16:44 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 147

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 20578

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2195296

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88501897

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Ngũ Cung Việt Nam trong hệ thống Nhạc Lý

Đăng lúc: Thứ hai - 22/09/2014 10:47 - Đã xem: 7680
Ngũ Cung Việt Nam trong hệ thống Nhạc Lý
Biên Khảo: Giòng Bách Việt
Ngũ Cung trong âm nhạc là một đề tài mà từ xưa tới nay có rât
nhiều người nghiên cứu, bàn luận tranh cãi và hứa hẹn trong tương
lai sẽ viết, sẽ sáng tác thành những thể loại mang tính Ngũ Cung .
Nhưng thực tế đến ngày nay chưa có một đáp ứng nào cụ thể

mang tính giáo khoa hay nói cách khác là đưa ra một câu trả lời

thiết thực cho nhu cầu học hỏi, như một kiến thức căn cản .

Phần biên khảo này với hy vọng sẽ tạo ra một hướng đi thiết thực

mang tính nâng cao tinh thần tìm tòi, sáng tạo cho những ai có

lòng quan tâm đến âm nhạc trong Ngũ Cung Việt Nam .

Theo quan niệm người xưa, có rất nhiều loại cỗ thư (sách xưa) đã

ghi chép về Ngũ Cung có liên quan đến Kinh Dịch và Ngũ Hành :

 Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ .

Dưới đây là bảng sắp hạng Ngũ Hành tương ứng với Ngũ Cung :

Nốt Nhạc. Phương Hướng, 4 Mùa, Ngôi Sao (Tinh tú), Tình cảm,

Ngũ tạng, Màu Sắc .

Ngũ hành Kim Mộc Thuỷ Hỏa Thổ

Ngũ cung Thương Giốc Vũ Chủy Cung

Nốt Nhạc

4 Phương

 Re

Tây

 Do

Đông

 Sol

Bắc

 La

Nam

 Mi

Trung Tâm

4 Mùa Thu Xuân Đông Hạ Bốn Mùa

Tinh Tú Venus Jupiter Mercury Mars Saturn

Tình cảm U buồn Giận dữ Sợ hãi Vui mừng Lo lắng

Ngũ Tạng Phế Tâm Thận Can Tỳ

Màu Sắc Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng

 Những điều chú giải về (Cung Thương Giốc Vũ Chủy)Âm điệu của giây Cung thuộc Thổ được sắp hạng thuộc loại cao

thượng, có liên hệ và ảnh hưởng đến bộ phận tụy tạng (tỳ) .

Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên

lương thiện và nhẫn nhục.

Âm điệu của giây Thương thuộc Kim, u buồn nặng nề, không bị

bẻ cong. Loại âm nhạc này ảnh hưởng phổi (phế) nếu nghe thường

xuyên thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.

Âm điệu của giây Giốc thuộc Mộc là cỏ cây hoa lá, mùa Xuân tới

và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái. Loại âm nhạc này

ảnh hưởng gan (can). Nghe cung nhạc này thì người ta sẽ trở nên

lương thiện và hòa giải.

Âm điệu của giây Chủy thuộc Hỏa là vui tươi, sôi nổi về tình cảm,

ảnh hưởng tim (tâm), khiến người nghe có lòng rộng lượng hơn .

Âm điệu của giây Vũ thuộc Thủy, giống như nước chảy êm đềm.

có ảnh hưởng đến quả thận (thận). Lắng nghe những âm điệu này

làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng,

“buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không đi quá mức”

Trên đây là những quan niệm cổ xưa về âm nhạc đã diễn tả .

Hệ thống và tên các nốt cổ xưa trong “Uyên Giám Loại Hàm:

 (Cả hai hệ thống dưới đây tính theo quãng năm)

 Ví dụ: Từ Fa đến Do > Fa Sol La Si Do = quãng 5

 (Hoàng Chung: Fa) = 81 = (Lydian)

Hoàng chung (Fa) 81 x 2 = 54 (Lâm Chung) = Do (Ionian)

 3

 Lâm chung 54 x 2 x 2 = 72 (Thái tuế) = Sol (Mixolydian)

 3

 Thái thốc 72 x 2 = 48 (Nam lữ) = Re (Dorian)

 3  Nam lữ 48 x 2 x 2 = 64 (Cổ tẩy) = La (Aeolian)

 3

 Cổ tẩy 64 x 2 = 42 (Ứng chung) = Mi (Phrygian)

 3

 Ứng chung 42x 2 x 2 = 57 (Nhuy tân) = Si (Locrian)

 3

 

 Ngũ Cung là những nốt thăng

 Nhuy tân 57 x 2 x 2 = 76 = (Đại lữ) = Fa#

 3

 Đại lữ 76 x 2 = 51 = (Di tắc) = Do#

 3

 Di tắc 51 x 2 x 2 = 68 = (Giáp chung) = Sol#

 3

 Giáp chung 68 x 2 = 45 = (Vô địch) = Re#

 3

 Vô địch 45 x 2 x 2 = 60 = (Trọng lữ) = La#

 3

Đọc kỹ hai phần thiết lập trong Ngũ Cung (pentatonic) trên đây

cho thấy sự liên hệ là Quãng 5 khi thành lập một âm giai mới .

Đây là sự khác biệt trong Âm Giai Thiên Nhiên . Chúng ta theo

thứ tự căn bản như hiện nay để áp dụng cho dễ dàng nhận biết các

Cung (tone) Quãng (Interval) nhằm mục đích tìm ra các âm (nốt)

trong các âm giai. Sắp đặt lại theo hệ thống 7 nốt như sau:

1 Lâm chung = Do (Ionian)

  Di tắc = Do#

2 Nam lữ = Re (Dorian)

  Vô địch = Re#

3 Ứng chung = Mi (Phrygian)

4 Hoàng chung = Fa (Lydian)

  Đại lữ = Fa#

5 Thái thốc = Sol (Mixolydian)   Giáp chung = Sol#

6 Cổ tẩy = La (Aeolian)

  Trọng lữ = La#

7 Nhuy tân = Si (Locrian)

Từ nốt 1 đến nốt thứ bảy là 7 Âm Giai Thiên Nhiên (church scale)

5 nốt thăng là những nốt trong giữa các Cung hay gọi là:

 giảm (Diminissed) hoặc: thăng (Augmented) { cung đồng âm .

Thành lập âm giai Thiên Nhiên= 12 ô phân cung bậc theo thứ tự dưới đây:

Nhìn bảng hệ thống này sẽ thấy các nốt Ngũ Cung là những nốt thăng màu đỏ.

 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

 Do #Do Re #Re Mi Fa # Fa Sol #Sol La #La Si

 Re #Re Mi Fa #Fa Sol #Sol La #La Si Do #Do

 Mi Fa #Fa Sol #Sol La #La Si Do #Do Re #Re

 Fa #Fa Sol #Sol La #La Si Do #Do Re #Re Mi

 Sol #Sol La #La Si Do #Do Re #Re Mi Fa #Fa

 La #La Si Do #Do Re #Re Mi Fa #Fa Sol #Sol

 Si Do #Do Re #Re Mi Fa #Fa Sol #Sol La #La

Tách những nốt thăng đỏ, đem xuống bảng dưới đây và bình tất cả các

nốt . Sẽ thấy 5 âm giai Ngũ Cung trong hệ thống Thiên Nhiên :

 Do Re Fa Sol La

 Re Fa Sol La Do

 Fa Sol La Do Re

 Sol La Do Re Fa

 La Do Re Fa Sol

Năm âm giai Ngũ Cung trên đây chính là phần tìm thấy trong các

nốt thăng của 7 âm Giai Thiên Nhiên . Nhưng hoàn toàn khác hẳn

về cách thành lập từ quãng 5 như phần trên: Fa Do Sol Re La .

  Các nốt nhạc tương ứng trong 12 tháng (phần chú giải)

- Hoàng chung (Fa) (81) là Dương khí từ hoàng tuyến bốc

 lên.(tháng 11)

- Đại lữ (Fa#) (76), chuẩn bị đưa vạn vật xuất sinh, đưa vạn vật

 xuất hành (tháng 12).

- Thái thốc (Sol) (72) vạn vật thốc sinh (Tháng Giêng).

- Giáp chung (Sol#) (68) âm dương giáp kẽ (Tháng 2 ).

 

- Cổ Tẩy (La) (64) vạn vật tẩy sinh, trở nên thanh lịch (Tháng 3).

 

- Trọng lữ (La#) (60) vạn vật đi đến cùng đường, sắp sang

 Phía tây (Tháng 4).

- Nhuy tân (Si) (57) là âm khí ấu tiểu (Tháng 5)

-Lâm chung (Do) (54) vạn vật bàng hoàng suy yếu (tháng 6).

 

-Di tắc (Do#) (51) là âm khí như giặc cướp quấy rối vạn vật

 (Tháng 7)

- Nam lữ (Re) (48) dương khí gần tới giai đoạn ẩn tàng

 (Tháng 8)

- Vô địch (Re#) (45) dương khí vô dư (dương khí không còn)

 (tháng 9)

- Ứng chung (Mi) (42) Dương khí trở nên vô dụng (tháng10).

Dựa trên tên cổ xưa của những nốt nhạc . Chúng ta thành lập 12

ô như dưới đây theo quan niệm xưa của 12 tháng như sau :

 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

 Nốt Sol #Sol La #La Si Do #Do Re #Re Mi Fa #FaSo sánh sự thành lập Âm Giai Thiên nhiên trong 12 ô và những nốt

cổ xưa cho chúng ta một lập luận nốt Sol là nốt Hò trong Ngũ

Cung Việt Nam . Đây cũng là một so sánh trong âm nhạc về

Ngũ Cung giữa Trung Hoa và Việt Nam hoàn toàn khác nhau .

Trong âm nhạc Trung Hoa (Quảng Đông) họ đọc tên bảy nốt là :

Xàng Xê Cống Phan Liêu Ú Xự

 Do Re Mi Fa Sol La Si

Nhưng trong âm nhạc Ngũ Cung Việt Nam hoàn toàn khác biệt .

 Ý nghĩa của các chữ nốt trong Ngũ Cung

 Hò =Hợp (viết theo chữ Nho là hợp)

 Đây là nốt (chủ âm) mở đầu cho sự kết hợp các nốt kế tiếp để trở

thành một âm giai ngũ cung . Nốt Hò tương đương với nốt Do3

trong hệ thống 7 nốt tây phương . Nhưng đôi khi thay đổi chủ âm

thành những nốt khác như Hò là nốt Fa, Hò là nốt Sol chẳng hạn .

Vì vậy trong âm nhạc Ngũ Cung Việt có các tên gọi như: giây Hò

nhứt, giây Hò nhì, giây Hò ba, giây Hò tư, dây Hò vọng cổ…

Chính điểm này làm cho phần ký âm bị phức tạp, bởi vì nốt Hò

(chủ âm) được chọn tùy theo điệu thức nên chủ âm Hò có biến đổi

khác biệt, ngoài hệ thống cung bậc trong 7 nốt tây phương .

 Xự = tứ (nghĩa là bốn)

Xự là nốt thứ hai, tương đương với nốt Re3 . Chính là nốt thấp

trong bát độ (quảng tám xuống) của Re4. Lưu ý nốt Re5 là nốt

thứ tư trong âm giai ngũ cung tính theo quãng 5 lên khi thành lập

âm giai mới trong căn bản như: Fa-Do-Sol-Re-La = (quãng 5)

 Cho nên nốt Xự chính là nốt (hai quãng 8 xuống của nốt Re5) .  Như sau: Re3 mi fa sol la si do Re4 mi fa sol la si do Re5

 Xang = thượng (nghĩa là âm trên cao, trên hết).

Xang là nốt Fa3, cũng là nốt gốc trong căn bản như trong phần

trên đã nói, khi thành lập âm giai mới : Fa-Do-Sol-Re-La .

Thứ tự của 5 nốt này đều cách nhau một quãng 5 .

 Xê = xích (có nghĩa là cây thước đo)

Xê trước kia có tên là: thương và thái thốc, (mũi tên lớn)

 ý nghĩa là đường thẳng của cây thước cũng là hình tượng của mũi

tên thẳng . Xê là nốt Sol 3 được chọn như một âm thanh với hàm

ý giữ mãi hình bóng cội nguồn .

 Cống = công (nghĩa là công cụ, công dụng)

 Cống là nốt La 3 . Nếu tính từ nốt Do trong hệ thống bảy nốt thì

nốt La 3 chính là quãng 6, nốt liên hệ khi thành lập âm giai mới là

La thứ như sau : Do Re Mi Fa Sol La : Do-La =Quãng 6 .

Lấy nốt quảng 6 thành lập âm giai mới :

 La Si Do Re Mi Fa Sol La = âm giai La

Cống (La) dùng để chuyển cung hoặc đổi giai điệu hay chuyển

sang một thang âm khác . Cống (La) đôi khi biến thành Sib = #La

trong trường hợp chuyển giai điệu đi lên . Vì vậy nốt Cống (La)

được xem như (công dụng) để chuyển sang thang âm khác.

 Líu = lục (nghĩ là sáu)

 Liu là nốt Do4 . Là nốt quảng 8 của âm giai Do3. So sánh từ nốt

Hò đầu tiên là Do3 và Líu là Do4 . Như vậy tức là một (bát độ) mà

người xưa muốn dùng Líu để nhắc lại chủ âm của Hò nhưng cao

hơn một quãng 8 (bát độ) để nhấn mạnh sự kết hợp chủ âm từ thấp

đến cao mà không nhắc lại tên chủ âm khi xướng âm .

 Dò – Dó = Hò – Líu Ú = ngũ (nghĩa là năm)

Ú là nốt Re4. Là nốt quãng 5 trong âm giai chủ âm Fa gốc là xang

 Fa sol la si do Re : Fa – Re = quãng 5

 

 Những điệu thức trong Ngũ Cung Việt Nam :

Giây Hò nhứt (còn gọi là Điệu Bắc): Nếu hai giây buông, giây lớn

là tồn: Xang (Fà2), giây nhỏ là tang: Hò (Do3), hai giây này tạo

thành một quãng 5 (fa sol la si do) . Thang âm giây Bắc như sau:

 hò xự xang xê cống liu ú xáng xế

 (do re fa sol la do ré fá sól)

 Lưu ý : Hò Xư là Do Re thấp và Liu Ú là Do Re cao (bát độ) .

Giây Hò nhì (còn gọi là Điệu Nam) Giây lớn vẫn là tồn (Fà) giây

nhỏ hạ xuống một cung là Oan hay Phàn (sib), hai dây tạo thành

một quãng 4. Thang âm của Điệu Nam như sau:

 oan hò xư # xang xê oan liu ú# xáng

 (sib do mib fa sol sib do míb fá)

 Lưu ý: Nốt Oan là Phan = Sib =(La#)

 

Giây Hò ba là dạng thể của cung Hoàng Chung; hai giây tạo thành

một quãng 5, giây nhỏ lấy nốt thứ 3 là Fa làm chủ âm Hò :

 (xê cống) hò xự xang xê cống liu ú

 (do re ) Fa sol la do re fa sol

 

Giây Hò tư (còn gọi là giây oán) Hai giây tạo thành một quãng 4.

Giây này dùng để đàn các bài oán nên được gọi là Giây oán.

Giây nhỏ lấy nốt thứ tư làm Hò. Các âm bậc của Oán có thang âm

như sau (trùng hợp với dạng thể 3 của cung hoàng chung . Là sự

kết hợp hai điệu Nam Bắc (tam liên âm Bắc + tam liên âm Nam):  (xang xê oan) hò xư xang xê oan liu

 (sib do mib) Fa sol sib do mib fá

Cần phân biệt giây oán với giọng oán. Khi diễn tấu những bài có

nét u buồn, thường nhấn xự và xê thành xư và xế thăng ½ cung.

 Như vậy thang âm của điệu oán là những nốt sau đây:

 hò xư xang xế oan líu

 fa sol# sib do# mib fa

 Lưu ý: Xự nhấn = Sol# và Xế nhấn = Do#

 Đây là dạng thể 5 của cung Hoàng Chung

 la do re fa sol la

 

Giây vọng cổ (còn gọi là dây Bắc oán): dùng giây hò nhứt làm

nền, nghĩa là giữ nguyên giây nhỏ là bậc tang (Do), dây lớn cho

cao thêm một cung, tức là tồn (Sol). Đàn Kìm hai giây tạo thành

một quãng 4 tồn - tang ( sol - do). Đối chiếu với các giây trên, cho

thấy giây vọng cổ là sự kết hợp của giây hò nhứt (Bắc) và giây hò

tư là (điệu oán) .

 Thang âm của Bắc Oán là:

 hò xư xang xế oan líu

 Sol sib do mib fa sól

Tuy nhiên các loại giây Hò trên còn khác nhau tùy theo cách lên

giây cho từng loại nhạc cụ cũng như không hẳn được áp dụng như

là nguyên tắc mà tùy mỗi nơi có cách lên giây khác nhau.

Chẳng hạn ở miền Trung, giây Hò nhứt được xếp đặt như sau:

hai giây tạo thành một quãng 4 (không phải là quãng 5 như ở trên).

 hò xự xang xê cống liu ú xáng xế

 do re fa sol la do ré fá sól  Các thể loại thang âm ngũ cung:

Thang âm ngũ cung Việt Nam có nhiều dạng khác nhau nhưng đều

dựa trên điều căn bản với những âm bậc chính như :

 hò xang xê líu = Do Fa Sol Do

 (do fa = quãng 4) và (sol do = quãng 4).

 Do Re Mi Fa quãng 4 và Sol La Si Do quãng 4

Âm bậc căn bản này là hai quãng 4 ghép lại, chính giữa là một

quãng 2 trưởng (xang xê = fa sol). Cấu trúc căn bản này sẽ bị

thay đổi khi có sự chuyển cung : Nghĩa là bước sang một thang

âm khác, một số âm bậc mới xuất hiện thay thế cho những âm bậc

cũ. Chẳng hạn trong thang âm điệu Bắc gồm có :

 hò xự xang xê cống liu

 do re fa sol la dó

Khi nhấn xự thành xư, nhấn xê thành xế thì từ điệu Bắc đã chuyển

sang điệu Nam thành những nốt như sau :

 hò xư xang xế oan liu

 do mib fa sol sib do

Hò là (chủ âm) âm bậc khởi đầu thang âm và kết hợp các âm bậc

khác thành một hệ thống từ thấp lên cao (từ hò lên liu = Do-Dó) là

một bát độ (octave) . Vì vậy Hò có vị trí chủ âm.

Cho nên để giữ vị trí chủ âm này, Hò được sự hỗ trợ vững chắc của

hai âm bậc khác là xang và xê tạo ra âm quãng quân bình trở thành

hò xang xê liu . Do vậy xang và xê là hai âm bậc định cung .

 1 2 3 4 5 6

 do re fa sol la do

 hò xự xang xê cống liu (điệu Bắc)

 (Hò chủ âm) và (xang - xê: hai âm bậc định cung)  hò xư xang xê phàn liu (điệuNam)

 Lưu ý : xự nhấn=mib và cống nhấn = Phàn sib

 (Hò chủ âm) và xự-cống là hai âm bậc định thể loại .

 

Khi biết được cấu trúc căn bản của thang âm ngũ cung Việt Nam

Chúng ta dễ dàng nhận ra sự đa dạng, phong phú của các loại

thang âm ngũ cung có thể tìm thấy trên khắp mọi miền Việt Nam

(chưa đề cập đến các loại thang âm như : tam cung, tứ cung cũng

xuất hiện khá nhiều trong các câu hát dân gian).

Nếu tìm hiểu âm nhạc dân gian trên khắp các vùng miền của đất

nước . Để có thể tạo thành căn bản, đúc kết một số loại thang âm

ngũ cung . Cho dễ hiểu hơn : Xin chuyển sang cách gọi các âm bậc

theo hệ thống nhạc 7 nốt Tây phương . Lưu ý : chỉ là tương đối vì

trong nhạc Việt Nam cao độ còn thay đổi tinh tế do kỹ thuật luyến

láy, nhấn, rung… thành những âm bậc (non, già)

Do Re Fa Sol La Dó (điệu Bắc)

Do Re Fa Sol Sib Dó (Nam xuân)

Do Re Mi Sol La Dó (dây hò 3)

Do Mib Fa Sol Sib Dó (Nam ai)

Do Mib Fa Lab Sib Dó (hơi óan)

Do Mi Fa Sol Si Dó (Tây nguyên)

Điệu Bắc: Trong âm nhạc Huế, có một hệ thống thang âm ngũ

cung khá độc đáo. Trước tiên là thang âm căn bản, là sự kế thừa

thang âm Việt lâu đời từ trong lịch sử, đó là điệu Bắc .

(người Huế - người trên đất Thuận Hóa cũ - còn gọi là điệu

Khách), tương đương với cung hoàng chung trong cổ ngữ như :

cung thương giốc chủy vũ .

 

 hò xừ xang xê cống liu (Điệu Khách)

 do re fa sol la do

Điệu Nam: Điệu này xuất hiện từ khi dòng người Việt đi về

phương Nam vào đất mới. Họ mang theo ngôn ngữ, phong tục, tập quán và cả âm nhạc. Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt và giao

lưu văn hóa với người bản địa, người Việt đã chịu ảnh hưởng của

người (Champa) Chàm. Có thể trong dĩ vãng, người Việt ở miền

Bắc vốn quen dùng ngũ cung Bắc ( do re fa sol la), khi Nam tiến

đã bị Nhạc Chàm với ngũ cung oán (do mi fa sol la) quyến rũ

nên sáng tạo ra ngũ cung Ai (do, re non, fa già, sol, la non) .

Điều dễ nhận ra là ảnh hưởng trong giọng nói, ngôn ngữ.

Chẳng hạn thanh sắc và thanh ngã của người Huế khi phát âm đã

hạ thấp hơn, thanh hỏi lại cao hơn so với miền ngoài, có người cho

đó là giọng lơ lớ. Chính âm thanh lơ lớ này đã hình thành điệu

Nam trong nhạc Huế :

 

 hò xự non xang già xê cống non liu

 Do Re - Fa + Sol La - Do

Âm điệu nhạc Huế gồm có các giọng sau: giọng ai, giọng xuân,

giọng oán . Giọng ai dùng để diễn tả sự buồn thương, áo não,

những tình cảm luyến tiếc, mất mát, thở than, tốc độ chậm rãi.

Chính vì tính chất này, giọng ai không có trong âm nhạc cung đình

mà thường được nghe trong ca nhạc thính phòng Huế, nhiều khi

cũng được áp dụng trong âm nhạc cúng tế, trong tang lễ. Ví dụ các

bài Nam ai, Nam bình, Tương tư khúc, giọng ai có thang âm như :

 hò xự non xang già xê cống non liu

 do re- fa rung sol la- do

 

Âm bậc xư và cống giảm xuống gần ¼ cung, âm xang gìa rung.

Nếu chuyển cung dùng âm cống (la) làm chủ âm (hò), thang âm

này sẽ là:

 la do re mi sol la

Giọng xuân tìm thấy trong âm nhạc cung đình Huế, âm nhạc

tuồng tích, nằm trong hệ thống điệu Bắc. Thang âm của Xuân là:

 hò xự xang xê cống liu

 do re fa sol la do Trong đàn tranh thường lên giây thứ nhất với giọng Hò là nốt Sòl

thì thang âm này như sau:

 hò xự xang xê cống liu

 sòl la do re mi sol

Giọng oán diễn tả điệu buồn sâu xa, có tính chất oán than. Oán có

nguồn gốc là âm cống (la) trong bài Chinh phụ, thuộc điệu Nam

trong nhạc Huế. Trong bài này, tất cả âm cống phải đọc thành

âm oán (Trích theo Hoàng Yến trong bài viết La musique à Huê,

B.A.V.H tháng 7-8.1919). Giọng oán phần lớn được sử dụng trong

đờn ca tài tử Nam bộ, trong ca nhạc Huế cũng có giọng oán này

nhưng thang âm có khác biệt, như trong các bài Tứ đại oán, Chinh

phụ... thang âm của giọng oán như sau:

 (cống) = oán

 hò xư xang xế oán liu

 fa sol# sib do# mib fa

 

Âm bậc cống trong thang âm trên đây được gọi là oán và khi

xướng âm thì oán thành ra là oan .

Thang âm ngũ cung trong âm nhạc dân gian Huế thì tương đối

thuần nhất hơn. Các bài dân ca chủ yếu dùng thang âm ngũ cung

điệu Nam của âm nhạc Huế.

 

 hò xự non xang già xê cống non liu

 do re- fa + sol la - do

Trên đây là phần khảo cứu các thể loại Ngũ Cung Việt Nam dựa

trên các điệu thức sẵn có, vẫn còn lưu truyền trong dân gian tuy chỉ

là tương đối khi dùng hệ thống 7 nốt Tây Phương để nói lên phần

ký âm tương đương cho dễ hiểu khi trình bày các cung bậc .

Trong thực tế về âm thanh Ngũ Cung Việt Nam luôn có những nốt

thăng giảm (non hay gìa) không chính xác là ½ nốt thăng giảm .

Vì đôi khi nốt non chỉ là ¼ cung nên không thể tính là nốt ½ cung .  Ví dụ như nốt Xự non = Rê - = (Do# nếu tính trong ký âm) .

Điều dễ thấy nhất trong nhạc cụ : Đàn Tranh - Đàn Kìm (Nguyệt)

Đàn Bầu - Đàn Tỳ Bà và Đàn Lục Huyền Cầm đều là những phím

lõm (khuyết xuống) nên khi nhấn xuống tạo thành những âm tiết

mang tính truyền cảm do người sử dụng ngón đàn đưa vào cảm

tính (hồn nhạc) tấu khúc tùy theo các Điệu Thức mà diễn đạt .

Phần quan trọng nhất là những âm giai Ngũ Cung thuần túy chỉ

dùng năm nốt như phần trên đây . Tuy nhiên trên thực tế khi xử

dụng Ngũ Cung trong Sáng Tác Nhạc hay phần Hòa Âm không

nhất thiết phải giữ nguyên âm giai Ngũ Cung sẽ tạo ra những bế

tắc trong khuôn mẫu, mà không thoải mái khi diễn đạt, thiếu tự do

thiếu tính sáng tạo . Về điểm này nên uyển chuyển khi chuyển từ

thang âm này sang thang âm khác, dựa vào các nốt (non gìa) là âm

định thể, cũng chính là nốt (cảm âm) trong thang âm mới .

Đây chính là nét mới trong âm hưởng Ngũ Cung khi hiểu được

phần căn bản thì có thể áp dụng vào phần sáng tác dễ dàng, không

nhất thiết phải giữ nguyên âm giai Ngũ Cung (năm nốt) nên thêm

vào những nốt khác và thăng giảm tạo thành bảy nốt (thất cung)

chỉ cần nhớ nguyên tắc không dùng ½ cung (cảm âm) như là bậc 7

về chủ âm trong hệ thống của Âm Giai Tây Phương .

Hy vọng trong phần khảo cứu này sẽ giúp cho những người đam

mê âm nhạc, có tấm lòng quan tâm về Ngũ Cung Việt Nam được

những điều thú vị, với những quan niệm của Tiền Nhân trong các

chú giải về Cung Thương Giốc Chủy Vũ . Trong phần kế tiếp, tập

hợp những âm giai Nam Trung Bắc được hệ thống thành nốt .

Nếu trong phần biên khảo này có điều gì sai xót thì đó chính là lỗi

của tôi . Kính mong quý thiện trí thức hãy tha thứ cho tôi .

 giongbachviet@gmail.com 
Tác giả bài viết: khangianhandan sưu tầm
Nguồn tin: Giòng Bách Việt
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.