Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
Út Bạch Lan - Hà Bửu Tân bất tử với "Xuân đất khách"
Dù mê hay không mê tài tử cải lương, thì người Việt xa quê vẫn ấm lòng khi được nghe mấy câu vọng cổ. Cứ vào dịp Tết nguyên đán, thì nhu cầu được sưởi ấm bằng điệu vọng cổ du dương của bà con lại trỗi dậy. Trong cái không khí ngày Tết ấy, bài được thích nhất có lẽ là bài “Xuân Đất Khách”, một bài ca hoài niệm cố hương, không ướt át bi lụy mà đủ đưa con tim người nghe vào trời thương biển nhớ.
Ngoài nghiệp cầm viết, ông còn đeo mang cái nghiệp cầm đàn. Nếu trong nghề soạn
giả ông được tôn xưng là “Vua”, thì trong nghề đàn, dân mê cổ nhạc ai mà không
biết đến danh cầm Bảy Bá với tuyệt cú đàn tranh độc nhất vô nhị, ngón đàn đã đưa
ông vào danh sách “Tam hùng” trong làng đàn cổ nhạc cùng với hai danh cầm Văn Vĩ
và Năm Cơ.
Tản mạn về tác giả bài Xuân đất
khách
Tay đàn thật ra là một thế mạnh đưa Viễn Châu đến sự thành
công trong soạn lời vọng cổ, bởi vì một trong những con ách chủ bài giúp những
bài vọng cổ của ông được đông đảo giới mộ điệu yêu mến, đó chính là sự đơn giản
trong lời ca và sự “vào khuôn” trong cách đặt câu sắp chữ. Lời văn trong bài
vọng cổ của Viễn Châu thường nằm gọn trong khuôn, với cách bố trí âm bằng trắc
rất phù hợp tạo sự dễ dàng cho người ca, giúp người ca có thể tựa vào đó để nhảy
múa trên dây đàn.
Không chỉ có thế, Viễn Châu còn là bậc thầy “đo ni đóng
giày” bởi ông tùy theo giọng ca và cách ca của từng nghệ sĩ mà đặt lời văn phù
hợp, giúp cho người ca có thể phát huy được thế mạnh của mình để chinh phục khán
giả. Bởi vậy mà, hễ bài ca ông soạn riêng cho một nghệ sĩ ca, thì nghệ sĩ khác
dù cũng thuộc hàng cây đa cây đề, cũng không thể hiện được bài đó hay bằng người
mà bài ca của Viễn Châu nhắm đến.
Bài ca theo kiểu đo ni đóng giày của
Viễn Châu đã đưa không biết bao nhiêu nghệ sĩ trở nên nổi tiếng. Điểm lại những
nghệ sĩ bậc nhất của thế hệ vàng, thử hỏi có mấy ai “thoát khỏi tay” của Viễn
Châu: Út Trà Ôn-Tình Anh Bán Chiếu, Út Bạch Lan-Lan và Điệp, Diệu Hiền-Tần Quỳnh
Khóc Bạn, Lệ Thủy-Cô gái bán sầu riêng, Mỹ Châu-Hòn Vọng Phu, Minh Cảnh-Tu là
cội phúc, Thanh Sang-Người đánh đàn trên Bắc Mỹ Thuận, Minh Vương-Lòng dạ đàn bà
….
Vừa rồi, các nghệ sĩ từng được bài ca Viễn Châu chấp cánh đã cùng nhau
tổ chức một đêm cổ nhạc tại quê hương Trà Vinh của ông. Trên sân khấu bé nhỏ
ngoài trời đêm ấy đã xuất hiện hầu như tất cả những nghệ sĩ bậc nhất của thế hệ
vàng và những nghệ sĩ hàng đầu trong các thế hệ kế cận.
Có người hỏi vui
: Mời một lần mà nhiều nghệ sĩ gạo cội như thế thì chắc phải bán ba cái chung cư
mới đủ trả tiền thù lao ? Thế nhưng, tất cả những nghệ sĩ này đều tình nguyện
tham gia hát không nhận thù lao, bởi vì họ hát cho chính người thầy thân yêu của
họ. Chỉ nói cái công Viễn Châu chấp cánh cho những nghệ sĩ này thôi thì cải
lương biết lấy gì đền ơn ông cho vừa, cho đủ !
Xuân đất khách, một tuyệt phẩm của Viễn
Châu
Nếu phải xếp hạng trong gia tài hơn 2000 bài vọng cổ của
Viễn Châu, thì Xuân đất khách quả thật phải được lọt vào « tốp ten ». Còn nếu
nói về những bài vọng cổ viết về tâm sự người xa xứ, thì Xuân đất khách của Viễn
Châu phải được xếp số 1, về tính văn học và tính súc tích của lời ca, về sức hấp
dẫn đối với người nghe và về sức sống của nó trong thời đại.
Chúng ta
biết rằng một trong những nét đặc trưng trong phong cách Viễn Châu đó là ca từ
của ông rất vô khuôn và rất dễ nhớ. Bài Xuân đất khách đã thể hiện được nét đặc
trưng này. Chính cũng vì thế mà những người dạy và người học ca vọng cổ thường
chọn sử dụng bài của ông. Xuân đất khách cũng vậy, đây là một bài hát có ca từ
đẹp mà lại còn dễ cho người ca trong cách sắp chữ, nên người ca và người nghe
đều có thể thể hiện và theo dõi dễ dàng.
Ở đây có một điểm đáng chú ý, đó
là : Vọng cổ là tự sự, tức một bài vọng cổ phải có cốt truyện rõ ràng, người
nghệ sĩ thể hiện bài ca tức là đang kể lại cho người nghe một câu chuyện gì đó,
bởi vậy mà người ca cũng dễ nhớ và người nghe cũng dễ theo dõi, không bị lan
man.
Bài Xuân đất khách dù có chủ đề rõ ràng là thể hiện nỗi nhớ quê
hương, nhưng nó lại không hề theo trình tự của một câu chuyện cụ thể, tức không
có thứ tự tình tiết câu chuyện, mà chỉ là sự thố lộ tâm tình của người nhớ quê
hương, tức là người ca khó mà dựa vào một lô gích gì đó để nhớ bài ca, còn người
nghe thì cũng không thể bám vào thứ tự các tình tiết cốt truyện để theo dõi. Thế
mà lạ thay, Xuân đất khách lại có lời văn rất dễ nhớ, người ca rất dễ thuộc,
người nghe rất dễ theo dõi ! Đó chính là cái thần tình của Viễn
Châu.
Cũng đúng thôi, vì ông không dựa vào cái lô gích kể chuyện chung
chung mà là vào “lô gích” tình cảm, mà « lô gích » tình cảm thì lại không có lô
gích. Nói cách khác Viễn Châu đã đứng trong cái tình cảm chung nhất của người
Việt xa quê để viết Xuân đất khách bằng việc gợi lên những sự vật mà khi còn
sống ở quê hương thì người ta thường thấy nó bình thường, còn khi xa xứ thì bỗng
nhiên thấy nhớ thương da diết, như hình ảnh của những dưa hấu Gò Công, bưởi Biên
Hòa, rượu bà Điểm, cành mai nở ngày Tết …
Một bí quyết cho sự thành công
của Viễn Châu như ông đã thú nhận, đó là khi viết mỗi bài hát ông đều cố gắng
hóa thân thành nhân vật trong bài hát đó. Và như vậy thì Viễn Châu đã hóa thân
thật sự thành công trong bài Xuân đất khách ! Một bí quyết mà theo ông thì « chả
có gì là bí quyết », nhưng không phải soạn giả nào làm cũng được.
Xuân
đất khách là một bài vọng cổ rất ăn khách, nhất là đối với nghệ sĩ lưu diễn ở
nước ngoài mỗi dịp tết Nguyên Đán. Nội dung bài ca này không quá bi ai mà chỉ là
nỗi lòng nhớ quê hương da diết, lời văn bài ca gợi nhớ đến những điều gần gũi
thân thương nơi quê cha đất tổ, lại không có mang yếu tố tôn giáo hay chính trị,
bởi vậy ai nghe cũng được, nghe xong rồi thích, thích xong rồi nhớ, nhớ xong rồi
lại tự ca trong lòng mỗi lúc xuân về.
Ca không phải để làm cho ngày xuân
trở nên buồn bã, mà là để nhớ đến những gì thân thương mộc mạc nơi chôn nhau cắt
rốn, để lắng đọng tâm tư sau một năm bôn ba làm lụng, để tạm gát lại mọi bồn bề
của của sống mà nhớ về cội nguồn gốc rễ, bởi: “Cây có gốc mới nở cành xanh cội,
nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.
Sầu nữ Út Bạch Lan “sầu” cùng Xuân đất
khách
Út Bạch Lan được xem là người thể hiện thành công nhất bài
Xuân đất khách. Út Bạch Lan được mệnh danh là “Nữ vương sầu nữ”, và đến giờ này
chưa ai thay thế cái vương hiệu đó của cô. Vào những thập niên thập niên
1950-1960, Út Bạch Lan và Thanh Hương hợp cùng với đàn anh Út Trà Ôn đã trở
thành những giọng ca vàng ăn khách nhất trên đĩa hát. Út Bạch Lan là người có số
lượng vai diễn và bài ca đóng cặp với Út Trà Ôn trên các hãng đĩa nhiều nhất của
thế kỷ trước.
Còn nếu như phải bầu chọn cho những cặp đào kép thành công
nhất, thì có lẽ xếp hàng đầu không thể nào thiếu được cặp đào kép Út Trà Ôn-Út
Bạch Lan. Chưa hết, Út Bạch Lan được xem là người đã cùng với Út Trà Ôn mở đường
đưa bản vọng cổ nhịp 32 lên tới đỉnh cao trong hệ thống bài bản cải
lương.
Bàn về chất giọng, ta thấy Út Bạch Lan có chất giọng kim pha thổ
(kim nhiều thổ ít) nên giọng trong trẻo, lảnh lót có pha chút trầm buồn. Cô đã
biết khai thác triệt để thế mạnh này để đạt đến danh hiệu “Nữ vương sầu nữ”. Thế
nhưng, chỉ có giọng ca thôi còn chưa đủ để đạt đến vương hiệu đó, bởi ngoài
giọng ca thiên phú thì kỹ thuật ca của Út Bạch Lan cũng thuộc hàng thượng
thừa.
Bộ nhịp của cô thì khỏi chê. Cách hành văn sắp chữ của cô rất điêu
luyện. Cô ca luyến láy một cách thần tình : luyến láy đúng nơi đúng chỗ và vừa
đủ, không bị thô, luyến láy theo kiểu « đứt dây đờn ». Cách điều hơi của Út Bạch
Lan cũng đáng nể : Nghe Út Bạch Lan ca, ta không thấy cô phải ráng hơi, cô ca
như nói, ca rất tự nhiên. Đặc biệt Út Bạch Lan có cách nhấn dấu sắc lửng rất
hay, vút lên rồi nhẹ nhàng rơi rơi một các lả lướt.
Tuy nhiên nét đặc
trưng nhất của Út Bạch Lan mà đến giờ này chưa thấy có ai ca giống và ca hay như
vậy, đó là cách cô xuống xề ở câu 5 và câu 6 rất thấp, rất trầm, cô phát huy hết
chất đồng trong giọng ca của mình và cô đã tạo ra cách xuống xề hay đến mức mà
người nghe chữ cô xuống xề như hòa tan vào tiếng đàn, như biến mất trong chữ xề
của cung đàn, nói chung là nghe là biết ngay đó là cách xuống xề thần sầu của Út
Bạch Lan.
Những năm gần đây, Út Bạch Lan có nhận một đệ tử chân truyền đó
là nghệ sĩ Phương Hồng Thủy. Và đến hiện tại, có thể nói lối ca của Phương Hồng
Thủy đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ thầy mình, nhất là lối xuống xề nói
trên.
Nói về bài Xuân đất khách, thì những cái gì đặt trưng nhất trong
giọng ca Út Bạch Lan đã được cô gói gọn trong bài ca này: độ sầu đến « quỷ khốc
thần sầu », độ mùi đến mùi mẫn, lối ca điêu luyện, cách hành văn sắp chữ độc
đáo, lối xuống xề tuyệt cú mèo. Có thể nói rằng, nghe Út Bạch Lan ca Xuân đất
khách, người xa quê không thể nào cầm được nước mắt mà chỉ muốn mọc ngay đôi
cánh để bay về với quê hương, còn người trong nước mà nghe cô hát bài này thì ắt
hẳn bắt đầu lo sợ cái cảnh làm thân xa xứ.
Xuân đất khách là một bài hát
hay, nên có rất nhiều nữ nghệ sĩ bậc nhất của thế hệ vàng thể hiện, nhưng để đạt
được độ mùi như Út Bạch Lan thì quả thật là chưa có ai. Bài Xuân đất khách, có
thể nói rằng, đó là một trong những minh chứng cho ‘‘sự trị vì” của Út Bạch Lan
trong vương quốc “Sầu nữ” của sân khấu cải lương. Hà Bửu Tân, tên tuổi bất tử
cùng Xuân đất khách.
Nhìn sang phía
nam nghệ sĩ, ta thấy cũng có không ít người thể hiện bài Xuân đất khách. Thế
nhưng, công tâm mà nói thì đến giờ phút này, người thể hiện thành công nhất có
lẽ là cố nghệ sĩ Hà Bửu Tân. Đây là một nghệ sĩ khá đặt biệt của sân khấu cải
lương, đặc biệt không chỉ vì tài ca vọng cổ mà còn vì số phận “tài hoa yểu mệnh”
của anh.
Khán giả ngày nay ít ai còn nhớ đến Hà Bửu Tân bởi anh đã giả
biệt thế gian vào những năm 1970, ở cái tuổi ngoài hai mươi, vào lúc mà giọng ca
và tài năng của anh đang hồi sung mãn nhất. Làn hơi của Hà Bửu Tân có nội lực
rất mạnh, đài từ rõ ràng, ca đúng với chuẩn mực «tròn vành rõ chữ ». Anh ca
không lạng bẻ mà ca rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng, khiến người nghe không cảm thấy
anh ráng hơi bởi thế cũng cảm thấy nhẹ nhàng.
Đặc biệt hơn hết là cách
nhã chữ rất riêng của anh, một cách nhã chữ nói chung là « rất Hà Bửu Tân”. Nếu
bên nữ nghệ sĩ, Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga được xem là người có lối nhã chữ
sang trọng, thì bên phía nam nghệ sĩ ta thấy có Hà Bửu Tân. Làn giọng của anh
cũng rất sang trọng diễm tình. Vì thế, có thể nói, Hà Bửu Tân là nam nghệ sĩ cải
lương có giọng ca và lối ca sang trọng và diễm tình “xưa nay hiếm”.
Nói
về kỹ thuật ca, Hà Bửu Tân được dân trong nghề cho là có bộ nhịp rất vững. Bởi
thế anh mặc sức tung hoành trong bài ca với một sự điêu luyện thượng thừa. Ở
tuổi của Hà Bửu Tân mà có được bộ nhịp thượng thừa như vậy thì cũng quả thật là
“Xưa nay hiếm”. Đặc biệt là lối sắp chữ của anh, anh sắp chữ trong lòng câu, và
xuống song lang « như để », nghe mà sướng lỗ tai.
Nhịp nhàng điêu luyện,
đài từ rõ ràng, giọng ca diễm tình và sang trọng… tất cả đã tạo cho sân khấu cải
lương một Hà Bửu Tân có một không hai, một Hà Bửu Tân mà người nghe chỉ nghe một
lần cũng đã thấy như là « đã mê tự lâu rồi », một giọng ca và một lối ca mang
đến cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu, cho người nghe được thưởng thức
nghệ thuật nhảy múa trên dây đàn của người nghệ sĩ.
Nói về độ mùi, giọng
ca Hà Bửu Tân có độ thẩm thấu cao, thể hiện chất mùi của bài hát rất tuyệt,
khiến người nghe bị buồn lây hồi nào mà không biết. Tuy nhiên, giọng ca Hà Bửu
Tân đầy nam tính và đầy nội lực, trầm buồn nhưng không tạo cảm giác bi lụy. Đó
là một lợi thế để anh tạo dấu ấn riêng trong bài Xuân đất khách. Nếu như nghe Út
Bạch Lan ca Xuân đất khách mà người nghe phải sa nước mắt và muốn mọc ngay đôi
cánh để bay về với quê hương, thì khi nghe Hà Bửu Tân ca bài này ta sẽ cảm thấy
có một nỗi buồn man mác đang len lỏi vào tâm trí, nó không đến độ khiến cho nước
mắt phải sa, nhưng đủ để nỗi buồn kia thấm khắp cùng thân thể, giúp tâm trí mọc
thêm đôi cánh để bay vào thế giới suy tư và hồi tưởng. Đó là dấu ấn “vô tiền
khoán hậu” của Hà Bửu Tân trong bài Xuân đất khách.
Nói đến những điều «
xưa nay hiếm » trên, ta lại càng thêm nuối tiếc vô cùng cho sân khấu cải lương
Nam bộ, bởi vì sự ra đi của Hà Bửu Tân thật sự là một mất mát vô cùng to lớn cho
sân khấu cải lương, và nhất là cho bài vọng cổ. Hà Bửu Tân mất sớm, nên hiện tại
người ta cũng chỉ có thể nghe được giọng ca của anh trong trong vài đĩa cải
lương, và hai bài vọng cổ là Xuân đất khách và Hạng Võ Sở Bá Vương, cả hai bài
này đều do soạn giả Viễn Châu sáng tác. Tuy số lượng còn sót lại chỉ vỏn vẹn có
hai bài vọng cổ như vậy, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ để Hà Bửu Tân khẳng định
được tài năng ca vọng cổ của mình. Đặc biệt là trong bài Xuân đất khách, Hà Bửu
Tân đã thể hiện được cái tầm thượng thừa trong ca vọng cổ.
Thời gian thắm
thoát trôi qua, cái tên Hà Bửu Tân đã dần phai nhạt trong làng sân khấu cải
lương, thế hệ trẻ mê cải lương ngày nay có lẽ cũng chẳng có nhiều người biết đến
anh. Thế nhưng, nếu nhắc đến bài Xuân đất khách của soạn giả Viễn Châu, thì
không thể không nhắc đến Hà Bửu Tân bên cánh nam nghệ sĩ, và Út Bạch Lan bên
cánh nữ nghệ sĩ. Nói cách khác, Út bạch Lan-Hà Bửu Tân đã trở nên bất tử cùng
với bài Xuân đất khách của soạn giả Viễn Châu.
Khi Hà Bửu Tân chập những
đi hát hồi đầu những năm 1970, thì Út Bạch Lan khi ấy đã tiếng tăm lừng lẫy. Thế
nhưng, giữa bậc tiền bối Út Bạch Lan và người hậu bối Hà Bửu Tân đã cùng để đời
với bài Xuân đất khách. Vì sao thế ? Câu trả lời có thể là : cả hai có những nét
chung đưa đến sự thành công trong nghệ thuật ca vọng cổ. Những nét chung đó
chính là : cả hai đều có giọng ca thiên phú rất mượt mà, cả hai đều là bậc thầy
trong cách sắp chữ trong lòng bản, cả hai đều có nhịp nhàng điêu luyện, và đặc
biệt là cả hai có một lối ca “hoa lá cành” trong cái chuẩn mực “chân phương hoa
lá” của bài vọng cổ.
Nói cách khác, Út Bạch Lan và Hà Bửu Tân đều ca lã
lướt, lối luyến láy thần sầu, thế nhưng, họ lả lướt mà không quá điệu đà, luyến
láy mà không quá trớn, tức là luyến láy vừa đủ để thể hiện bài ca chứ không phải
để khoe giọng, để khoe tài năng hay để khẳng định đẳng cấp. Bên cạnh đó, Út Bạch
Lan và Hà Bửu Tân lại ca rất “chân phương”, tức là ca như nói, có sao ca vậy,
không bao giờ tạo ra cảm giác bị ráng hơi, hoặc chẳng khi nào cố tình lên gân
khoe giọng.
Với tất cả những điều trên, ta có thể khẳng định rằng, “chân
phương hoa lá” vẫn là « cái chuẩn rất chuẩn » của bài vọng cổ. Nói « chân phương
hoa lá » chỉ có hai vế bốn từ, nhưng để thể hiện được một trong hai vế bốn từ đó
cho đúng, cho đủ, thì quả là không phải chuyện dễ dàng. Và Út Bạch Lan và Hà Bửu
Tân đã thể hiện được tất cả những điều « không phải chuyện dễ dàng » đó trong
bài Xuân đất khách.
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: Lê Phước - RFI
Ý kiến bạn đọc