Đang truy cập : 235
Hôm nay : 21603
Tháng hiện tại : 2196321
Tổng lượt truy cập : 88502922
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
NSUT Thoại Mỹ
NSƯT Thoại Mỹ trong vai Thúy Kiều
*Phóng viên: Vì sao trên các diễn đàn xã hội xuất hiện một đoạn clip chị và NSƯT Kim Tử Long cùng một khán giả ca lớp phụng hoàng trong vở “Nửa đời hương phấn” của Hà Triều – Hoa Phượng với một vài câu chữ bị cho là dung tục?
-NSƯT Thoại Mỹ: Trên thực tế đó là một bữa họp mặt gia đình tại nhà NSƯT Kim Tử Long, chỉ một vài khán giả và chúng tôi, vừa ăn tối, vừa hát với nhau. Người khán giả này muốn chọc cười mọi người và thêm một vài câu thoại, lời ca vào tiết mục “Phụng hoàng” của vở “Nửa đời hương phấn”. Tôi rất bất bình khi biết có khán giả quay clip lén chúng tôi và đưa lên mạng xã hội, đó là hành động bôi nhọ danh dự người nghệ sĩ. Tôi và anh Long vẫn hát đúng với nguyên bản của vở diễn, anh Long đóng vai Tùng, tôi đóng vai Diệu, còn khán giả đó đóng vai Hương. Ở đây chỉ là không khí họp mặt gia đình, không phải là một sô diễn bán vé.
*Qua sự kiện này chị nói gì với khán giả cải lương?
-Tôi nhận thấy không gian xem cải lương đã không còn sự trân trọng như xưa, một số khán giả vào xem hát, cứ mặc nhiên dùng các thiết bị quay hình, mặc dù ban tổ chức đã nhắc nhở trước khi biểu diễn, thậm chí bảo vệ đến tận hàng ghế khán giả nhắc, nhưng họ vẫn quay, rồi sau đó tải lên cáctrang mạng xã hội, bình luận, khen chê, thậm chí viết những lời rất khó chịu khi bình phẩm về nghệ sĩ. Ở trên sân khấu, chúng tôi nhìn xuống khán giả, không còn không khí ngồi xem nghiêm túc, trân trọng nghệ thuật ca diễn của nghệ sĩ, mà vẫn có những đốm sáng do một số khán giả bật các thiết bị để lướt FB, lướt web. Chúng tôi rất cảm ơn những tấm vé của khán giả tri ân đã ủng hộ cho sân khấu cải lương hiện nay, nhưng thương như thế không bằng hại nhau. Khi mà họ thiếu tôn trọng thánh đường đúng nghĩa của nghệ thuật.
Qua sự kiện bị quay clip lén trong một buổi tiệc của gia đình, mặc dù chúng tôi không có lỗi, nhưng trong đêm diễn của nghệ sĩ trẻ Hải Linh vừa qua, tôi gặp cô ba NSND Bạch Tuyết, cô đã rầy tôi với tư cách người thầy, một nghệ sĩ tiền bối đi trước, rằng từ đây về sau phải hết sức nghiêm túc với nghề, từ sàn diễn cho đến cuộc sống đời thường. Khi xuất hiện ở đám đông, phải chú ý đến những máy quay từ điện thoại, từ các thiết bị điện tử, để giữ gìn hình ảnh của người nghệ sĩ. Tôi rất giận người quăng clip này lên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự nghệ sĩ.
* Từng trải qua giai đoạn khó khăn trong chuyện tình cảm, hiện giờ lòng chị đã tĩnh tại lại chưa?
Trước đây, vì chuyện buồn, tôi thường hay khóc, nhưng rồi chợt hiểu ra rằng ôm khư khư nỗi buồn chẳng có ích gì, tôi tìm đến kinh kệ nhà Phật, đọc kinh để cảm thấy thanh thản. Tôi có hai người con nuôi để san sẻ tình cảm yêu thương. Rồi làm công tác từ thiện, có được sự thoải mái, bình yên trong cuộc sống. Khi lấy chồng vào năm tôi 21 tuổi, vợ chồng tôi đã có thời gian sống thử với nhau trước đó khá lâu. Thế nhưng, đến năm tôi 28 tuổi thì xảy ra đổ vỡ. Giờ mọi chuyện đã qua rồi, tôi dồn tâm trí cho nghề để đáp lại tình thương khán giả dành cho tôi.
* Vừa qua vì sao sang Mỹ lưu diễn, bất ngờ, chị quay về Việt Nam?
- Người chị ruột của tôi đột ngột qua đời. Chị Thoại Miêu báo tin dữ, tôi cấp tốc quay về. Đau lòng lắm vì trong nhà chị ấy là người thiệt thòi nhất. Đời người rất vô thường, thấy đó rồi mất đó. Tôi chợt nghĩ vì sao khi còn sống, còn được nhìn mặt nhau, người ta không dành sự thương yêu, tôn trọng cho nhau.
* Thoại Mỹ bám trụ miền Tây có phải vì cải lương hiện chỉ có thể sống ở miền Tây?
- Ở các tỉnh miền Tây, cải lương vẫn diễn được và còn đất sống dồi dào. Càng đi vào vùng sâu vùng xa, tôi càng thấy tình cảm của bà con dành cho cải lương dường như không thay đổi. Vào thời điểm mùa mưa, sân bãi sình lầy, sân khấu nhem nhuốc mà người xem vẫn háo hức đến để được nghe đôi câu vọng cổ. Có nghĩa là bà con còn ghiền cải lương, yêu mến nghệ sĩ chúng tôi. Do đó, tôi nói với lòng, dù cực đến mẫy vẫn bám miền Tây để giữ gìn nghệ thuật sân khấu cải lương. Vấn đề là cần có sự đầu tư của các nhà chuyên môn để mỗi suất diễn được nâng cao về nghệ thuật, để các trích đoạn, vở diễn đến với bà con nông dân bằng sự đốt cháy đam mê ca diễn của người nghệ sĩ. Mới đây, tôi có chuyến lưu diễn rất vui cùng nghệ sĩ Trọng Phúc, Võ Minh Lâm…Ghe chở chúng tôi vào được tận những vùng nông thôn có cái tên chắc ít người nghe đến như: Đầm Cùng, Cái Nước, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm, Ông Trang... Một ngày chúng tôi phải di chuyển nhiều cây số qua nhiều phương tiện, may mà có sức khỏe tốt, chứ nếu không, đến nơi chưa chắc có thể nói ra hơi huống gì là hát. Vậy mà đến điểm diễn là quên hết mệt vì bà con thương chúng tôi lắm, đến xem đông và còn mang quà, bánh, nông sản tặng nghệ sĩ.
* Kế hoạch dành cho nghệ thuật cải lương trong từ đây đến cuối năm của chị là gì?
- Trước mắt, chúng tôi chuẩn bị kỷ niệm 20 năm vở “Duyên kiếp” của tác giả Hoàng Song Việt. Sắp tới, với chương trình của Hội Sân khấu TPHCM “Tôi yêu cải lương” tại Nhà hát Bến Thành, chúng tôi cũng sẽ tham gia. Chúng tôi rất mong TPHCM sớm có được nhà hát hiện đại dành cho cải lương để anh em nghệ sĩ có chỗ tập tuồng và không còn nhìn thấy chuột chạy dưới chân như ở rạp Thủ Đô hiện nay. Có như vậy mới thỏa sức sáng tạo, làm nghề và đồng hành cùng các diễn viên trẻ. Tôi chỉ mong khán giả nếu thực sự thương mến bộ môn cải lương, khi đến thưởng thức nghệ thuật phải hết sức văn minh, không ăn mặc đồ bộ, quần ngắn, áo thun ba lỗ, mua bánh trái vào rạp, đem các thiết bị điện tử ghi hình, lướt mạng. Một khi vị trí thưởng thức của khán giả được trả về đúng không gian nghệ thuật sẽ nâng hiệu quả diễn xuất.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc