Đang truy cập : 245
Hôm nay : 21535
Tháng hiện tại : 2196253
Tổng lượt truy cập : 88502854
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Khánh Ly
Khánh Ly vẫn nóng, sức nóng của bà chưa khi nào nguội, cũng như hình ảnh của bà, giọng hát của bà chưa khi nào nhạt màu. Lần này về Việt Nam để “Cúi xuống thật gần” với các thân phận, kiếp người và kêu gọi khán giả Thủ Đô cùng nắm tay, chung sức với bà để cùng cúi xuống. Nữ danh ca Khánh Ly đã có một đêm nhạc đáng nhớ, một sân khấu dành riêng cho chính mình mang màu sắc tự sự.
Đạo diễn Nguyễn Việt Thanh từng chia sẻ về một sân khấu Mộc cho đêm nhạc, sân khấu mộc với những ám ảnh tuổi thơ của chị văng vẳng giọng ca Khánh Ly, mở một khung trời mới mà khi ấy chị vẫn chưa hề hiểu chiến tranh là như thế nào, chiến tranh có màu gì, mùi gì.
Những hình ảnh tuổi thơ ấy, nó đẹp, rạng rỡ và tươi vui với âm thanh cất lên từ chiếc Catsette cha mua, đĩa Sơn Ca dội lại “Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu…”
Lý giải về sân khấu tối giản trong đêm nhạc Khánh Ly “Cúi xuống thật gần” với các gam màu chủ đạo ở Chương I Đen – Trắng và Chương II là màu Đỏ, khi màu đen trắng bị xâm kích bởi màu đỏ, không gian đang bị xé toạc ra. Đó là 3 màu mạnh gây xúc cảm thị giác tức thời tới khán giả. Chị cho hay: “Tôi chỉ muốn làm sân khấu này dành tặng khán giả, họ chính là cha tôi, bạn bè của cha tôi, lớp cha chú đi trước. Họ ám ảnh về chiến tranh, về đau khổ và mất mát, ám ảnh thân phận kiếp người. Khi dựng sân khấu này, tôi đã lắng nghe và đặt mình vào tâm thế của khán giả.”
Một sân khấu động được thiết kế với 3 chương: Chương I với những nhạc phẩm “Hướng về Hà Nội; Nỗi lòng người đi; Một sớm mai về; Bà mẹ Ô Lý; Tình quê hương được hát bởi giọng ca Khánh Ly. Cùng đó là nghệ sĩ Kim Anh và Quang Thành với nhạc phẩm “Sương lạnh chiều đông; Đường xưa lối cũ; Nắng chiều; Ngày về”.
Nếu sân khấu ở chương I chủ đạo màu sắc là đen trắng, mà như hoạ sĩ nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đạt Tăng gần 20 năm trong nghề mỹ thuật sân khấu cho biết: “Một cây khô nhỏ nhoi nhoi giữa nền nhung đen (bầu trời đen tối) hoàn toàn chỉ mang tính ước lệ. Nhưng trong mỹ thuật sân khấu, mầu đen - trắng tượng trưng cho cái xấu - tốt, nhưng ở đây cái tốt thì lẻ loi và cái xấu thì bao trùm. Sân khấu ở chương I sử dụng nghệ thuật tối giản, mang tính ước lệ chứ không phải mình hoạ cho một nhạc phẩm, hay biến tấu đạo cụ sân khấu cho hợp với một ca khúc.”
Hoạ sĩ Đạt Tăng phân tích thêm: “Một quê hương điêu tàn, nhưng sân khấu ở đây không làm sự hoành tráng điêu tàn mà là sự lẻ lôi điêu tàn. Một cây mầu ghi lẻ loi bị lấn át trước một không gian rộng lớn đen tối. Khiến người xem nghĩ đến sự cô đơn giữa sa mạc chỉ còn một nhành cây nhỏ. Một cái cây không có sự sống, một cái cây bơ vơ. Nhạc Trịnh có tính triết lý, rất đời nhưng lời rất thơ, nhạc Trịnh với tôi là sự lẻ loi, giằng xé giữa cái tôi trong cuộc đời, thời cuộc.”
Thì sân khấu ở chương II: Khánh Ly – Trịnh Công Sơn – Da Vàng mầu sắc chủ đạo của sân khấu là đỏ. Mầu đỏ tượng trưng cho cái tốt, lẽ phải và sự chiến đấu khốc liệt. Khi trút màn nhung đen xuống, lộ ra một sân khấu mầu đỏ hình vòng cung, đó là sự đoàn kết, chung lòng.
Ở chương II, những ca khúc “Người già và em bé; Một buổi sáng mùa xuân; Xin cho tôi; Ta đã thấy gì trong đêm nay; Chờ nhìn quê hương sáng chói; Huế - Hà Nội - Sài Gòn” là chuỗi ca khúc của Trịnh Công Sơn với riêng tiếng hát Khánh Ly.
Sân khấu chủ đạo mầu đỏ, ánh sáng, cơ thể treo trên cao, thép gai giăng kín bầu trời đỏ ối, em bé co ro ôm thánh giá… tất cả những hình ảnh sân khấu, âm nhạc, giọng ca ma mị của Khánh Linh gây áp bức cảm xúc rúng động tâm trí tới người xem.
Các động tác này, diễn viên múa không thể làm được, chúng tôi đã sử dụng diễn viên xiếc chuyên cao mới có thể thực hiện được theo ý tưởng của đạo diễn Việt Thanh.
Từ xưa đến giờ, tôi chưa từng gặp ca nào trên sân khấu âm nhạc khó như vậy, nó tiêu tốn nhiều thời gian tập luyện của các anh em mà không có sự trợ giúp về sân khấu. Nhưng, đó cũng là cơ hội để các diễn viên thử sức mình với một tâm thế biểu diễn nghệ thuật đương đại trong chương trình nghệ thuật này. Với một nữ đạo diễn thì tôi cho đó là một ý tưởng táo bạo và đầy bất ngờ.”
Còn hoạ sĩ Đạt Tăng bồi hồi: “Đúng là một sân khấu ma mị, tạo hiệu ứng thị giác mạnh, gây xúc cảm trực diện cho mỗi người xem.” Cũng chính ở phần ca khúc da vàng này, những tiếng vỗ tay biz sân khấu nhiều lần ở từng bài hát, Khánh Ly thoát khỏi vóc dáng nhỏ bé của người đàn bà hát, giọng ca của bà, sân khấu của đạo diễn Việt Thanh hoà quện và “touch” (chạm) được vào hơi thở gấp, cảm xúc thật đầy dồn dập của khán giả trong khán phòng.
Bước ra khỏi chương II cũng là rời bỏ khỏi chiến tranh, loạn lạc, đau thương, sân khấu âm nhạc chuyển sang chương III - Thân phận với những ca khúc “Ru ta ngậm ngùi; Đêm đông; LK Dấu tình sầu, Bản tình cuối, Xin còn gọi tên nhau” do nữ ca sĩ Lệ Quyên trình bày.
Ở chương này, ca sĩ Lệ Quyên được thử sức lần đầu với nhạc Trịnh ở nhạc phẩm “Ru ta ngậm ngùi” một cách vừa vặn. Cô xuất hiện với bộ đầm gấm nổi cao cấp của Ý pha nhung, phom dáng được tạo nếp 3D tạo chiều cao cho cô khi đứng trên sân khấu.
Vẫn chương nhạc Thân phận, danh ca Khánh Ly xuất hiện trình bày “Diễm xưa, Hạ trắng; Đời đá vàng; Ở trọ; Cúi xuống thật gần; Quê hương; Để gió cuốn đi”. Đi đến gần cuối chương trình, nhưng khán giả có phần hào hứng, vui tươi, vỗ tay theo nhịp cùng với danh ca Khánh Ly ở nhiều nhạc phẩm nhiều hơn. Hình ảnh chính trong chương III, được đạo diễn Việt Thanh đưa lồng chim màu đen – trắng và hình ảnh đồng hồ, biểu tượng của thời gian đang chạy.
Phân tích về hình ảnh này, nữ đạo diễn chỉ rõ: “Màu sắc đen – trắng và thời gian ở đây chính là biểu tượng của ngũ hành âm dương, biểu tượng của sự sống và cái chết. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn có tính triết lý cao, trong những sáng tác của ông đau đáu những trăn trở về cõi hư vô, cát bụi.”
Còn hoạ sĩ sân khấu Đạt Tăng có phần hình tượng hơn, anh cho hay: “Lồng chim đen trắng, lồng chim là biểu tượng của sự tù túng, con người muốn thoát khỏi sự tù túng thoát khỏi số phận của chính mình.”
Có thể nói, đây là một sân khấu mang tính ma mị, cái thiện cái đẹp luôn bị lấn át. Lấn át bởi màu đen với cây khô lẻ loi, lấn át màu đỏ khốc liệt với lồng chim âm dương … Thế nhưng, cái đẹp, cái tốt vẫn cứ tồn tại (dù ít). Và con người luôn bị cái xấu lấn át thì họ vẫn muốn đấu tranh, khơi gợi cái đẹp, cái thiện giữa cuộc đời.
Từ Nữ
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc