16:58 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 200


Hôm nayHôm nay : 21188

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2195906

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88502507

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Nghệ sĩ Hữu Thành: Từ cải lương đi bụi sang điện ảnh

Đăng lúc: Thứ hai - 08/07/2013 16:44 - Đã xem: 4571
Nghệ sĩ Hữu Thành: Từ cải lương đi bụi sang điện ảnh

Nghệ sĩ Hữu Thành: Từ cải lương đi bụi sang điện ảnh


Nhập nhoạng tối, rời gác trọ lụp xụp hầm hập nóng, ông "xách" chiếc xe máy cà tàng chạy một vòng quanh Sài Gòn. Hễ quán nào khách đang "zô zô" khí thế, ông dựng xe, rảo vào. Khề khà tuổi 80 vậy mà ca vọng cổ vẫn mùi lắm khiến khách vỗ tay rần rần. Gom góp những đồng tiền lẻ trong cánh hoa khách tặng, ông đắp đổi qua ngày. "Đâu phải lúc nào cũng có người kêu đóng phim. Hát vậy chớ cũng đỡ nhớ gánh hát ngày xưa à" - Ba thằng Kìm trong "Mùa len trâu" cười rung chòm râu bạc...


Image
Nghệ sĩ Hữu Thành luôn "đóng đinh" các vai ông già Nam bộ hồn hậu.


1. Nghe có gánh Thái Bình về, cu Lắc vứt cái bào gỗ đi coi hát. Học tới lớp 5 thì nghỉ về nhà làm thợ mộc vì… dốt quá. Vậy mà ca vọng cổ lại đại tài. Lắc đi coi hát, say sưa quên lối về nhà. Ngày gánh nhổ rạp, Lắc đến trước mặt ông bầu, khoanh tay thưa: "Dạ thưa chú, chú cho con theo đoàn?". Bầu Thới nhíu mày: "Chú mày hát có được không mà đòi?". Cu Lắc ca thử. Ông bầu Ngự Bình trợn trừng nhìn thằng nhóc đen nhẻm: "Chú mày ca được một hơi hơn trăm chữ à? Giỏi! Nhưng đi theo đoàn cực lắm, chú mày có chịu được hôn?". Lắc quệt mũi, gật đầu cái rụp. Vậy là đi. Nhẹ bẫng. Không hành lý, không một lời giã biệt người mẹ góa bụa, trên người chỉ độc bộ quần áo, không hơn. Xe lăn bánh. Mái nhà tranh, hàng dừa làng Tân An , Bình Dương lùi lại phía sau, xa dần trong đôi mắt háo hức của chú bé. "Năm đó bố 16 tuổi. Rồi đi bụi tứ xứ từ đận ấy tới giờ" - Nghệ sĩ Hữu Thành rổn rảng.

Bầu Ngự Bình đặt nghệ danh là Hoàng Lắc. Ngày mới theo đoàn, chú bé đã được ông bầu cho vào vai quân lính rồi đọc lời dẫn chuyện. Lần đầu tiên thấy cái tên Hoàng Lắc trên tấm phông màn (dù chữ nhỏ xíu dưới cái tên kép chính to tướng), chú sướng mê tơi. Nhờ có giọng ca truyền cảm, dài hơi nên chẳng mấy chốc chú được cho làm kép phụ, kép chính rồi kép độc. Ông bầu đặt cho Hoàng Lắc nghệ danh tử tế hơn là Hữu Thành. Bà con thấy rạp quảng cáo có Hữu Thành là đổ xô đi xem rất đông. Mỗi lần ông ca, khán giả phấn khích quá, xen tiếng vỗ tay là tiếng dộng ghế xuống đất rầm rầm. Bôn ba cùng đoàn đi diễn ở miệt vườn sông nước miền Tây Nam bộ rồi rong ruổi ngược ra miền Trung nắng gió, những đêm mưa tầm tã vắng khách, những hôm treo nồi bó gối, nghe bụng kêu ọc ạch vì đói… không làm Thành có ý định bỏ đoàn quay về cố hương. Thỉnh thoảng đoàn trở lại làng Tân An. Về hát ở quê nhà, giữa những gương mặt thân quen luôn vắng một người. Ông biết má giận. Thằng con trai độc nhất đi đã hơn 3 năm, không tin tức về nhà. Bà cũng không thèm liên lạc với thằng con "bất hiếu" ấy.

Nhưng hôm đoàn hát về quê, ông anh họ lù lù xuất hiện. Hóa ra má nhờ lên bắt Thành về. Nhìn ông anh họ lực lưỡng hùng hổ chực xắn tay áo nện cho một trận, Thành sợ, đi theo lùi lũi. Về tới ngõ đã thấy mặt má hầm hầm. Thành run. Má con không nói tiếng nào. Được dăm bữa, thừa lúc má đi vắng, ông trốn về đoàn. Ba lần bị bắt về nhà, ba lần "thằng con trời đánh" trốn. Lần cuối bị anh họ lôi xềnh xệch về trước cửa, quỳ dưới chân má, ông vừa khóc vừa thưa: "Má! Đừng bắt con về nữa, sân khấu thành cái nghiệp của con rồi, con không dứt ra được. Má không cho con theo cái nghiệp này là má giết con đó". Má ông nghe xong, lẳng lặng bỏ vô buồng. Tiếng thở dài trĩu nặng bước chân. Đêm đó, ông nghe tiếng cựa mình của má, tiếng cựa mình trằn trọc đến sáng. Gà gáy sớm, gói gém ít đồ ăn cho con, má tiễn ông đi…

"Diễn ban ngày thì đỡ, còn có đường trốn bắt lính, chớ ban đêm cảnh sát ngụy vào đánh úp, khó mà thoát. Lần nào, bố cũng nhảy tót lên nóc nhà, nằm im thin thít. Xài hoài chiêu đó nên mới báo hại cái lưng phồng rộp vì nắm áp lưng vô mái tôn giữa ban trưa. Trốn mãi rồi cũng bị bắt. Bố bị đưa vô quân trường. Tập tành khí thế lắm. Xong 3 tháng thì… dông thẳng về đoàn. Lại đi hát tiếp". Ngồi nghe ông kể, lâu lâu bà Ngọc Bình - vợ ông, nhắc vài chi tiết. Số ông, ai cũng bảo hên. Đi hát, anh kép Hữu Thành "cua" luôn cô đào chính Ngọc Bình - ái nữ của ông bầu Thới. Sáu đứa con lần lượt ra đời trong gánh hát, lang bạt theo cha mẹ. Đường học mịt mù…

Đoàn Thái Bình tan rã, ông lại dắt díu vợ con "đi bụi" từ đoàn này sang đoàn khác kiếm cơm. Từ Mộng Vân, Hoa Sen đến Hương Mùa Thu… Quay đi quay lại 20 đoàn vậy mà tròn 40 năm bám sàn cải lương. Được bầu làm Phó trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật Hậu Giang II, những tưởng đó là bến đỗ bình yên của ông, ai dè đoàn Hậu Giang II lục đục. Năm 1990, ông về Sài Gòn để từ đây, quanh năm suốt tháng dọn từ xóm trọ này sang xóm trọ khác… Và giữa phố xá thênh thang, lão nghệ sĩ mang cái số đi bụi lạc bước sang điện ảnh…

2. Con hẻm 103 Hồ Thị Kỷ, phường 1, quận 10 ồn ào kẻ vào người ra. Nhà trọ của ông cuối hẻm. Nhà trệt và căn gác xép vẻn vẹn 10m2 ngổn ngang đồ đạc. Gia đình cậu con trai út gồm 5 người sinh hoạt ở nhà dưới, hai ông bà ở trên gác. Bước vào nhà, tôi cứ sợ đụng trần dù tôi chẳng phải là cô gái chân dài gì cho cam. Vậy mà căn trọ lụp xụp, chật chội ấy lại là nơi tử tế nhất để lão nghệ sĩ nương thân hơn cả chục năm nay. Ông đi nhiều, ăn bờ ngủ bụi là chính nên chỗ trọ nào cũng ưng. Lên Sài Gòn, đã 6 lần ông dắt vợ con chuyển trọ. Toàn bị đuổi, dẫu mấy căn nhà trước, có hôm đang ngủ, mưa ào một trận là nhà ngập lênh láng. Thau hứng nước dột lại dập dềnh theo bọt nước tanh rình. Riết rồi mỗi lần thấy ông lò dò đến phường, mấy anh Công an lại trêu: "Chuyển trọ nữa hả bố?". Long đong, lận đận mãi đến năm 2009, ông mới có sổ hộ khẩu. Mà là sổ ghép với nhà khác để gọi là thường trú. Còn nhà ông, vẫn là trọ tạm bợ, vẫn nơm nớp không biết khi nào chủ đòi lại.

Bỏ cải lương, ông không biết làm gì để kiếm cơm. May thay một người bạn giới thiệu gia công đinh tán. Một năm ròng, mười ngón tay nghệ sĩ èo uột bỏng rát, rớm máu vì búa, vì kéo rồi chai lại, xù xì những sẹo là sẹo. Nghệ sĩ Nguyễn Hậu cùng vài người bạn xuống nhà thăm. Gặp cậu con trai thứ ba là Tiến Cường, bảo đang cần gấp vai hòa thượng già mà chưa tìm được ai. "Trời đất, cái mặt tui vầy mà mấy cha nội biểu tui đóng vai hòa thượng già. Vai đó ba tui mới hạp". Tưởng nói vậy mấy ổng về, ai dè mấy ổng gặp ông cụ thật. Vừa nghe đến đóng phim, ông mừng rơn: "Gì chớ đóng phim là bố chịu liền". "Nhưng vai này phải cạo đầu, bố có chịu không?". Ông gật đầu cái rụp. Cái gật đầu cũng nhẹ bẫng như ngày nào ông bước vào cải lương. Hôm sau, ông về miền Tây vào vai hòa thượng trong phim "Đất phương Nam", sướng quá suýt quên tiền cátxê.

Để làm đậm cái chất hồn hậu, ông quyết định nuôi râu. Nhờ chòm râu bạc và cái cốt cách rặt Nam bộ đã khiến các đạo diễn luôn chấm ông vào vai các ông già Nam bộ. Đến nay ông đã đóng hơn 100 bộ phim, toàn vai phụ nhưng luôn để lại cho người xem ấn tượng về lão nông dân miền Nam mộc mạc, phóng khoáng, nặng tình với nước non như phim "Người đẹp Tây Đô", "Đường Hồ Chí Minh trên biển", "Mệnh lệnh hoa hồng"... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến vai ông Định - ba thằng Kìm trong phim "Mùa len trâu". Về An Giang mênh mang con nước nổi, ông sợ nhất là diễn viên… trâu. Trước khi bấm máy, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh cho ông và Lê Thế Lữ (vai Kìm) lên đường sớm để làm quen với chú trâu sẽ đóng cùng. Ớn nhất là cảnh Kìm đẩy người cha đã chết trên con thuyền nhỏ giữa mênh mông sông nước. Hai con quạ buộc ở đầu mũi thuyền gần đầu người cha. Thấy vậy, ông nhổm dậy la làng: "Trời ơi, con quạ ăn xác người chết là nó móc hai con mắt trước. Cột vầy nó móc mắt bố thì sao?". Vậy là hai con quạ bị buộc ra xa bằng dây cước. Cảnh quay ấy, ông toát mồ hôi trong khi hai con quạ tức điên đập cánh lồng lộn vì rướn cổ hoài mà rỉa "lão người chết" không được. Lần đóng bộ phim "Đường Hồ Chí Minh trên biển", ông làm lão ngư dân tiếp tế cho các chiến sĩ cách mạng. Sóng biển Long Hải hôm đó lớn hơn mọi ngày khiến con thuyền của ông mấy lần suýt đánh úp.

Đóng phim "ớn" hơn vào vai diễn trên sân khấu nhiều nhưng ông vẫn mê. Đạo diễn chỉ cần "hú" một tiếng là ông "phi" xe máy xuống liền, dù chỉ xuất hiện trên màn hình có mấy giây hoặc không có lời thoại nào. Chỉ thoại đúng một câu trong "Duyên trần thoát tục" của Lê Cung Bắc mà ông chơi "sộp" - mua vé máy bay bay thẳng ra Huế cho kịp tiến độ quay. Sinh viên điện ảnh làm bài thực tập, cần có vai ông già, "bố ơi!" một tiếng là ông có mặt. Mà sinh viên cũng nghèo mạt nên ông nỡ nào lấy tiền. Dẫu xế chiều chông chênh, người ta an nhàn bên con cháu thì ngoài giờ đóng phim, hằng đêm ông lại lóc cóc chạy khắp các quán nhậu, ca vọng cổ kiếm cơm đến 12 giờ đêm mới lọ mọ về. Lão nghệ sĩ vẫn cười mà rằng: "Ngó đi bụi hoài chớ bố thấy mình sướng quá xá. Giờ tuần hai lần chạy về Bình Dương thăm má, xong rồi đi đóng phim và ca tài tử. Cực thiệt nhưng hổng đóng, hổng ca, chịu sao nổi"

Mai Quỳnh Nga
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.