16:40 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 152


Hôm nayHôm nay : 20453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2195171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88501772

Trang nhất » Tin Tức » Đó Đây Gần Xa

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Danh cầm, NSƯT Ba Tu qua đời ở tuổi 83

Đăng lúc: Thứ bảy - 21/07/2018 14:44 - Đã xem: 4108
BT

BT

Theo anh Trương Văn Tý, con trai thứ của danh cầm Ba Tu, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ ngày 21-7 tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi.

Anh Tý xúc động kể cha của anh bệnh viêm phổi 5 năm, thời gian gần đây chuyển sang bệnh gan. Cách đây vài ngày, thấy ông khó thở, gia đình đã đưa vào BV An Bình để điều trị. "Khi thấy bệnh trạng của ba tôi ngày một yếu, do tuổi già không đủ sức đề kháng, gia đình đã xin bệnh viện cho ông được về nhà điều dưỡng và ba tôi đã qua đời tại nhà riêng" - anh Tý chia sẻ.

Danh cầm, NSƯT Ba Tu qua đời ở tuổi 83 - Ảnh 1.

Danh cầm Ba Tu

Gia đình danh cầm Ba Tu cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại nhà riêng: 791/26 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM. Lễ truy điệu sẽ được tổ chức 7 giờ ngày 23-7 và sẽ đưa đi an táng tại quê nhà: huyện Cần Đước, Long An.

Nhạc sĩ, danh cầm Ba Tu tên thật là Trương Văn Tự, sinh năm 1936. Ông được xem là báu vật của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương.

Danh cầm, NSƯT Ba Tu qua đời ở tuổi 83 - Ảnh 2.

Danh cầm Ba Tu, nghệ sĩ hài Thúy Nga và các nghệ nhân thực hiện bức tượng sáp của ông vào ngày 25-8-2016

Những năm gần đây, dù đã hơn 80 tuổi, ông vẫn lên sàn diễn cùng thế hệ nghệ nhân đờn, nghệ nhân ca hòa tấu, độc tấu nhiều loại nhạc cụ. Đặc biệt, ông vẫn dạy học trò theo ý nguyện, truyền thụ ngón đờn kìm độc nhất vô nhị để nâng bước thế hệ nhạc công trẻ phát triển nghề.

Với ngón đờn tinh hoa bậc nhất, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu về ĐCTT Nam Bộ: độc tấu đờn kìm với bộ đĩa 20 bản tổ nhạc tài tử cho tỉnh Long An - quê hương ông - để bảo tồn nguồn gốc, sự sáng tạo của loại nhạc cụ này trong đời sống ĐCTT hôm nay.

GS-TS Trần Văn Khê, khi còn sống, mỗi lần hội ngộ với danh cầm Ba Tu, ông đã nhận xét ngón đờn Ba Tu nhấn chữ xang nức nở đến đổ hột như người có tâm sự kể về những trạng thái của mình bằng hơi thở, con tim. Ba Tu đờn bản vọng cổ có nhiều chữ nhạc rất mới, tạo nét duyên dáng. Các thể điệu Bắc hùng tráng, Nam - Oán của ngón đờn đó rất mùi mẫn. Kỹ thuật nhấn nhá, chạy chữ, chẻ, xốc nhịp vô cùng kịch tính.

Danh cầm, NSƯT Ba Tu qua đời ở tuổi 83 - Ảnh 3.

Danh cầm Ba Tu và đạo diễn Triệu Trung Kiên

Những năm kháng chiến chống Pháp, danh cầm Ba Tu lên Sài Gòn gia nhập Đoàn cải lương Tiếng Vang Thủ Đô đi lưu diễn khắp nơi. Những năm 1960, ông là nhạc trưởng của ban cổ nhạc trên sân khấu các đoàn Phước Thành, Minh Tơ. Sau năm 1975, ông vẫn giữ vị trí độc tôn với ngón đờn kìm trứ danh của Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho đến lúc nghỉ hưu.

 

Giới nghệ nhân đờn ca tài tử Nam Bộ và các nghệ sĩ nhiều thế hệ đã bàng hoàng xúc động khi biết tin danh cầm Ba Tu qua đời. Ông là tấm gương sáng đối với các thế hệ hậu bối đang tiếp tục giữ gìn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ - di sản phi vật thể đại diện của nhân loại đã được thế giới vinh danh.

Danh cầm, NSƯT Ba Tu qua đời ở tuổi 83 - Ảnh 4.

Danh cầm Ba Tu và NSƯT Quế Trân

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

“Đệ nhất nguyệt cầm” Ba Tu


Ông là bậc thầy đáng kính trong làng cổ nhạc có cái tâm hiền lành và luôn giữ nhân cách, đạo đức sáng ngời của người thầy đờn

Nhạc sĩ, danh cầm Ba Tu được xem là báu vật của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Gần tuổi 80, ông vẫn lên sàn diễn cùng con cháu hòa đờn, đặc biệt là vẫn dạy học trò theo ý nguyện, truyền thụ ngón đờn kìm độc nhất vô nhị để nâng bước thế hệ nhạc công trẻ phát triển nghề. Với ngón đờn tinh hoa bậc nhất, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu về ĐCTT Nam Bộ: độc tấu đờn kìm với bộ đĩa 20 bản tổ nhạc tài tử cho tỉnh Long An - quê hương ông - để bảo tồn nguồn gốc, sự sáng tạo của loại nhạc cụ này trong đời sống ĐCTT hôm nay.

Ngón đàn mê hoặc nghệ sĩ

GS-TS Trần Văn Khê, khi còn sống, mỗi lần hội ngộ với danh cầm Ba Tu, ông đã nhận xét ngón đờn Ba Tu nhấn chữ xang nức nở đến đổ hột như người có tâm sự kể về những trạng thái của mình bằng hơi thở, con tim. Ba Tu đờn bản vọng cổ có nhiều chữ nhạc rất mới, tạo nét duyên dáng. Các thể điệu Bắc hùng tráng, Nam - Oán của ngón đờn đó rất mùi mẫn. Kỹ thuật nhấn nhá, chạy chữ, chẻ, xốc nhịp vô cùng kịch tính.

Ông lớn lên trong nghèo khó, từ nhỏ đã bộc lộ niềm đam mê cổ nhạc, nhất định chọn cây đờn kìm để học. Ông cho biết khi đã nằm lòng 20 bài bản tổ của nghệ thuật đờn ca tài tử, mình bắt đầu học qua nhiều loại nhạc cụ khác như: cò, tranh, sến, guitar phím lõm.

Danh cầm Ba Tu kể cha của ông cũng là người biết ĐCTT, thấy con trai quá mê đờn nên cha ông có phần la rầy, bắt phải học chữ, học văn hóa trước để có kiến thức rồi mới học chuyên môn và chọn nó làm cái nghề. Từ đó, mỗi buổi sáng, ông phải học văn hóa; buổi tối mới học đờn. Ông kể tiếp: “Ba tôi quyết tìm thầy giỏi cho con theo học. Tôi đã làm quen với cây đờn kìm dưới sự hướng dẫn của thầy Chín Phàn, sau đó là các thầy Hai Võ, Bảy Quế. Họ đều là những người thầy xuất thân từ ĐCTT ở làng thôn. Nếu ông Hai Võ có ngón đờn cò độc đáo thì thầy Bảy Quế đờn tranh rất ngọt. Hơn 11 năm, tôi thọ giáo 3 người thầy, đem đam mê đổi lấy kinh nghiệm, rồi trên những nẻo đường theo các gánh hát cải lương, tôi lại tích cóp thêm cho ngón đờn của mình những cảm xúc”.

Danh cầm Ba Tu hòa nhạc trong chương trình ĐCTT tại Nhà Văn hóa Thanh Niên sáng 19-9
Danh cầm Ba Tu hòa nhạc trong chương trình ĐCTT tại Nhà Văn hóa Thanh Niên sáng 19-9

Những năm kháng chiến chống Pháp, danh cầm Ba Tu lên Sài Gòn gia nhập Đoàn Cải lương Tiếng Vang Thủ Đô đi lưu diễn khắp nơi. Những năm 1960, ông là nhạc trưởng của ban cổ nhạc trên sân khấu các đoàn Phước Thành, Minh Tơ. Sau năm 1975, ông vẫn giữ vị trí độc tôn với ngón đờn kìm trứ danh của Đoàn Cải lương Sài Gòn 3 và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cho đến lúc nghỉ hưu.

Cho đến nay, ngón đờn của ông sở dĩ vẫn giữ được nét trẻ trung, tươi mượt chinh phục người mộ điệu là do trong tiếng đờn có tâm tính hiền lành của ông.

Khơi mạch ngầm cảm xúc

“Thông thường, mỗi danh cầm có một sở trường diễn tấu, người theo thể điệu Bắc, Nam hoặc Oán, đằng này danh cầm Ba Tu đều giỏi các thể điệu trong âm nhạc tài tử, cải lương. Ông không chỉ thuộc lòng bản mà còn thuộc cả cách thể hiện của người nghệ sĩ để nhấn nhá từng chữ nhạc một cách chuẩn xác. Tiếng đờn kìm của ông đã tạo được màu sắc rắn rỏi, nâng bài ca cổ và bài bản ĐCTT lên với cảm xúc chân thật nhất” - danh ca Phương Quang nói.

Những thanh âm trầm bổng, réo rắt nhặt khoan từ cây đờn kìm (2 dây, 9 phím) của ông đã làm mê hoặc nhiều nghệ sĩ. “Tiếng đờn của chú Ba Tu nâng giọng ca của mình lên như diều gặp gió” - nghệ sĩ Lệ Thủy nói.

Bà còn nhớ: “Thời đi theo các gánh hát, biết các diễn viên trẻ còn hạn chế về nhịp, chú Ba Tu sau mỗi buổi diễn đều kêu đến chỉ dạy, rồi đệm đờn để giúp họ khắc phục hạn chế. Ông là người thầy có tâm với nghề”.

Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách tứ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc) hay ngũ tuyệt (kìm, cò, tranh, độc, sáo), đờn kìm vẫn giữ vai trò lĩnh xướng. Trong nhạc tài tử cải lương, bài bản dựa vào chữ nhạc chính từ cung bậc của đờn kìm; người học ca, các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn kìm. Cây đờn kìm (nguyệt cầm) được tôn vinh là “thầy” của các loại nhạc cụ khác là vì vậy.

“Bây giờ, cải lương dần mất khán giả, một nguyên nhân lớn chính là đoàn hát xem nhẹ dàn cổ nhạc. Có đoàn chỉ lèo tèo 3 cây nhạc cụ: guitar, tranh, đờn organ điện tử. Và từ khi đưa guitar điện vào thay thế vị trí số 1 của đờn kìm, đã làm giảm đi giá trị của dàn cổ nhạc” - danh cầm Ba Tu tâm sự.

Với nhạc sĩ Thanh Hải: “Danh cầm Ba Tu đúng nghĩa là một nhạc sĩ cổ nhạc tận tụy với nghề, hiền lành và sâu sắc trong cảm nhận, do vậy học trò của ông cũng học tâm tính như thầy, đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu”. Với các thế hệ học trò, những nhạc công cổ nhạc trẻ, danh cầm Ba Tu thật sự là một vị “tổ” hiền tài.

Phải giữ lấy lề

 

“Khó khăn nhưng phải giữ lấy lề thì nghệ thuật cải lương sẽ không chết. Ngày giỗ Tổ năm nào cũng vậy, học trò quây quần bên tôi báo công, họ đi tứ tán khắp nơi để mưu sinh nhưng vẫn giữ cái lề của nghề, đó là cái tâm và cảm xúc chân thật. Hễ giả vờ yêu, giả vờ có cảm xúc để đờn lấy tiền thì xem như phản Tổ nghiệp” - danh cầm Ba Tu nói.

Với soạn giả Viễn Châu, đạo đức của người thầy đờn chính là ở “tâm tấu”. “Ba Tu cũng như thế hệ chúng tôi, được xem là thầy đờn chính vì làm sáng hơn tâm tấu. Từ khi tôi đau yếu rời xa sàn diễn, không còn nhận học trò, các danh cầm khác như: Năm Cơ, Văn Vĩ, Hai Thơm, Chín Trích... đều đã quy tiên, chỉ còn mỗi Ba Tu là miệt mài rèn giũa tâm tấu” - ông vua vọng cổ ghi nhận.

Chính thời gian theo các đoàn hát, danh cầm Ba Tu tích lũy biết bao kinh nghiệm để hình thành giáo trình giảng dạy nhạc cụ theo lối truyền ngón cho học trò. Dù tuổi cao sức yếu, NSƯT Ba Tu vẫn đang miệt mài với công việc đào tạo, truyền nghề tại nhà. Vừa xuất viện vài hôm là ông điện thoại giục học trò đến để dạy. Ông là bậc thầy đáng kính trong làng cổ nhạc có cái tâm hiền lành và luôn giữ nhân cách, đạo đức sáng ngời.

Băn khoăn chuyện bảo tồn

Trăn trở với việc làm sao bảo tồn nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, danh cầm Ba Tu nói: “Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tôi hạnh phúc vì câu chuyện bảo tồn loại hình nghệ thuật này đến nay đã có hướng đi chính danh. Tuy nhiên, vẫn còn băn khoăn chưa tìm được lời giải căn cơ là tre đã già như tôi mà măng bắt đầu mới mọc nhưng có nguy cơ không lớn nổi khi thế hệ nghệ nhân đờn, ca chưa có chính sách tích cực hơn từ phía nhà nước để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Liệu họ có đổ hết tâm huyết mà bảo tồn, truyền thụ?”.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.