Đang truy cập : 210
Hôm nay : 20810
Tháng hiện tại : 2195528
Tổng lượt truy cập : 88502129
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
ảnh minh họa
Hoạt động sân khấu tại TP HCM vẫn trong tình trạng vắng khách cho dù đã có nhiều nỗ lực của người trong giới, nhiều biện pháp của đơn vị tổ chức biểu diễn nhằm kích thích sự hứng thú của người xem.
Vang bóng một thời
Từ những năm 1990, sân khấu tại TP HCM đã có những hiện tượng có thể nói là huy hoàng với các khán phòng thường xuyên đầy ắp khán giả. Sân khấu xã hội hóa được ca ngợi. Sức hút khán giả của các sàn diễn 5B Võ Văn Tần, IDECAF, Phú Nhuận… hồi đó đã tạo được niềm tin vào sự tồn tại của sân khấu xã hội hóa mà sự công nhận có tính chất nhà nước chính là sự chấp nhận cho tổ chức Liên hoan Sân khấu xã hội hóa lần thứ nhất - 2006 tại TP HCM.
Sở dĩ thu hút được khán giả là do lúc đó, sân khấu hoạt động theo thị trường, quy luật cung cầu nhưng sự cạnh tranh với các phương tiện nghe nhìn, truyền thông, giải trí… chưa nhiều, chưa gay gắt như hiện nay. Sự thu hút của các kênh truyền hình giải trí chưa mạnh, chưa hấp dẫn nên khán giả đến với sân khấu là lẽ tự nhiên.
Về phía người làm sân khấu, họ đã mang lại cho khán giả kịch nói sự hưởng thụ đúng nghĩa. Vở diễn đạt tới sự toàn vẹn của tổng hợp các nghệ thuật viết, đạo diễn và diễn viên. Sự có mặt đông đảo khán giả là thành tố cuối cùng tạo nên một sự trình diễn hoàn chỉnh, một vở diễn đúng là một tác phẩm nghệ thuật.
Về phía khán giả, ngay từ những ngày đầu làm quen với kịch nói, họ đã tiếp cận những kiệt tác của sân khấu thế giới, làm quen với nhiều tác phẩm kinh điển, hiện thực mẫu mực của tác giả trong và ngoài nước. Sân khấu kịch Thể nghiệm (5B Võ Văn Tần), IDECAF đã là những địa điểm quen thuộc với khán giả. Nói theo thị trường đó là những thương hiệu. Tuy thiết kế kỹ thuật còn thô sơ nhưng cách làm của các sân khấu này rất sáng tạo, nghiêm túc đã lôi cuốn được khán giả.
Có thể nói, những năm “vang bóng một thời” ấy, buổi đầu còn bỡ ngỡ chưa biết nhiều về cơ chế thị trường. Người làm sân khấu, bằng cảm tính nhạy bén, bằng niềm say mê tự phát đã đến với khán giả. Họ cung cấp những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng, giúp khán giả nâng cao khả năng nhận biết, cảm thụ và trình độ hưởng thụ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật sân khấu. Kết quả to lớn là ngoài công chúng yêu thích cải lương, chúng ta có thêm công chúng yêu kịch. Từ đó, nhiều sân kịch lần lượt ra đời, như kịch Sài Gòn, Nụ Cười Mới hay sau này là Sao Minh Béo, Hoàng Thái Thanh, Trịnh Kim Chi… và hiện nay là các nhóm kịch cà phê.
Vòng luẩn quẩn
Sân khấu TP HCM đã bỏ qua một việc rất cần thiết, lẽ ra đã phải làm sớm hơn là nghiên cứu, điều tra xã hội học về khán giả sân khấu. Không có khán giả, hoạt động sân khấu trở nên vô nghĩa. Vậy mà việc tìm hiểu đối tượng phục vụ của mình không hiểu sao chúng ta lại không quan tâm.
Hiện trạng của sân khấu xã hội hóa ở TP HCM vắng khách có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Một trong những nguyên nhân chủ quan là sân khấu chưa kéo được khán giả ra khỏi sự hấp dẫn của các chương trình truyền hình, các trò giải trí đa phương tiện. Chiều theo sở thích của khán giả là chuyện vừa vui lại vừa buồn của hoạt động sân khấu. Họ đến với sân khấu thì ta vui, họ quay lưng với sân khấu ta lại buồn, lại trăn trở tìm cách mới chiều theo sở thích của họ. Cái vòng luẩn quẩn ấy dìm sân khấu vào tình trạng khủng hoảng về chất lượng, cả kịch bản lẫn vở diễn khiến người làm sân khấu chỉ đưa ra cái mà mình thích, còn cái khán giả thích thì họ chưa làm được hoặc làm ồ ạt, thiếu nghiên cứu nên đã sinh ra thừa mứa tác phẩm giải trí. Thị trường có quy luật của nó. Khi cung đã vượt cầu, sân khấu sẽ vắng bởi hiện tượng bão hòa, cái gì cũng có giới hạn, thị hiếu khán giả cũng vậy.
Nghệ thuật nào cũng có công chúng của nó. Với tư cách là khán giả, họ vừa là người thẩm định, đánh giá tác phẩm vừa là người tiêu thụ tác phẩm như một sản phẩm hàng hóa (ở đây là hàng hóa đặc biệt).
Dù nhìn khán giả ở góc độ nào thì họ vẫn là đối tượng mà sân khấu phải hướng tới. Bằng thái độ xem, bằng cách xem, khán giả có tác động ngược trở lại sân khấu. Nếu ít khán giả quá sẽ không có chiều phản hồi trở lại sân khấu. Cuộc trình diễn có thể thất bại. Để cuốn hút người xem, chúng ta phải tạo được mối quan hệ sân khấu - khán phòng - sân khấu. Mối quan hệ chỉ hình thành khi người làm sân khấu phải hoàn thành hai việc lớn: Tạo cơ hội cho khán giả tới rạp (nhà hát); tổ chức tốt cho khán giả tới rạp. Để làm được việc này, nhà hát, sân khấu phải dựa vào các kinh nghiệm tiếp xúc với thị trường và các nghiên cứu xã hội học.
Thị hiếu khán giả hay sở thích của người xem thay đổi theo thời gian, không gian và nhiều yếu tố xã hội, tâm lý khác. Thái độ tiếp nhận nội dung và nghệ thuật của khán giả có thể thụ động hoặc tích cực tùy thuộc vào trình độ diễn xuất của diễn viên, cách thức dàn dựng của đạo diễn. Tác động ngược từ khán phòng lên sàn diễn sẽ gây hưng phấn cho diễn viên, làm thăng hoa nghệ thuật biểu diễn gây hứng thú ngược lại cho khán giả - người hưởng thụ cái hay, cái đẹp của sân khấu.
Cảm xúc sân khấu là thật nhất
Với các loại hình nghệ thuật khác, những cảm xúc do tác phẩm mang lại hoàn toàn mang tính cá nhân, tùy thuộc vào trình độ thưởng thức và thị hiếu tốt hay kém… Ở sân khấu, những cảm xúc nghệ thuật lại có tính lây lan. Cách biểu lộ những cảm xúc ấy mang tính chất đồng loạt, nhất thể. Do vậy, tuy không giống nhau nhưng từng đêm diễn vẫn nổi lên một thành phần khán giả chiếm đa số. Kết quả thành công nhiều hay ít tùy vào cái thành phần đa số ấy.
Khán giả sân khấu có một ưu thế mà người thưởng thức điện ảnh, xiếc, rối… không so được, là sự thụ hưởng những giao lưu, quan hệ tình cảm thật, cảm xúc thật giữa con người (nhân vật) với con người (khán giả) giữa sân khấu với khán phòng và ngược lại.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc