16:05 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 140


Hôm nayHôm nay : 19430

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2194148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88500749

Trang nhất » Tin Tức » Văn Thơ Tản Mạn

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

ca sĩ LỘC VÀNG ,người từng bị đi tù vì hát Nhạc Vàng sẽ biểu diễn ở Sài Gòn

Đăng lúc: Thứ ba - 04/04/2017 16:33 - Đã xem: 3302
LV

LV

Như vậy là kể từ sau khi được ra tù thì đây là lần đầu tiên Lộc Vàng sẽ biểu diễn ca hát tại Sài Gòn-nơi mảnh đất được coi là quê hương của Nhạc Vàng. Như chúng ta đã biết thời trước năm 1975 do yêu mến và hát dòng nhạc này mà ông Lộc Vàng đã bị bắt giam suốt nhiều năm 1 cách vô lý. Hiện ông đang gấp rút chuẩn bị cho ngày ra mắt cực quan trọng tại sài Gòn lần này.
Lần đầu tiên ca sĩ Lộc Vàng, người từng phải vào tù vì hát “nhạc vàng” có một live show cho riêng mình tại Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên khán giả tại đây có dịp thưởng thức giọng hát của anh qua những ca khúc tiền chiến một thời vang bóng mang nhiều kỷ niệm buồn vui đời anh như: Gửi người em gái miền Nam, Chuyển bến, Thu quyến rũ, Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn – Từ Linh), Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong), Hoài cảm (Cung Tiến), Niệm khúc cuối (Ngô Thụy Miên).


Ca sĩ Lộc Vàng (tên thật Nguyễn Văn Lộc) kể từ thập niên 1960 là người gắn bó với dòng nhạc tiền chiến qua những ca khúc lãng mạn, người đã « tạo nên » vụ án âm nhạc ở miền Bắc khi đất nước còn bị chia cắt.

Ông Lộc sinh năm 1945 tại Hà Nội, vì yêu “nhạc vàng” nên nhiều người thường gọi là Lộc Vàng. Gọi là « nhạc vàng” bởi nó có vẻ đẹp sang trọng và đáng quý nên người ta so sánh nó như vàng, chứ không phải nhạc vàng hiểu theo nghĩa xấu mà người ta gán cho nó dạo nào. Ông thừa hưởng cái gien nghệ thuật từ người bố giỏi về tuồng, chèo, cải lương, tân nhạc… nên đã yêu âm nhạc từ rất sớm và có giọng hát rất hay. Ông đam mê những cung bậc mượt mà của những giai điệu tuyệt vời gợi lên từ dòng nhạc trữ tình êm ái. Ông sinh hoạt với các bạn cùng sở thích là Phan Thắng Toán (guitarist nổi tiếng) và Nguyễn Văn Đắc; nhiều khi tụ họp với nhau nghêu ngao ca hát trên căn gác xép những nhạc phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Lâm Tuyền, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý…

Trong thời gian sinh hoạt ở đây, một người em gái của bạn ông tên Mai thường đứng ngoài cửa nghe giọng ca Lộc Vàng rồi mê đắm chàng. Hai người đôi khi cùng hẹn tâm tình theo từng bước chân trên những con phố dài Hà Nội. Đấy là những năm tháng của tuổi đôi mươi. Nhưng trớ trêu thay, chính vì đam mê dòng nhạc lãng mạn trữ tình đó mà cả ba người đều vướng vào vòng lao lý.

Vào thời ấy dòng nhạc tiền chiến được nhà cầm quyền gọi là “nhạc vàng” và bị cấm hẳn. Chuyện sinh hoạt âm nhạc của nhóm ông Lộc đã lọt vào tai công an nên ngày 27.3.1968, cả ba người bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò và sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi trụy”. Báo Hà Nội Mới ngày 12.1.1971 trích bản luận tội: “Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…” (!). Ông Phan Thắng Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Ðắc 12 năm tù và 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).

Ngày 26.3.1976 Lộc Vàng được thả, từ trại giam ông đi bộ 30km để về ga Hàng Cỏ (Hà Nội). Ra về với đôi bàn tay trắng, không tiền bạc; ông không dám liên hệ với ai vì sợ người ta ngại quen biết với người tù. Cứ nghĩ rằng lúc này đây người yêu sẽ không chờ đợi mình nữa nhưng kỳ lạ thay, người yêu vẫn đón ông trong vòng tay thắm tình yêu thương nồng ấm. Chị Mai yêu ông và cũng yêu luôn dòng nhạc đã làm cho mình say đắm dù phải trả giá đắt. Khi biết chị gắn bó với một người tù, ông trưởng đoàn Nghệ thuật tuồng trung ương, nơi chị công tác, đã xúc phạm người tù, chị đã nặng lời với ông ta rồi bỏ việc để ra chợ bán đậu phụ mưu sinh. Chỉ là để được sống bên người yêu mà bao năm chị đã chờ đợi.

Ông Lộc Vàng kể lại chuyện bị đi tù: “Chúng tôi gặp gỡ, hát với nhau nghe thôi chứ cũng chẳng phản đối chính sách nhà nước gì cả. Chúng tôi chỉ thấy dòng nhạc này hay quá, trữ tình và đầy tình người nên muốn lưu giữ lại và đóng cửa hát cho nhau nghe. Sau khi ra tù, nhà cửa anh Toán cũng tan nát, anh chán đời và tìm vui bên men rượu. Anh lang thang trên đường phố, sống vào tình thương của người qua lại. Ðêm 30.4.1994, người ta nhìn thấy anh Toán nằm gục chết, đói lả, cô đơn trên hè phố… Còn ông Nguyễn Văn Ðắc mất năm 2005. Nghĩ đến cuộc đời của mình sao mà cay đắng, chua chát quá. Mình có làm cái gì đâu, chỉ yêu thích âm nhạc thôi mà bị tù đày. Sau khi dòng nhạc này được khôi phục, những bản nhạc này được hát lên tivi. Khi nghe người ta hát mà mình ngồi ứa nước mắt ra”.
 
loc vàng ca si.jpg
Ca sĩ Lộc Vàng hát song ca cùng một nữ nghệ sĩ

Năm 1981 Lộc và Mai hai người lấy nhau, có được cháu trai. Cả hai sống chung trong một mái nhà 9m2 che tạm phía trên toilet của nhà vợ. Ông phải làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ việc, quét vôi đến lái xe. Nhưng sự khốn khổ không dừng lại ở đó: tai họa oan khiên từ người láng giềng đem lại khiến mẹ vợ ông bị chém ở chân và con trai 9 tuổi bị chém ngang lưng. Khi ông đưa mẹ vợ vào bệnh viện này thì chị Mai đưa con vào bệnh viện khác. Ông phải đi vay nợ khá nhiều để chạy chữa cho hai bà cháu. Trong cảnh đời khốn khó như vậy mà ông vẫn nặng lòng với tình yêu âm nhạc, những bài hát trữ tình đã cho ông niềm tin vào cuộc đời.

Những lúc rảnh rỗi, ông hát cho vợ nghe những câu: “Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời/ Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây/ Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy/ Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em…” (Ngô Thụy Miên, Niệm khúc cuối). Năm 1987, khi đã có những chương trình nhạc vàng được hát ở Hà Nội, lần đầu tiên ông đi hát cho chương trình của nghệ sĩ Khắc Huề, sau đó nhiều nơi khác mời ông đến hát. Khi sinh đứa con thứ hai, vợ ông trở bệnh nặng. Nhiều năm chăm sóc vợ trong cảnh nghèo nàn, đến lúc nhà cũng chẳng còn gạo còn tiền. Đang ngồi trong bệnh viện, có người quen mời đến quán Zcafe để hát. Ông không đành lòng vì vợ đang đau đớn. Nhưng rồi không còn cách nào khác, nhờ đứa con trông mẹ, ông đến hát để có được 200 ngàn đồng lo thuốc thang cho vợ. Đến quán hát mà lòng ông rối bời, trong tiếng hát dường như nước mắt muốn tuôn rơi. Biết vợ mang bệnh nặng ông đã đi khắp nơi, thậm chí ra nghĩa địa tìm cây thuốc nam, lên chùa cầu khẩn Phật. Dù đã chăm lo hết sức mình, nhưng chỉ mấy hôm sau vợ ông vẫn qua đời. Lòng nặng trĩu nỗi đau, ông chỉ còn biết dựa vào tiếng hát, vào niềm đam mê âm nhạc mà sống.

Ông quyết định thuê một chỗ mở quán nhạc nhỏ để thỏa lòng mong ước. Cuộc sống không khá hơn, đã phải bán nhà để bù lỗ chuyện mê hát. Hằng ngày ông phải thầu thêm công việc quét vôi cho các công trình xây dựng để quán cà phê Lộc Vàng (17A đường Hồ Tây, Hà Nội) được mở cửa mỗi đêm để ông có thể đem tiếng hát bằng cả tâm hồn đến cho người yêu nhạc tiền chiến. Tiếng hát đi cùng những tháng năm đau khổ trôi qua đã đem đến những rung động sâu đậm cho người nghe. Ông Lộc ước mơ đến một ngày nào đó được trả lại danh dự cho người chịu oan trái chỉ vì lòng đam mê âm nhạc.

Người ta không hiểu bằng sức mạnh nào mà người nghệ sĩ đã trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã của cuộc đời lại có thể cất lên tiếng hát trong từng đêm như lời kinh nhật tụng. Thật vậy, nhạc tiền chiến đã là số mệnh của ông, nghệ sĩ-ca sĩ Lộc Vàng.

tranquanghai130544

XEM THÊM BÀI VIẾT VÀ NGHE TIẾNG HÁT CA SĨ LỘC VÀNG TẠI ĐÂY

Nguồn tin: tcgd theo tranvankhe-tranquanghai.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Hanh 31 - 07/04/2017 03:25
Cám ơn anh Hải rất nhiều về bài viết rất giá trị về anh Lộc Vàng. Một ca sĩ can đảm và kiên nhẩn sống với bản án phi lý , phải nói là sự ích kỷ, ganh ghét của chế độ không hiểu biết gì về nhạc vàng ý nghĩa và điệu nhạc quá hay, đâu phái như nhạc của chế độ chỉ biết nhồi nhét đường lối của chế độ thì làm sao hay được !
Một lần nữa hoan hô anh Hải, anh Lộc Vàng và lòng chung thuỷ của chị Mai, vợ anh.
Thân mến,
Tịnh Đế Liên Hoa

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.