Đang truy cập : 217
Hôm nay : 20918
Tháng hiện tại : 2195636
Tổng lượt truy cập : 88502237
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Chạy theo thị hiếu số đông, chiều theo nhu cầu giải trí dễ dãi của bộ phận không nhỏ công chúng chịu bỏ tiền mua vé, nhiều người hoạt động tổ chức biểu diễn và nghệ sĩ tham gia trình diễn đã bỏ quên vai trò nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho công chúng. Nhìn lại các loại hình nghệ thuật trong những năm 1990, rõ ràng là trong thời kỳ ấy, những người sáng tạo nghệ thuật đã làm rất tốt vai trò, chức năng này. Đời sống nghệ thuật đã từng có một mùa bội thu tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao. Nghệ sĩ và công chúng cùng thăng hoa trong từng tác phẩm.
Tại buổi tọa đàm “Nhà sản xuất phim - Hiện trạng và xu thế phát triển” do Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ điện ảnh thuộc Viện Phim Việt Nam tổ chức ở TP HCM đã chỉ rõ: Nhà sản xuất phim, nghệ sĩ có vai trò quan trọng trong việc định hướng công chúng; muốn công chúng đừng xem những phim có nội dung nhảm thì cách tốt nhất là đừng sản xuất thể loại đó nữa.
Cũng có ý kiến cho rằng “phim hài nhảm cứ liên tiếp ra rạp như vậy, làm sao trách khán giả đừng xem. Nếu nhà sản xuất tự nâng mình lên, có trách nhiệm với xã hội, hạn chế những ngón hài dơ bẩn trong phim thì cơ hội khán giả tiếp cận càng ít đi”.
Diễn viên - nhà sản xuất phim Mai Thu Huyền mong muốn: “Phim ăn khách nhưng phải làm sao để hài hòa giữa yếu tố nghệ thuật và giải trí. Yêu cầu đó không đơn giản nhưng không phải là không làm được”.
Ngoài những cố gắng phổ biến nghệ thuật tới cộng đồng, rất cần mỗi loại hình nghệ thuật phải nâng cao hơn những giá trị tự thân của mình.
Lấp lỗ hổng giáo dục ở nhà trường
PGS Trần Luân Kim nêu: “Để tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng về nội dung lẫn hình thức thì cần đào tạo đội ngũ có bài bản”. Nhưng vấn đề cốt lõi mà nhiều người đặt ra là việc giáo dục thẩm mỹ cho công chúng, những người hưởng thụ nghệ thuật, theo định hướng. Sự thật là việc giáo dục thẩm mỹ trong hệ thống trường học chưa được chú trọng.
Nhà báo Thanh Lộc nhìn nhận: “Tôi đi dạy ở các trường đại học thấy các em sinh viên cảm nhận nghệ thuật chông chênh, vô tư và khá dễ dãi. Điều đó cho thấy các em thiếu hẳn sự giáo dục về thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật”.
Học sinh phổ thông các cấp hiện đang được giáo dục nghệ thuật như thế nào? Các em được học vẽ nhưng không biết cảm thụ tác phẩm hội họa, được học nốt nhạc nhưng không hiểu tính chất âm nhạc.
Trong các giờ học nhạc, thầy cô mang organ tới tận lớp, dạy nhạc lý cơ bản và dạy vài bài hát là xong. Không trường phổ thông nào có được phòng nhạc riêng. Học sinh được học mỗi năm chục bài hát, vậy sao dám bàn chuyện cảm thụ tác phẩm âm nhạc?
Nhạc sĩ Bùi Anh Tôn, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, khẳng định: “Các nước tiên tiến đào tạo giáo viên dạy nhạc theo hệ đại học âm nhạc để dạy học sinh tiểu học. Còn ở ta, giáo viên chỉ biết sơ sơ về nghệ thuật mà chủ yếu được đào tạo về phương pháp giáo dục. Mới đây thôi, giáo trình chuẩn về đào tạo âm nhạc ở bậc phổ thông được hoàn thành năm 2006 và đào tạo âm nhạc, nghệ thuật chưa thể nào phổ cập được ở bậc trung học phổ thông. Chúng ta có thể hy vọng gì không ở sự đổi mới của chính sách giáo dục sau năm 2015 để giáo viên và học sinh cả nước thực sự được dạy và học nghệ thuật cho đúng nghĩa”.
Theo bà Thanh Lộc, rất cần các trường phổ thông các cấp tổ chức được những giờ học ngoại khóa cho học sinh đến rạp chiếu phim, sàn diễn sân khấu để xem những bộ phim, vở diễn, chương trình có chất lượng, có tính nghệ thuật cao.
Nhạc sĩ Hoàng Lân gửi gắm: “Rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng chỉ với học trình mỗi tuần 1 tiết như ở ta nhưng quan trọng là trình độ của thầy cô dạy các bộ môn nghệ thuật này như thế nào? Không chỉ các nước châu Âu mà ngay cả những nước châu Á tiến bộ cũng đầu tư cho môn học nghệ thuật trong nhà trường rất bài bản bởi họ ý thức được rằng nghệ thuật tác động to lớn tới nhân cách, trí tuệ và cảm xúc thẩm mỹ của con người”.
NSND Huỳnh Nga bức xúc: “Cái tội lớn nhất của chúng ta là bỏ bê việc
đào tạo đội ngũ, không quan tâm giáo dục thẩm mỹ cho công chúng trẻ”.
NSƯT Trần Minh Ngọc thì cho rằng: “Giáo dục công chúng trẻ để họ hiểu về
nghệ thuật và có ý thức thưởng thức trong tâm thế đón nhận thì phải
ngay từ bây giờ cần những chiến lược giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn
hóa - Thể thao và Du lịch”.
Những nỗ lực nhỏ
Xuất phát từ mục đích giúp học sinh có thể cảm thụ nghệ thuật tốt hơn, nhiều năm qua, một số sân khấu kịch nói tại TP HCM cũng như nghệ sĩ đã nỗ lực đưa vở diễn, chương trình sân khấu tới tận học đường nhưng chỉ mang tính tự phát nên hiệu quả chưa đáng kể. Nhà hát Nhạc vũ kịch
TP HCM miệt mài mang đến cho khán giả trