Nghệ sĩ Ngọc Giàu : « Nghề nào cũng phải học tập suốt đời »
Hai tuần qua, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã « đem chuông đi đánh xứ người » tại khu vực thủ đô Paris. Và cuối tuần rồi, cô đã có buổi giao lưu với công chúng ở Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp - quận 13 Paris. Cùng đi với nghệ sĩ Ngọc Giàu có nghệ sĩ Hương Thanh-ái nữ của cố danh ca Hữu Phước, và danh cầm cổ nhạc Thái An đến từ Việt Nam.
.
Nghệ
sĩ Ngọc Giàu và Lê PhướcBuổi giao lưu đã thành công
ngoài mong đợi, thu hút khá nhiều người Pháp muốn tìm hiểu về nghệ thuật cải
lương. Nhân dịp này, nghệ sĩ Ngọc Giàu thố lộ chút tâm tư cùng với quý thính giả
RFI Việt Ngữ.Lê Phước : Xin chân thành cảm ơn
cô đã tham gia chương trình. Trước tiên, xin cô có đôi lời cùng quý thính giả
của RFI Việt Ngữ.
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Ngọc Giàu xin
kính chào hết tất cả bà con cô bác thân thương của Ngọc Giàu. Xin kính chúc bà
con sức khỏe và vạn sự như ý.Lê Phước : Thưa cô,
được biết cô bắt đầu lưu diễn ở Pháp vào năm 1984 với đoàn cải lương 2.84. Không
biết từ đó đến nay cô đã lưu diễn ở Pháp được bao nhiêu lần
?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Thật sự là Ngọc Giàu đã qua
biểu diễn ở Pháp hồi năm 1969, rồi sau đó là năm 1984. Cách đây chừng bốn hay
năm năm gì đó, Ngọc Giàu cũng đã diễn ở bên này. Nói thật, đi nhiều nước biểu
diễn, nhưng Ngọc Giàu thích nhất là Pháp, vì ở đó Ngọc Giàu thấy rất ấm cúng,
rất thân thương. Thành ra, lâu lâu mà không đi là Ngọc Giàu lại thấy nhớ Pháp và
muốn qua Pháp diễn.Lê Phước : Cô còn nhớ năm cô
sang Pháp diễn vỡ Đời Cô Lựu là năm nào không ?
Nghệ sĩ Ngọc
Giàu :
Đó là năm 1984.Lê Phước : Thưa
cô, còn lần này cô biểu diễn những tiết mục gì ?
Nghệ sĩ Ngọc
Giàu :
Ngọc Giàu ca Dạ Cổ Hoài Lang của Bác Sáu Lầu. Sau đó đến
lượt Hương Thanh. Kế tiếp, Ngọc Giàu và Hương Thanh ca bài vọng cổ Mẹ Vẫn Đợi
Con Về. Cả hai hát trích đoạn cải lương Hạng Võ Biệt Ngu
Cơ.Lê Phước : Lần này cô thấy tình cảm của khán
giả Paris đối với cải lương như thế nào ?
Nghệ sĩ Ngọc
Giàu :
Mình hát cho Tây xem không cũng không được, mà phải có người
Việt Nam mình thì mới thấy tình cảm trọn vẹn trong lòng. Nhưng hai đêm diễn tại
Viện bảo tàng Guimet thì rất xuất sắc, mọi người vô cùng thích
thú.Lê Phước : Cô là một trường hợp hi hữu của sân
khấu cải lương với sự thành công trong nhiều loại vai khác nhau. Bí quyết nào đã
dẫn đến sự thành công đó ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Đứng
trên sân khấu là phải có cái hào quang sân khấu, có cái duyên sân khấu, và phải
được bà con thương. Từ ca khóc bên cải lương mà chuyển qua hài cũng khó. Thật sự
mà nói, tôi thấy rằng phải có một cái tên tuổi của mình để người ta chấp nhận.
Chẳng hạn như khi Ngọc Giàu bước ra sân khấu nói một câu gì đó, dù không có
duyên nhưng người ta thương được cái tên, thì người ta thấy Ngọc Giàu dễ thương
quá, làm cái gì thấy cũng được.
Ngọc Giàu bắt đầu chuyển qua hài vào năm
1984. Năm đó, sang Pháp hát Đời Cô Lựu, vì không có ai đóng vai Cô người ở nên
tôi nhận đóng. Đây là một nhân vật bưng nước chạy ra chạy vô nhưng không nói gì
cả. Nhưng Ngọc Giàu đã đề nghị được nói cái gì đó, rồi làm dáng cái tay một
chút, vì nhân vật kiểu này phải « tửng tửng » thì mới có duyên. Mấy anh chị em
với lại đạo diễn mới để Ngọc Giàu làm thử. Đây là vai được bà con rất
thích.Lê Phước : Cô nhận định thế nào về thế hệ
nghệ sĩ trẻ ngày nay ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Nghệ sĩ
trẻ bây giờ ca hát rất tuyệt vời. Thế nhưng lúc này lại thiếu kịch bản hay và
sân khấu. Không có kịch bản nên các em phải dựng lại tuồng cũ, mà dựng lại tuồng
cũ thì người xem lại nhắc đến nghệ sĩ xưa. Rồi sân khấu cũng thiếu. Tôi rất
buồn, vì mỗi khi muốn diễn cải lương cũng không biết diễn ở
đâu.
Lê Phước : Cô có lời khuyên nào dành cho thế
hệ nghệ sĩ trẻ ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Một cây làm
chẳng nên non. Các em phải ráng chờ. Thứ nhất là phải có sân khấu, thứ nhì là
phải có kịch bản tốt. Các em phải cố gắng, phải học tập, không được chủ quan.
Nghề nào cũng vậy, phải học cả cuộc đời. Học cái hay của người khác mà không
phải mất tiền tội gì không học. Tới bây giờ, khi nhận vai tuồng, dù chỉ hát một
câu vọng cổ thôi, tôi cũng phải học, phải tập ca. Và một điều quan trọng là ca
làm sao để khán giả biết mình đang muốn nói cái gì.Lê
Phước : Cách đây vài tháng, RFI Việt Ngữ có làm một tạp chí về cô,
trong đó có nhận xét: “Đối với Ngọc Giàu, cuộc đời sân khấu và sân khấu cuộc đời
là một”. Vậy không biết kinh nghiệm cuộc sống có tầm quan trọng thế nào đối với
các vai diễn của cô ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Nếu viết
như vậy thì quả thật là tôi rất hân hạnh và rất xúc động. Tôi đã gần 60 năm
trong nghề. Nghề này phải trau dồi, trau chuốt. Từ xưa, tôi đã lặn lội trong các
đoàn hát, ở miền Trung sáu tháng, khi trời mưa thì trở về miền Nam. Đó là cái
mình lăn lóc với nghề. Bây giờ thì cũng khó cho mấy em vì mỗi thời mỗi khác. Bây
giờ các em các em hát chỗ này xong phải tranh thủ hát chỗ khác kiếm tiền. Hồi
trước thì không phải vậy.Lê Phước : Thưa cô, người
viết bài ca ghi dấu ấn nhiều nhất trong sự nghiệp của cô là soạn giả Viễn Châu
?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Vậy thôi. Ngọc Giàu nói riêng
và tất cả nghệ sĩ cải lương nói chung thành danh là nhờ Bác Viễn
Châu.
Lê Phước : Cô có nhớ bài ca đầu tiên mà soạn
giả Viễn Châu viết cho cô ?
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Đó
là bài Áo tình đắp mộ người yêu lúc tôi mới 13 tuổi.Lê
Phước : Nói gì thì nói, nhưng hễ nhắc tới Ngọc Giàu là người ta nghĩ
ngay đến Cô Bảy Cán Vá. Vậy cũng như một món quà đặc biệt dành cho thính giả RFI
Việt Ngữ, xin cô ngâm lại hai câu thơ của nhân vật này, một cách ngâm mà “câu
đầu ở Đà Lạt câu sau ở Cà Mau” : “Em ơi đừng ngoắt nghoéo ngoằn nghoèo, lấy anh
thợ bạc vàng đeo đầy mình”.
Nghệ sĩ Ngọc Giàu :
Vậy
hả, lấy thợ bạc là có vàng đeo hả. Đeo vàng lá như đeo gông vào cần cổ, gông đeo
rồi biết gỡ sao ra ...
Lê Phước : Một lần nữa xin
cảm ơn cô đã tham gia chương trình. Xin chúc cô luôn mạnh khỏe để tiếp tục cống
hiến cho nghề, và hơn hết là để dẫn dắt thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp tục nghề
này.
Trong buổi giao lưu nói trên, xúc động trước tình cảm nồng
nhiệt của công chúng, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã ngẫu hứng ca bài vọng cổ « Thoại Ba
Công Chúa » của soạn giả Viễn Châu. Ở cái tuổi gần 70, Ngọc Giàu đã cố gắng ca
hết năm câu của bài vọng cổ này với tiếng đờn kìm của nhạc sĩ Thái
An.
Trên sân khấu, khi nghệ sĩ ca, dàn đờn vọng cổ thường có 3 cây gọi là
tam tuyệt, hoặc 4 cây gọi là tứ tuyệt, hay năm cây để hợp thành ngũ tuyệt. Thêm
vào dàn đờn hùng hậu đó là hệ thống âm thanh hiện đại có độ lọc tiếng cao. Trong
điều kiện đó, tiếng hát lời ca người nghệ sĩ được hỗ trợ rất nhiều.
Trở
lại trường hợp nói trên của nghệ sĩ Ngọc Giàu và danh cầm Thái An, chỉ một cây
đờn kìm và hệ thống âm thanh không đặc dụng cho ca hát, khán giả đã được dịp
thưởng thức trọn vẹn tính chân phương của giọng ca Ngọc Giàu, qua đó càng hiểu
hơn cái câu : « Gừng càng già càng cay ».
Ở tuổi gần thất thập cổ lai hi,
giọng ca Ngọc Giàu không còn khỏe như trước kia, thế nhưng trong bài « Thoại Ba
Công Chúa », Ngọc Giàu đã điều hơi một cách thần tình để không phải ráng hơi mà
tiếng ca vẫn mùi mẫn với lối sắp chữ điêu luyện và bộ nhịp lão làng.
Tài
năng đó đã khiến cho tên tuổi Ngọc Giàu không hề già cỗi với thời gian. Nhà nước
Việt Nam cũng vừa vinh danh cô khi phong tặng Ngọc Giàu danh hiệu Nghệ sĩ nhân
dân, danh hiệu cao nhất trong hệ thống các danh hiệu dành cho người nghệ sĩ tại
Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc