Đang truy cập : 207
Hôm nay : 20779
Tháng hiện tại : 2195497
Tổng lượt truy cập : 88502098
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Hề Sa: “Không có Văn Hường thì làm sao có Hề Sa”
Mê mẩn bài vọng cổ 6 câu Tư Ếch đi Sài Gòn qua giọng ca độc chiêu của Văn Hường, nhất là cái tiếng “ự”khi xuống hò nghe… đã quá trời đất! Vậy là ông mày mò bắt chước “ự” nhái theo. Được bạn bè nghe qua khen “cũng được à nhe”, ông càng ráng lấn tới! Nhưng “ự” làm sao để không đụng hàng với sư phụ Văn Hường? Suy đi tính lại, ông đã bắt đầu “ự” dài từ xàng xê rồi bẻ qua vọng cổ.
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư – một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy. Tui có mọi thức như ngày hôm nay là nhờ anh Văn Hường. Dù chưa từng cúng xô, gà bái anh Sáu học nghề, nhưng tui vẫn “kiến” anh Sáu như là sư phụ ruột. Không có Hề Văn Hường thì gần 15 năm sau làm gì có Hề Sa”. Đó là câu nói tận đáy lòng của Hề Sa khi tiếp chuyện với bất cứ người nào…
Để thỏa mãn niềm đam mê, 19 tuổi ông trốn gia đình gia nhập gánh hát rong của Nhà thuốc Tân Á. Lang bạt khắp nơi vừa hát phục vụ (có tuồng tích đàng hoàng) vừa bán, quảng cáo thuốc trên sân khấu lộ thiên là khoảnh đất trống tại bất cứ địa phương nào (còn gọi là sân đất)… Từ một người hát rong, con đường nghệ thuật của ông cũng đã biến chuyển theo ngày tháng. Từ hát ngoài màn (chỉ đứng trong hậu trường hát chứ không ló mặt ra) cho đến “phi cua răng” (làm quân lính nhưng được thoại), rồi vai hề nhỏ lần lần leo lên hề chánh. Trong suốt thời gian đó, tiếng “ự” từ xàng xê bẻ qua vọng cổ đã rong ruổi cùng ông, chinh phục công chúng mộ điệu khắp các chợ, đình, chùa miễu qua các tỉnh, trên sân khấu các đoàn Khải Hoàn, Quang Phục, Tôn Yên, Bầu Lù…
Năm 1966, vì trốn quân dịch, ông từ giã Sài Gòn sau khi trải qua hai đoàn cải lương lớn như Trăng Mùa Thu và Kim Chung 5. Sau đó, ông lập đoàn Sóng Hề Sa chuyên đi đánh lẻ tại các tỉnh miền Tây. Đến năm 1976, ông trở về thành phố, gia nhập đoàn Tiếng Ca Trung Hiếu rồi Phước Chung và cuối cùng là đoàn Sài Gòn 3.
Từ năm 1988, ông chính thức rời xa sân khấu, nhưng máu mê cải lương của ông không bao giờ là giảm. Ông vẫn thường xuyên nhận các loại “sô” từ truyền hình, truyền thanh cho tới “kính thưa các loại đám”, một khi“ai kêu tui đó thì tui có đây”!
Cũng như Văn Hường, ông có những bài vọng cổ ruột, tạo nên tên tuổi để đời như: Lính già vui tính; Khi người say biết yêu; Tứ đổ tường; Tôi yêu vợ tôi;… Và trong số những bài hát vui thời trước, bài ca cổ Lịnh xé xác, Lịnh xé túi là bài vọng cổ hài châm biếm độc nhất qua giọng ca của ông được thu đĩa, đủ sức “so cựa” cùng sư phụ Văn Hường trong nửa thế kỷ qua.
Với vẻ mặt đầy phong trân, Hề Sa vẫn chất chứa niềm đam mê cải lương dù tuổi đã cao. Tuy không có nhiều“tài sản” để lại như “sư phụ”, song ông vẫn tự hào đã góp sức làm tỏa sang sân khấu cải lương bằng những vai diễn tạo nên tiếng cười và những bài ca cổ châm biếm độc đáo.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc