Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
Yêu mến loại hình nghệ thuật cải lương từ thuở nhỏ, chàng trai với cái tên “thừa chữ” Nguyễn Lâm Duy Phương đã quyết định chọn và miệt mài theo đuổi con đường nghệ thuật ca cổ - sân khấu cải lương của mình. Xuất phát từ năng khiếu vốn có, Duy Phương không ngừng nổ lực, phấn đấu để từ một chàng trai chưa ai biết, chỉ thỏa lòng khi hát cho bạn bè trong xóm nghe, trở thành một kép chánh của Đoàn Cải lương Hương Tràm (Cà Mau) như ngày nay. Giờ, công chúng đã quen một Duy Phương với nghệ danh Nhất Phương và dành cho anh thật nhiều tình cảm.
*Hơn 10 năm – một chặng đường đam mê
Nghệ
sĩ Nhất Phương chia sẽ, bản thân anh có niềm đam mê nghệ thuật ca cổ
cải lương từ năm hơn 10 tuổi. Lúc này, anh thường được nghe người cậu
ruột của mình là nghệ sĩ Dũng Linh hát những bài vọng cổ - khi người
nghệ sĩ này có dịp về thăm quê nhà. Anh bắt đầu hát theo, hát lại những
bài ca cổ được nghe từ cậu. Mùa nước, trên những cánh đồng vương vãi
bông điên điển rụng, Nhất Phương cùng những người bạn vùng quê An Giang
thỏa thích chơi đùa và hát say sưa. Dù chưa được học chút gì về nhịp
điệu ca cổ cơ bản, nhưng “cái hồn” trong những lời ca của anh không
thiếu. đám bạn rất thích thú mỗi khi được nghe anh hát. Chính từ “sân
khấu” và những “khán giả” đầu tiên ấy đã tác động đến chàng trai trẻ
vùng Bảy Núi, đâu đó thôi thúc rằng ca cổ, cải lương là một cái nghiệp
mà bản thân Nhất Phương không thể chối từ.
Năm 18 tuổi, như một cơ
duyên, trong lần Nhất Phương về chơi cùng mấy người bạn ở Thốt Nốt (TP.
Cần Thơ), anh gặp được nghệ sĩ tài tử Bích Liên. Và trong lần hội ngộ
ấy, điều trùng hợp mãi đến giờ Nhất Phương vẫn âm thâm tri ân tổ nghiệp,
là việc nhóm đàn ca tài tử của nghệ sĩ Bích Liên chuẩn bị tham gia môt
cuộc thi đờn ca tài tử cấp TP. Cần Thơ nhưng… thiếu một giọng nam! Được
mọi người giới thiệu, anh gặp nghệ sĩ Bích Liên “thử giọng” và ngay sau
đó được đồng thuận kết nạp vào nhóm. Trong khoàng thời gian ngắn luyện
tập cùng nhóm, Nhất Phương đặc biệt cảm mến tình thương yêu, sự tận tâm
chỉ dạy của nghệ sĩ Bích Liên dành cho, anh nói rằng đây là người ân
nhân, môt người mẹ thứ hai trong lòng anh.
Năm 2000, được sự ủng hộ
của gia đình, Nhất Phương lên Sài Gòn với mong muốn tìm môt người thầy
để học thêm kiến thức ca cổ cải lương. Qua lời giới thiệu của mấy người
bạn, anh tìm đến nghệ sĩ Văn Bền và được nhận làm học trò sau lần thử
giọng đầu tiên. Như “nắng hạn gặp mưa”, Nhất Phương ngày làm việc chăm
chỉ, tối đến tìm thầy miệt mài học hỏi hệ thống nhịp điệu bài bản ca cổ,
cách lấy hơi, nhả chữ, luyến láy… Nhờ tính cần cù, miệt mài, Nhất
Phương tiến bộ rất nhanh và nhận được tình cảm thương mến của nghệ sĩ
Văn Bền, để rồi, từ 400 nghìn tiền đóng học phí hàng tháng, anh được
miễn học phí hoàn toàn. Đến giờ nghĩ lại, bản thân Nhất Phương vẫn rất
xúc động khi nói về người thấy môt thời gắn bó với mình, tận tâm chắp
nối cho anh những bước đi trên con đường hoạt động nghệ thuật.
*“Tiếng ngân”… một thời nặng nghĩa tình
Hơn
1 năm sau, Nhất Phương trở về quê nhà và qua lời giới thiệu của nghệ sĩ
Dũng Linh (cậu ruột), anh vào hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Cải lương
Tiếng Ngân (Sóc Trăng). Đây là dấu mốc đáng nhớ đối với Nhất Phương,
chính tại Đoàn, lần đầu tiên trong đời anh được giao hát kép chánh trong
vở Hoàng tử mặt nám. Cảm xúc hân hoan kèm những kỷ niệm thân tình đối
với lãnh đạo đoàn hát, với anh em nghệ sĩ thời gian này luôn là những kỷ
niệm đẹp và không thể phai dấu trong lòng anh.
Hơn 3 năm gắn bó với
Đoàn Cải lương Tiếng Ngân chưa thể gọi là lâu với tâm hồn luôn tươi mới
và biết yêu thương của người nghệ sĩ. Thế nhưng, chừng ấy thời gian đã
trang bị cho nghệ sĩ Nhất Phương cái “già dặn” trong kinh nghiệm trình
diễn sân khấu cải lương, giọng hát thì ngày một chững chạc và truyền cảm
hơn. Cũng thời gian này, cái tên Nhất Phương đã gây được tiếng vang
trong lòng công chúng ở một số tỉnh thành như TP. Cần Thơ, Kiên Giang,
Sóc Trăng, Cà Mau… qua nhiều bài ca cổ, hay các vở cải lương như: Lệnh
truy nã, Hoàng tử mặt nám, Đưa em về quê mẹ…
Khi Đoàn Cải lương Tiếng
Ngân có dấu hiệu ngừng hoạt động nghệ thuật, Nhất Phương phải rời Đoàn
với niềm ưu tư, tiếc nuối. Với “cái nghề” mà tổ nghiệp đã chọn cho mình,
Nhất Phương chưa bao giờ muốn ngừng hoạt động. Sau đó ít lâu, anh nhận
lời mời của một số đoàn như Sân khấu mới An Giang, Nhân dân Kiên Giang…
tuy nhiên, quá trình hoạt động nghệ thuật của Nhất Phương thời gian này
khá thăng trầm, họa chăng chỉ giữ được cái “lửa” đam mê nghề của người
nghệ sĩ.
*Người nghệ sĩ “may mắn”!
Năm 2006, một dấu ấn đặc biệt
mà theo Nhất Phương, nó định hướng hoạt động nghệ thuật chính chắn, vững
bền cho anh, là được nghệ sĩ Minh Hoàng mời về hát ở Đoàn Cải lương
Hương Tràm (Cà Mau). Với năng khiếu và kinh nghiệm sấn khấu của mình,
Nhất Phương được lãnh đạo Đoàn tin tưởng, giao rất nhiều vai kép chánh –
trở thành một trong số ít các nghệ sĩ chủ chốt của Đoàn.
Nhìn lại
chặng đường hoạt động nghệ thuật cho đến nay, Nhất Phương chân thành nói
rằng anh là người nghệ sĩ gặp nhiều may mắn. Không nói đến chuyện hát
như thế nào, hát ở đâu và với vai trò nào, cái “may mắn” theo cách nói
của anh là luôn nhận được tình cảm yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của
người thân, lãnh đạo Đoàn, của anh em nghệ sĩ đồng nghiệp, những khán
giả thân hữu… từ hoạt động nghệ thuật cho đến cuộc sống ngoài đời. Với
Nhất Phương, cái “may mắn” ấy là cả môt sự tri ân, niềm hạnh phúc không
thể đánh đổi được bằng tiền tài, danh vọng.
Thành tích ấn tượng nhất
đối với nghệ sĩ Nhất Phương là năm 2013, anh tham gia cuộc thi “Hạt ngọc
mùa vàng” – cuộc thi tìm kiếm tài năng ngôi sao cải lương được tổ chức
trong khu vực 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do VTV Cần Thơ phối hợp
với Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau và Công ty Cổ phần Khánh
Vương Media tổ chức. Lần tham gia này Nhất Phương đoạt “Giải xuất sắc”,
và theo Nhất Phương, đây lại là môt điều “may mắn” nữa trong đời anh.
Nhân đây, anh gửi lời tri ân đến toàn thể các anh em nghệ sĩ của Đoàn,
đã giúp đỡ và tạo điều kiện để anh có được thành tích như trên. Đặc
biệt, Nhất Phương muốn gửi lời tri ân yêu thương đến người vợ là nghệ sĩ
Kim Hiền (cũng là đào hát của Đoàn Cải lương Hương Tràm), đã luôn đồng
hành, yêu thương và ủng hộ anh trên bước đường hoạt động nghệ thuật.
Điều
mong mỏi của Nhất Phương sắp tới là vẫn tiếp tục được hát trên sân khấu
để phục vụ mọi người, nhất là bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc các nơi trong tỉnh để đáp lại tình cảm của mọi người đã dành cho
anh. Nhất Phương cũng mong rằng với tiềm năng là tỉnh có truyền thống
về ca cổ, cải lương, Đoàn sẽ sớm bồi dưỡng được lực lượng nghệ sĩ sân
khấu cải lương trẻ, có năng khiếu, góp phần làm tươi mới các sản phẩm
nghệ thuật nói chung của Đoàn.
Phạm Hoàng
Tác giả bài viết: khangbang
Nguồn tin: BĐM
Ý kiến bạn đọc