địa điểm đờn ca tài tử thường được tổ chức sau khi trời tối, và ban ngày cũng rất nhiều người lui tới quán. Bởi họ nghe đồn đãi rằng, ngôi chùa bên cạnh có một tuyệt thế giai nhân, là Quan Âm tái thế, nên dân đờn ca tài tử đến đây ngày một đông hơn, họ vừa uống cà phê, vừa chiêm ngưỡng dung nhan ni cô Như Tuyết.
Do bởi hàng rào chùa chỉ làm đơn sơ bằng những cây tre, nên ngồi trong quán dễ dàng nhìn qua sân phơi thuốc, cũng như nhìn ni cô vẽ tranh, và tuy tranh của ni cô vẽ không đẹp lắm nhưng số người đặt hàng khá nhiều, mục đích của người mua là để có dịp trò chuyện với ni cô. Nét đẹp yêu kiều trời cho của ni cô khiến hằng bao chàng trai, ngẩn ngơ thơ thẩn.
Cũng có những chàng bạo dạn đánh liều nói thẳng rằng mình yêu tha thiết, mong ni cô đáp lại tình yêu, và mỗi lần nghe như vậy thì ni cô chắp tay niệm Phật nói rằng, là người tu hành đã gạt bỏ mọi sự thế gian!
Trong số những chàng thanh niên si tình, có một chàng nhạc sĩ đờn kìm ở quán này, ngày nào chàng ta cũng đến đây ngắm nhìn ni cô vẽ tranh, phơi thuốc. Biết chàng nhạc sĩ đang mê mệt ni cô, nên những chàng trai khác nghĩ rằng mình sẽ thua cuộc, đã bày mưu kế để hạ cho được chàng nhạc sĩ tài hoa này. Trong lúc những người kia đang tính toán chờ dịp ra tay, thì chủ quán biết được, bèn nói với ni sư chủ chùa phải tính làm sao, chớ không thôi thì án mạng xảy ra. Và ông cũng khuyên bà đem ni cô Như Tuyết gởi tạm ở chùa nào đó một thời gian.
Thế nhưng, trong lúc ông chủ quán nói chuyện với ni sư chủ chùa thì Như Tuyết đang lo soạn cây thuốc bên hông nhà. Ni cô nghe rõ tất cả, và sau một đêm sáng ra cả chùa không còn thấy Như Tuyết đâu cả, ni cô bỏ đi mất từ đêm qua.
Cả ngày hôm đó bà con ở đây bàn tán xôn xao, cũng như nhiều giả thuyết được đưa ra. Riêng chàng nhạc sĩ đờn kìm thì như điên như dại, cứ đi ra đi vô cửa chùa, rồi lại đứng bất động như trời trồng bên mấy nia phơi thuốc. Đến chiều tối thì chàng ta đập cây đờn bên trụ hàng rào tre, rồi bỏ làng đi biệt tích luôn.
Câu chuyện có nhiều huyền thoại bao quanh, chúng tôi nêu lên bấy nhiêu thôi. Và sau đây là bài vọng cổ “Ni Cô và Lão Ăn Mày” của Kiên Giang.
Chùa Phước Thọ miền Trung du đất Bắc
Có ni cô nhan sắc tuyệt trần
Áo nâu sòng không làm phai nét giai nhân
Phải chăng sư nữ là Quan Âm tái thế!
1) Ngoài giờ tụng kinh gõ mõ, ni cô còn có tài vẽ tranh viết chữ đẹp như nét mây rồng… Tiếng chuông ngân làm vơi lòng tục giữa bụi hồng… nên đã khoác áo nâu sòng mượn bút thần tô điểm cảnh đời trên mảnh lụa trắng tinh anh, khiến khách hào hoa phong nhả kéo đến chùa mua tranh nhưng ni cô không bán cho phường ong bướm.
Đào:
2) Một hôm ni cô rời cổng tam quan cất bước vân du gặp lão ăn mày… Đang mang bị kêu cơm sống tạm qua ngày… Ni cô động lòng từ bi bác ái liền dắt lão về chùa để tặng bức tranh vẽ trên lụa bạch, với chữ ký của ni cô rồi dặn lão ăn mày đem bán ở kinh đô.
Lão đi sâu giữa bụi đời,
Để tranh trong bị, mời người mua tranh,
Gậy đường dò lối kinh thành,
Lão rao lão bán phước lành từ bi.
Kép:
3) Thấy bức tranh tuyệt mỹ của ni cô chùa Phước Thọ, kẻ hào phú kinh đô tranh nhau mua như mua ngọc mua ngà. Chiếc bị lép khô như thân gầy của lão trước kia nay đã nặng trĩu tiền quan bạc nén, chiếc áo rách te tua như khố chuối Trần Minh nay đã thay bằng áo vải trên đường hành khất, gió chiều thổi phất phơ tóc bạc bay vẫn vơ như mây trắng, lão ăn mày lặng ngắm nóc chùa cong mà ngỡ là chốn non bồng.
Kép:
Nhờ nét vẽ của ni cô họa sĩ,
Lão ăn mày ngủ kỹ ăn no,
Nhớ ơn người giúp đở chính ni cô,
Lão liền dựng thảo lư ngoài môn tự.
Đào:
4) Thay áo vải mặc áo nâu sớm hôm làm công quả cho chùa… Đêm đêm quét lá khô đốt lửa dưới cội bồ đề… lão ăn mày xem kinh Phật để thấm nhuần chân thiện mỹ của đức từ bi, vừa thao thức canh chừng bọn cướp lũ côn đồ toan vượt cổng tam quan để cướp tranh quý và bắt ni cô đem bán cho khách giang hồ.
5) Trước đêm rằm Tháng Bảy bần ni đi hái sen về cúng Phật thì bọn lâu la vây bắt khi trăng rằm vừa lố dạng sau chùa, bần ni van vỉ bọn lâu la đừng làm quen ố sắc áo nâu sòng… nhưng bọn người trần lục vẫn xé áo bã ném hài gai toan giở trò ong bướm nên lão ăn mày đành cởi áo nhà tu ném vàng vào mặt lâu la… dùng gập thế trường thương mở đường giải thoát nên ni cô mới giữ nguyên vẹn sắc áo nâu sòng.
Kép:
6) Rồi từ đó ni cô thường vẽ tranh tặng cho lão để tạ ơn bảo toàn tiết sạch giá trong. Lão ăn mày tuy trở nên tiểu phú nhưng nguyện suốt đời vẫn náo nương dưới mái thảo lư trước cổng chùa Phước Thọ, đốt lửa xem kinh, chống gậy đường như chống gậy tiên, đi quanh chùa trước cổng tam quan, tự ví mình là người lính thú già nua canh giữ chùa xưa như lo trấn thủ lưu đồn.
Từ đây ngày lại qua ngày,
Ni cô lo vẽ, ăn mày bán tranh,
Lấy tiền bố thí dân lành,
Thập phương nhớ mãi ân tình ni cô.
Ngành Mai
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc