12:42 PDT Thứ năm, 06/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 41971

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 351057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79328172

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Nghệ sĩ Văn Hường: Sáng tạo ngân rung "r" và "ư, ứ, ư ..."

Đăng lúc: Thứ ba - 14/05/2013 10:07 - Đã xem: 7237
Nghệ sĩ Văn Hường: Sáng tạo ngân rung

Nghệ sĩ Văn Hường: Sáng tạo ngân rung "r" và "ư, ứ, ư ..."

Trong giới nghệ sĩ cải lương, người có nghệ thuật – kỹ thuật ca cổ hài chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có NS Văn Hường là tiêu biểu và từ lâu ông đã được trong giới, cũng như công chúng tôn tặng cho ông danh hiệu là “ Vua ca vọng cổ hài “. Mặc dù trước ông còn có NS Hề Minh, nhưng vị này vắn số, và số lượng bài ca cũng như thời gian ca ngâm vẫn ít hơn NS Văn Hường. Trong sự nghiệp ca vọng cổ hài, NS Văn Hường đã ca khoảng 200 bài, và nhiều bài nổi tiếng từ nửa thế kỷ qua, đến nay vẫn còn làm nức lòng người mộ điệu .

Khởi nghiệp ca hài

NS Văn Hường ( Nguyễn Văn Hường, sinh năm 1943) xuất thân từ một gia đình nông dân ở xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức –Tp.HCM. Gia đình ông đông anh em, ông thứ sáu nên mọi người thường gọi là “ Sáu Văn Hường “. Thời trai trẻ của NS Văn Hường vừa phụ gia đình làm ruộng, vừa đi học chữ. Có lần ông đi ngang qua nhà nhạc sĩ Mười Phú, nghe ông Mười Phú kéo violon mùi mẫn, ông ghé vào nghe và xin học ca. Nhạc sĩ Mười Phú là người thầy đầu tiên của NS Văn Hường, sau đó ông có dịp tiếp xúc và học thêm nghề với nhiều danh cầm như: cố nhạc sĩ Năm Cơ, cố nhạc sĩ Văn Vỹ, Bảy Bá, NS Bảy Cao…




Theo NS Văn Hường cho biết, ban đầu ông học ca với nhạc sĩ Mười Phú 6 câu vọng cổ, ca theo phong cách ca mùi, và làn hơi chất giọng của ông lúc đó là mùi chứ chưa hài . Nhưng lúc này ông vẫn làm nghề nông và thỉnh thoảng hát phục vụ tiệc tùng ở lối xóm. Bạn bè nghe giọng ca Văn Hường ngọt ngào, mùi mẫn nên đông viên ông theo cải lương, nhưng ông chưa có ai dìu dắt . Một dịp, NS Lệ Liễu phát hiện giọng ca của NS Văn Hường và bà mời ông về cộng tác ở quán nghệ sĩ của bà ở Thị Nghè – Sài Gòn ( 1958 ), nơi mà nhiều nghệ sĩ, danh cầm thường lui tới. Lúcnày Văn Hường vẫn ca Vọng cổ mùi rất được các nghệ sĩ tên tuổi để ý, trong đó có soạn giả Viễn Châu ( danh cầm Bảy Bá ), nhạc sĩ Năm Cơ, Văn Vĩ, Bảy Cao…

Đặc biệt, NS Bảy Cao đã chú ý giọng ca của Văn Hường, một làn hơi chất giọng còn tính chất thuần khiết, có nghĩa là kỹ thuật ca ngâm chân phương, nhưng vẫn có sức truyền càm..Thế là NS Bảy Cao nhã ý mời Văn Hường về cộng tác cho gánh Hoa Sen của ông. Vì là hơi chất giọng Văn Hường ngọt và mùi nên NS Bảy Cao thử sức Văn Hường bằng một vai kép chánh mùi trong vở “ Bẽ bàng duyên tơ tóc “ của Hoàng Hiệp, ông hát cặp với NS Diệu Hiền. Nhưng sau đó, NS Văn Hường suy nghĩ:” mặc dầu mình có làn hơi, chất giọng của một anh kép mùi, nhưng ngoại hình, vóc dáng thì “thất tướng” nên không thể là một một kép mùi lý tưởng được”. Văn Hường nghĩ đến giọng ca hài của NS Hề Minh, rồi thấy có lúc NS Tám Thưa ca Vọng cổ hài cũng ăn khách, với kỹ thuật xử lý hơi giọng “ợ, ợ..”xuống “hò” Vọng cổ, được khán giả vỗ tay, Văn Hường liền sáng tạo lối ca Vọng cổ hài khác hơn là trước khi xuống “hò” Vọng cổ, ông dung kỹ thuật hơi giọng ngân dài “ứ, ự, ự…” Quả là kỹ thuật mới lạ, khác với Hề Minh và Tám Thưa, được khán giả thích thú vỗ tay kéo dài hơn. Từ đó Văn Hường lấy kỹ thuật đó mà định hình sở trường kỹ thuật ca ngâm của mình suốt một đời nghiệp dĩ.

