Nhớ ngày giỗ tổ
Ngày 12/8 Âm lịch hằng năm, các nghệ sĩ, diễn viên dù đang đi biểu diễn ở đâu cũng cố gắng tập hợp để được cùng đồng nghiệp thể hiện lòng thành kính đối với Tổ nghiệp, với những bậc tiền bối.
Nếu trước đây, ngày giỗ Tổ chỉ dành riêng cho giới sân khấu: cải lương, hát bội,
kịch nói, tuồng, chèo, thì gần đây, đã có thêm sự hiện diện của các ca sĩ, diễn
viên điện ảnh…
Nghi
lễ Đại bội trong lễ giỗ Tổ tại Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM
Qua
cơn bạo bệnh, NSND Huỳnh Nga đã có mặt tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đánh
trống khai lễ giỗ Tổ 2013
Bài
học đầu tiên mà các thế hệ sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
TP.HCM
nằm lòng là uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn Thầy Tổ
NSND
Bạch Tuyết cùng các học trò về Chùa Nghệ sĩ thắp nén nhang trước mộ phần
của
một trong những vị Tổ của Cải lương: NSND Phùng Há
Giỗ
Tổ Nghề còn là dịp gặp gỡ, thăm hỏi giữa các thế hệ (Ảnh: NSND Hồng Vân trở về
mái nhà xưa 5B Võ Văn Tần bên tác giả Lê Duy Hạnh, Thế Ngữ... Đây cũng là mùa
giỗ Tổ mà sân khấu 5B vắng bóng tác giả - Huỳnh Minh Nhị. Nguyên Giám đốc nhà
hát kịch - Sân khấu nhỏ, ông vừa qua đời ngày 21/8/2013)
Thảo Vân
BAN ÁI HỮU NGHỆ SĨ - Ảnh bé ngô
Giỗ tổ Ngành sân
khấu
- ĐÀ NẴNG- Ngày 16-9, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức
chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm ngày giỗ Tổ ngành sân khấu (12-8 âm
lịch hàng năm). Đây là dịp để những người làm nghệ thuật tuồng trên địa bàn
thành phố có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần gìn giữ những giá trị
của sân khấu đang ngày càng mai một. Tại lễ kỷ niệm, các diễn viên đã diễn lại
các vở tuồng truyền thống như: "Quan công phò Nhị tổ", "Phương cơ qua ải"... Qua
đó, kể lại sự phát triển của nghề Tuồng và một số giai đoạn của lịch sử dân tộc.
Đây cũng là ngày giỗ Tổ của các loại hình nghệ thuật chèo, cải lương, ca múa
nhạc, rối nước, xiếc...
Một cảnh
trong vở diễn "Quan công phò Nhị tổ".
H.G(Cadn.com.vn)
Tại nhà Nghệ sĩ Bạch Long
Ý kiến bạn đọc