Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
NSND Bạch Tuyết: Muốn nổi tiếng càng phải sống bình thường
Bạch Tuyết là nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là tiến sĩ nghệ thuật cải lương đầu tiên của Việt Nam được Nhà nước tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Nghệ sĩ Bạch Tuyết quan niệm mỗi nghệ sĩ có những
điều kiện, cơ hội nghệ thuật khác nhau nhưng cuối cùng tất cả đều nhằm hướng đến
việc thực hiện tác phẩm nhằm trả ơn tổ nghiệp, trả ơn công chúng. Nghệ thuật đó
là câu chuyện của cuộc đời, của cả đời, nối kết hôm qua, hôm nay và ngày mai chứ
không phải riêng một thời điểm.
Trôi theo dòng chảy nghệ thuật của Bạch
Tuyết, người ta thấy rằng sự xuất hiện của bà trên sân khấu không ồ ạt, khá hiếm
hoi, song từng vai diễn, giờ diễn của Bạch Tuyết luôn tạo được một độ nén nghệ
thuật có tính đột phá rất cao.
Những khoảng nghỉ, khoảng dừng trong cuộc
đời ca hát của Bạch Tuyết dường như là để gom góp bấy nhiêu niềm đam mê, sự tìm
tòi, khám phá, dồn sức cho thành công, sự bất ngờ kế tiếp.
Trên cả bằng
cấp, học vị, nơi con người này là thái độ sống, làm việc nghiêm túc, bao niềm
vui, nỗi buồn, cả những vị mặn của thế thái nhân tình đi qua cuộc đời, sàn diễn
lại là những chất liệu sống gom thành triết lý xanh tươi nhất cho Bạch Tuyết:
sống là cho và được cho.
Cuộc trò chuyện rất thân tình sau đây giữa phóng
viên Báo Vĩnh Long và nghệ sĩ Bạch Tuyết sẽ giúp độc giả hiểu thêm về người nghệ
sĩ tài danh này.
* Một nghệ sĩ Bạch Tuyết của đời thường như thế nào,
thưa cô?
- Bình thường như mọi người (cười). Từ nhỏ, dù
thành công liên tục trong nghề nhưng “ở nhà” xem như không có gì mà muốn con
càng nổi tiếng bao nhiêu thì phải sống bình thường bấy nhiêu. Cho nên từ nào giờ
tôi vẫn sống như một người bình thường, chưa bao giờ cảm giác mình sống như một
người nổi tiếng là phải cách xa hay gì đó là không có đâu.
*
Điêu Huyền là soạn giả đầu tiên chính thức bắc nhịp cầu đưa cô đến với sân khấu
cải lương phải không?
- Đúng như vậy! Ở nhà nói: “Ông nhận
nó là con và phải lo cho nó. Ông hứa là phải chăm sóc cho con tôi đàng hoàng,
không thì tôi… bắt thường”. Từ đó, tôi gọi ba Điêu Huyền là ba. Ba thương tôi
lắm. Có thể nói, ba là cây cổ thụ trong lĩnh vực cải lương, tức là giỏi viết
tuồng, cũng là một nhân cách lớn.
* Không dừng lại ở những
giải thưởng, với tinh thần đam mê, cô đã tự nâng cao hiểu biết của mình bằng
thái độ không ngừng học hỏi đó là cô đã tốt nghiệp cử nhân ngữ văn, rồi đạo diễn
tại Bulgari?
- Tôi tốt nghiệp đạo diễn trước rồi sau đó trở
qua Bulgari làm luận văn tiến sĩ vào năm 1995.
* Lúc này, cô
còn dành thời gian cho nghệ thuật cải lương nữa không?
- Vẫn
có, vì khán giả vẫn còn thương nhưng có sự chọn lựa, bài hát, vở diễn, xuất hiện
như thế nào.
* Rất yêu nghề, tâm huyết với nghề, cô có nhận
xét gì về tình hình cải lương hiện nay?
- Mình trân trọng
cải lương như là máu thịt của mình. Âm điệu của cải lương chính là hồn nước. Âm
điệu của ngũ cung chính là đại diện cho tiếng nói của mình mà bản thân mình có
mặt trong đó nên rất trân trọng. Chính vì lẽ đó mà tôi học hỏi, tìm tòi. Khi
khán giả thương mình nhiều quá thì sự chăm sóc của mình đối với nghề nghiệp phải
gấp 5, gấp 10 lần để trả lại cái ơn của khán giả.
Mỗi một thời có những
thuận lợi, khó khăn riêng. Nếu may mắn gặp thời cơ thuận lợi thì làm năm nhưng
nổi bật có thể tới mười.
Còn thời cơ không thuận lợi mình luôn hết lòng
nhưng thành công hiếm hoi lắm. Bây giờ, đất nước hòa bình, mình được đi hát từ
Nam chí Bắc, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, tức là môi trường rất tốt nhưng
mà cái tổ để mọi sinh vật lớn lên đủ lông đủ cánh, bay đi thì cái đó hiện nay là
hiếm.
Không biết mình nói cái này có khách quan không. Hiện nay, các bạn
có tài nhưng chưa tạo dấu ấn vì chưa có cơ hội. Ngày xưa có nhà hát. Nhà hát
khác với hội trường bây giờ. Nhà hát âm thanh nó đầy lắm. Cải lương thì trữ tình
cho nên giọng ca gói gọn trong âm thanh thật đẹp khi âm thanh phát ra khán giả
thấy rất điêu luyện.
Còn bây giờ chúng ta hầu như thiếu nhà hát mà quá
nhiều hội trường. Mà hội trường bạn biết rồi đó, hội trường cứ vang vang, cho
nên mình thấy bây giờ ít ca mà nghe la không, cho nên một phần vật chất, phương
tiện nó làm tổn thương cải lương.
Một phần nữa rất quan trọng là lâu nay,
có thể nói là trên dưới 20 năm nay là những đạo diễn kịch nói qua làm cải lương
chứ không biết bài ca, không rành bài ca; rồi tác giả viết kịch bản các bác rành
âm nhạc, cực kỳ giỏi về âm nhạc để chọn bài này, bài kia, Xuân tình hay Tây thi
để vào tình huống kịch tính đều đã lớn tuổi.
Hiện nay, hiếm khi có vở cải
lương giống như cải lương kinh điển, tức là tác giả vừa viết kịch vừa đặt để bài
ca cho nó trúng và điều này quá thiệt thòi cho nghệ sĩ trẻ.
Còn tác giả
trẻ thì hơi thở thời đại các bạn có đầy đủ nhưng âm nhạc của cải lương thì quá
khó. Nói chung là nó vẫn khập khiễng. Đó là chưa kể truyền hình thực tế, chưa kể
thời đại mới, thời đại @, chúng ta có nhiều điểm hát với nhau, rồi hát karaoke,
như vậy là mọi người đều hát, nhà nhà đều hát. Phong trào này rất tốt nhưng nếu
nghệ sĩ cải lương không được chăm chút với những điều kiện tôi vừa nói thì chúng
ta rất khó để có thời hoàng kim giống như khán giả mong muốn.
Còn đối với
bản thân nghệ sĩ thì sự tìm hiểu về nghề cũng hiếm và thời gian cũng rất khắc
nghiệt, các bạn không có một đoàn hát để các bạn yên tâm về cuộc sống mà vẫn
phải bươn chải…
* Vậy theo cô làm thế nào để sân khấu trở
lại thời hoàng kim như trước đây?
- Phải có nhà hát và phải
có những công ty. Ngày xưa mỗi nhà hát có phong cách của nó. Đoàn Kim Chung, có
chị Lệ Thủy hay đoàn Thanh Minh- Thanh Nga, có chị Thanh Nga, anh Thành Được, cô
Út Bạch Lan hẳn luôn. Ngày xưa gọi là đoàn nhưng thật ra mình thấy rõ ràng là
mỗi tổ hợp có phong cách riêng. Khi làm được như vậy thì mình mới có cái nôi, ở
đó bạn mới trồng cây, tưới phân, bắt sâu… giống như các nhà vườn làm rất là khoa
học.
* Cô có lời khuyên nào cho nghệ sĩ trẻ hiện nay?
- Các bạn trẻ hiện nay thông minh lắm, mình không dám có
lời khuyên. Nhưng cô thấy các bạn trẻ yêu nghề, sống chết vì nghề thì tự mình
đầu tư với tác giả để viết cho mình, đo ni đóng giày cho mình, phải đầu tư vai
diễn, đầu tư tập tuồng, cùng với tài năng và sự thuận tiện trường lớp… các bạn
sẽ tạo dấu ấn rất lớn với công chúng.
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: kienthuc.net.vn
Ý kiến bạn đọc