Con đường chuyên nghiệp

Khi NS Văn Hường sáng tạo thành công phong cách ca ngâm riêng được nhiều người ghé mắt, trong đó có soạn giả Viễn Châu là người tâm đắc nhất, và ông bật ra ý tưởng “ đo ni đóng giày “ viết ngay bài Vọng cổ hài đầu tiên “ Đêm hôn lễ “ cho Văn Hường thử nghiệm và thành công. Đây là bài Vọng cổ hài khởi nghiệp, là cơ duyên mà soạn giả Viễn Châu gắn bó quan hệ nghề nghiệp với NS Văn Hường lâu dài nhất. Bởi lúc đó, soạn giả Viễn Châu là biên tập và soạn giả thường trực của hãng dĩa Asia, nên ông viết hàng loạt bài Vọng cổ hài cho Văn Hường thu dĩa, và lúc đó dĩa hát giọng ca NS Văn Hường bán chạy như tôm tươi ( những năm đầu 60 ); NS Văn Hường cũng nổi danh từ đó và có danh hiệu “ Vua ca Vọng cổ hài “. Bên cạnh đó, NS Văn Hường còn được một số hãng dĩa khác mời thu dĩa như hãng Continental, Capital, Quê Hương…Hàng loạt dĩa giọng ca Văn Hường, hầu hết là bài của Viễn Châu, một ít bài của Quy Sắc, Kiên Giang và Thành Phát như: Ba ông thầy bói, Chó mực đầu cáo, Chuyện tôi đi lính, Đời là gỉ?, Đi hát cải lương, Kể tuồng sân khấu, Khúc nhạc đồng quê, Làm vua buồn lắm, Pháp sư giải nghệ, Rapport táo quân, Tai nạn honda, Tại Tào Tháo cháy râu ( Trần Hà ), Tiền bạc bạc tiền, Tề thiên đại thánh, Tôi đi hớt tóc, Tôi thua số đuôi, Tư Ếch đi chợ, Tư Éch đi hội chợ, Tư Éch, Ba Râu đi xem đại nhạc hội, Tứ đổ tường, Văn Hường đi Suzuki, Văn Hường đội sổ về trời, Văn Hường năm vợ, Văn Hường thương vợ nhỏ, Vợ tôi đẹp ác, Vợ tôi đi coi bói, Vợ tôi mê tân nhạc, Vợ tôi nói tiếng Tây, Vợ tôi tôi sợ, Văn Hường đi coi vợ…Với làn hơi chất giọng độc đáo, NS Văn Hường đã thê hiện các bài ca hài rất duyên dáng, dí dỏm để châm biếm mặt trái của cuộc đời, từ mê tín dị đoan, thủ tục đa thê, hút sách, mê cờ bạc…

Con đường nghệ thuật chuyên nghiệp của NS Văn Hường vẫn là ca Vọng cổ hài, nếu nói theo kiểu nào đó thì đó là cái nghiệp mà Tổ đã đặt để thành sở trường chuyên nghiệp của Văn Hường vậy. Vì sao chúng tôi có nhận định như vậy? Bởi lẽ, NS Văn Hường theo SK Cải lương chuyên nghiệp khá nhiều thời gian và nhiều đơn vị nghệ thuật, nhưng thật ra ông không để lại địa hạt này vai nào nổi tiếng, chỉ là những vai hài làm nền cho các vai chính là chủ yếu…Ông đã trãi qua một số đại bang Cải lương như Hoa Sen ( 1960 ), Kim Chung ( 1961 – 1972 ), Thanh Hải – Văn Hường ( 1973 – 1975 ). Sau năm 1975, cộng tác cho đoàn CL Thống Nhất – Tây Ninh, Phước Chung , đến cuối thập niên 80 cục diện SKCL thưa dần khán giả và NS Văn Hường rời sán diễn về Quận 9 Tp.HCM lập quán Nghệ sĩ…

Kỹ thuật ca hài "ư, ứ, ư, ..." và "r"

Như đã giới thiệu ở phần trên, NS Văn Hường có phong cách ca ngâm Vọng cổ hài riêng, khác với Hề Minh và Tám Thưa, đặc điểm nổi bật là lối ngân giọng “ự, ự” xuống “hò” Vọng cổ, “ứ” câu 1, “ư” câu 2 và ngân rung giọng những âm tiết đầu có âm vị là “R” rất độc đáo.

Lối ca hài không đơn giản, nó đòi hỏi tài năng của người ca luôn nhạy bén, linh động và sáng tạo theo nội dung ca từ. Trước tiên, người ca phải vững chắc về nhịp điệu, nghĩa là bộ nhịp chắc và kết hợp với ngữ điệu ( độ cao thấp, mạnh nhẹ của hơi giọng ), cùng với tiết tấu phù hợp ( nhanh, chậm ) theo ngữ cảnh mà ca từ biểu đạt, có lúc phải lùa văn chạy chữ, lúc ca như nói, mà nói trong ca phải đúng nhịp nhạc hơi điệu để truyền cảm ý tứ của tác giả ca từ; và âm giọng phải đạt đến tính ca ngâm du dương, khoan nhặt..chẵng hạn như trong câu 2 vọng cổ: “ Đò vừa ghé ở bến sông, Nghe tiếng chó sủa trong lòng đã run, trống ngực nó đánh lung tung, lấp ló ngoài ngõ chứ không vào nhà (hò)…Thấy ai đi ngang qua cũng mắc cỡ thẹn thủng (hò)…Mẹ vợ tui đang phơi lúa trước sân, ngó thấy tui liền chạy ra mở cổng, tui rụt rè theo bà vô nhà (xê). Ngồi trên bộ ván cẩm lai mà cặp mắt cứ ngó liên láu từ ngoài vườn ra sau nhà bếp (xang), ngó chừng bốn phía, chẳng thấy bóng hình con vợ của tui …ư,ư,ư.” ( Văn Hường đi coi vợ )

NS Văn Hường có lối sắp nhịp rất điệu nghệ khi ca tự sự, rồi thỉnh thoảng nhấn những ca từ âm tiết có dấu sắc và trọng âm nhịp chính rơi ngay âm đó thì ông vừa nhấn vừa kéo dài nghe mướt rượt, giọng vang vang kéo theo tính hài hước vui vui, khoái nhĩ. Đặc biệt, khi vô Vọng cổ, trước khi xuống “hò”, ông ém một chút hơi trong thanh quản rồi ngân giọng kết hợp một phần nhỏ âm lực buông hơi từng chập để ngắt âm lượng mà “ự, ự” ngân…xuống “hò”khiến người nghe từ âm thanh của “ự, ự” tựa hồ như từng con sóng nhấp nhô, chồm lên hụp xuống:” Mới hừng đông sáng tôi đã lo thay đồ mới, ngắm tới ngắm lui cả buổi mới ra …ự,ự,ự…đường…(hò)”. Dứt câu 1 hoặc câu 2 thì ông lại ngâm miệng xử lý hơi bụng ( theo ước định ) ngân dài hơi nhấn âm tiết dứt câu thành âm “ư”, âm điệu vang xa tạo thanh âm nghe lả lướt: “ Chơn tui mang giày tốt, tóc tui chảy bảy ba, tui mặc một bộ đồ py-ja-ma trắng có viền hường (xê), đầu tui đậu cái bê rê. Tay mặt tui xách nào rượu, nào trà; tay trái tui cặp hai con gà (xang). Không ngại bước đường xa. Qua nhà nhạc gia, nhạc mẫu..ứ, ư, ư…” ( câu 1 ); Nói không phải khoe với anh Ba, chớ tui dám chắc nội cái xóm Nancy này không có tay nào sợ vợ cho bằng Văn Hường này sợ vợ hết á… nhưng cái sợ của tui là sợ có sách có vở mà, cái sợ vợ cao cấp, cái sợ vợ có nghệ thuật à…chứ đâu phải thứ sợ vợ tay mơ của mấy cha lục đục thường tài…vì hồi ban sơ mới lấy nhau, tôi nhè lỡ sợ nên tới ngày nay tôi tiếp tục sợ hoài…vậy mà bà con lối xóm họ đâu có thông cảm, họ xậm xì xậm xịt, họ nói là hiếu phụ nha nha…sợ vợ như là sợ…sợ…sợ ối, nhưng mà anh Ba ôi, tôi gẫm lại thì vợ mình mình sợ, phải hông? Chớ mình đâu có điên dại gì mình lại sợ vợ của người ta…ự, ư,ư…” ( cầu 2 – Vợ tôi tôi sợ).

Một đặc điểm nổi trội trong phong cách ca hài của NS Văn Hường nữa là kỹ thuật ngân rung hơi giọng ở âm vị “R” đầu những âm tiết có trọng âm. Nhưng không phải âm vị “R nào ông cũng rung, chỉ khi âm vị đó trong âm tiết mang trọng âm. Khi ông dồn làn hơi từ thanh quản cong đầu lưỡi lên trên rồi rung lưỡi tạo âm sắc dao động thành sự đàn hồi đều đặn: “rờ răng, răng rụng; rờ rố, rốn rung rinh…”, “Dạ thưa má, con qua đây trước thăm tía má, sau có mấy gói trà với hai chai rượu, tía má dùng lấy thảo với con. Bà già vợ tui tươi cười đáp lại: Má cám ơn con, lát nữa tía con ở ngoài nhà hội về chắc có trà ngon ổng thích lắm. Sẵn đây nếu con có rảnh con ra sau chẻ dùm ba mớ củi để rằm này đám giỗ ông ngoại con”. Tôi nghe qua muốn tháo mồ hôi, nhưng cũng làm bộ sốt sắng: “ Dạ, thưa được!được…” Đó rồi tôi cởi áo máng lên ngọn ổi trước sân, tui xách búa, tui cong lung chẻ riết gần tới đứng bóng. Khi bà già biểu nghỉ thì con mắt của tui đã đổ hào quang vậy hà…và hai tay của tui nó đã tê tái rụng rời (hò)”. Những “R” nằm trong âm tiết không thuộc nhịp chính hoặc trong từ ghép thì Văn Hường chỉ rung nhẹ và lướt qua; còn “R” nằm trong âm tiết chính nhịp hoặc trong từ láy thì ông xử lý kỹ thuật ngân rung rõ nét, rất có duyên…: “ Hỡi những bậc nam tử tu mi, hỡi các đấng trượng phu từ thanh niên râu chí mấy cụ già lão nhược, hãy đứng lên chung lưng đâu cật mà cùng nhau sợ vợ cho vui cửa vui..ự, ự, ự…nhà…Bà con lối xóm họ điệu thì họ kêu là mình thương vợ, còn họ ghét thì họ gọi là thờ bà…nhưng mà ở đời, hơi sức đâu bận tâm tới miệng lằn lưỡi mối, ăn no cái rồi bươi móc chuyện của người ta hoài vậy hà…Sách có câu “ Trị quốc, tề gia, phu phụ thuận hòa thì gia đạo mới yên”, tơ hồng nguyệt lão se duyên, kè được vợ hiền, còn người thì rinh con vợ dữ..ứ,ư,ư” ( câu 1 – Vợ tôi tôi sợ ).

Ở lĩnh vực Cải lương, đào kép mùi, thường rất đông, nhưng đào kép hài thì rất hiếm, ca Vọng cổ hài lại càng hiếm hơn. Có thể thấy, sau NS Văn Hường, vẫn có khá nhiều anh kép ca Vọng cổ hài như NS Hề Sa, NSUT Thanh Nam, Hoa Huyền, An Danh, Văn Chí Mỹ, Bảo Phước,…chỉ có NS Hề Sa thì tương đối khá cách luyến láy, ngân rung, sắp văn chẻ nhịp; còn các anh kép khác được mặt này thì khiếm khuyết mặt kia, nhất là kỹ thuật ngân rung, nhấn trọng âm thanh điệu và sắp văn…Nhưng một điều thật đáng tiếc cho ông “ Vua ca Vọng cổ hài “ này đã làm cho vui đời, tạo nên một trường phái ca Vọng cổ hài độc đáo, góp phần đáng kể cho nghệ thuật ca ngâm dân tộc, mà đến bây giờ vẫn chưa được xét phong NSUT?

Nguyên Anh/cailuongvietnam

Tác giả bài viết: khoi
Nguồn tin: Nguyên Anh - sankhau
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.