Đang truy cập : 199
Hôm nay : 20710
Tháng hiện tại : 2195428
Tổng lượt truy cập : 88502029
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Tìm người đàn ông chung tình đến chết trong bản vọng cổ nổi danh.
Có thể nói dù không thuộc hết cả bài thì người Nam bộ nào cũng ít nhất nhớ được
vài câu nói lối “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi! Đường dài nghìn trùng em không
đến nơi”… Hiện nay, bài hát này là một trong số ít bài vọng cổ được đưa vào các
băng đĩa
Soạn
Giả Viễn Châu, người thổi hồn cho nhân vật Võ Đông Sơ
Võ
Đông Sơ từng cưỡi ngựa về Gò Công?
Gần đây, trên một tờ báo có
bài viết Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà: Thiên tình sử nước Nam, bị tưởng là của Trung
Quốc, giải thích Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh.
Bài báo có đoạn viết:
“Tôi cũng như nhiều người mộ điệu cải lương, cứ lầm tưởng đây là tích truyện Tàu
nào đó. Cho tới một lần, tôi về thị xã Gò Công (tỉnh Tiền
Tác giả bài báo còn ghi nhận sự kiện: “Về sau, chàng
thanh niên Võ Đông Sơ khi trưởng thành đã một mình phi ngựa từ Bình Định vào Gò
Công thăm quê cha và ghé đốt nhang, ngủ đêm trong ngôi miếu thờ Hoài Quốc Công
Võ Tánh”.
Mới đọc qua bài báo thấy cũng có lý, nhất là có chi tiết Võ
Đông Sơ từng phi ngựa từ Bình Định vào Gò Công quê cha và ngủ một đêm trong miếu
thờ Võ Tánh.
Tuy nhiên, trong nội dung
Nếu quả thực là con của Võ Tánh, Võ Đông Sơ
lớn lên vào đầu triều Gia Long. Thời đó giặc Pháp chưa vào, nhà Thanh với ta hòa
hiếu, nước Lào thần phục, Khmer cũng quy thuận...
Chỉ là hư
cấu?
Giật mình tìm trong tư liệu theo sách Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam của Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế thì hóa ra không phải vậy. Nhân
vật Võ Đông Sơ chỉ là nhân vật tưởng tượng. Và câu chuyện tình Võ Đông Sơ - Bạch
Thu Hà chỉ là câu chuyện sáng tác trong tiểu thuyết dã sử Giọt máu chung tình
của nhà văn Tân Dân Tử xuất bản năm 1926.
Bìa
một CD bài hát Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà.
Đó là câu chuyện tình éo le
gay cấn được lồng vào những giá trị đạo đức trung hiếu tiết nghĩa như chuyện Lục
Vân Tiên. Trong tiểu thuyết này, nhà văn đã hư cấu Võ Đông Sơ là con của Võ
Tánh. Hậu quân Võ Tánh tuẫn tiết sau khi thành Bình Định thất thủ, ông để lại
một con trai là Võ Đông Sơ, sống với mẹ là công chúa Ngọc Dụ tại Nam
Kỳ.
Mẹ chết, Đông Sơ về Bình Định ở với chú và được chú yêu thương như
con đẻ. Chàng được ăn học và ra Thăng Long thi Hội (tác giả cố ý nhấn mạnh yếu
tố hư cấu trong chi tiết này, vì đúng thời này, kinh đô nhà Nguyễn đóng ở Huế
nên thi Hội phải ở Huế).
Ngoài Giọt máu chung tình, Tân Dân Tử còn có còn
có 3 bộ tiểu thuyết lich sử khác là Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc và
Hoàng tử Cảnh như Tây. Ba tác phẩm này tác giả viết về việc bôn ba, phong trần
trên bước đường chống Tây Sơn ở đất Đồng Nai của Nguyễn Ánh, cho đến lúc Nguyễn
lên ngôi vua.
Soạn giả Viễn Châu cũng không phải là người đầu tiên viết
lời ca cổ cho tác phẩm này. Vào khoảng năn 1928, gánh hát Đồng nữ ban của bà
Trần Thị Viện, cô ruột của giáo sư Trần Văn Khê đã dựa theo tiểu thuyết Giọt máu
chung tình viết và dựng kịch bản đặt tên lại là Giọt lệ chung tình.
Vở
tuồng này kết thúc có hậu ở đoạn Bạch Thu Hà được giải cứu và gặp lại người yêu.
Nhưng lồng trong câu chuyện vở tuồng này thể hiện tình yêu nước, yêu khát vọng
tự do nên bị chính quyền Pháp theo dõi, và sau đó rút giấy phép của đoàn
này.
Soạn giả Viễn Châu, người thổi hồn cho Võ Đông Sơ sống
dậy
Tài hoa của soạn giả tài hoa Viễn Châu là trong câu chuyện
trường thiên ấy, ông chỉ cắt lát khoảnh khắc cuối cùng bi tráng của Võ Đông Sơ
thành sáu câu vọng cổ với tâm trạng, lời lẽ vừa hùng tâm chính khí, vừa bi thiết
ngọt ngào, làm say đắm lay động lòng người. Trong nhiều giá trị nội dung của câu
chuyện, ông chỉ chọn lẩy ra một giá trị muôn thuở là tình yêu, mối tình chung
thủy, sắc son của người tráng sĩ.
Chính tài hoa ấy đã làm nhân vật Võ
Đông Sơ trở nên sinh động như con người thật, và từ đó phát sinh nhiều giai
thoại như thật như chuyện Võ Đông Sơn cưỡi ngựa về Gò Công. Có thể nói soạn giả
Viễn Châu chính là “cha linh hồn” của Võ Đông Sơn, chính ông đã thổi hồn vào
trong nhân vật hư cấu này. Từ một nhân vật tiểu thuyết, một vở tuồng cải lương
đã phủ bụi thời gian Võ Đông Sơn đã sống dậy qua sáu câu vọng cổ, và in sâu vào
ký ức, trái tim hàng vạn con người.
Cũng phải một lần nữa nhắc tới giọng
ca Minh Cảnh. Chính làn hơi độc đáo của anh đã chắp cánh cho ca từ bài hát bay
cao, và cũng chính bài hát này đã làm bệ phóng cho tài danh giọng ca Minh
Cảnh.
Tóm tắt chuyện Giọt máu chung tình
Tại Quan Âm các dinh
Thượng thư, Đông Sơ cứu được Bạch Thu Hà, con gái quan Binh bộ Thượng thư Bạch
Công khỏi tay một tên cướp của giết người và đem lòng yêu thương.
Đông Sơ
đi dẹp giặc biến, anh trai Thu Hà mê tiền, ép em gái phải làm vợ tên Vương Bích,
là tay rượu chè trác táng. Thu Hà thế cùng, cùng tì nữ mướn thuyền bỏ trốn. Nửa
đường thuyền bị sóng nhận chìm, sắp chết đuối, may nhờ có một người cứu, lại bị
cướp vàng bạc, tư trang, bỏ trong một khu rừng vắng, bị một quái vật lao đến
bắt. May nhờ một người cưỡi voi đến giết quái vật, cứu đem về tác hợp cho anh
mình là Hoàng Nhất Lang.
Nhận được thư của Thu Hà báo cho biết vì nàng bị
ép duyên, phải bỏ nhà, Đông Sơ vội lên đường tìm người xưa. Hoàng Nhất Lang nhận
Võ Đông Sơ là ân nhân của vợ sắp cưới, mời vào tạ ơn.
Đông Sơ thấy lễ
cưới sắp cử hành, chàng đau buồn thầm trách. Tình cờ Hoàng Nhất Lang nhặt được
bức thư Thu Hà gởi Đông Sơ, hiểu rõ mối tình nên khảng khái chối từ hôn nhân.
Hai chàng định đến gặp Thu Hà, nhưng đến nơi không thấy, chỉ nhận được một bức
thư tuyệt mệnh.
Sau này ở một nơi khác, Thu Hà đi vãn cảnh chùa, thấy có
bài vị mình, hỏi ra mới biết Đông Sơ tưởng mình đã chết nên đem thờ ở đó. Hai
người hội ngộ, về kinh đô, định xin Hoàng thượng ban tứ kết hôn. Nhưng giặc đến
cướp nước, Đông Sơ phải lên đường dẹp giặc, rồi tử trận.
Thu Hà lặn lội
ra chiến trường tìm thi hài. Quá thương cảm, Thu Hà đâm cổ tự sát. Vua nghe tin,
cảm mối tình chung thủy sắt son của hai người nên sắc phong Đông Sơ là Võ hiền
hầu, làm lễ cưới theo nghi thức như lời thỉnh cầu của Đông Sơ lúc sanh
tiền.
Theo Xa lộ Pháp luật
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc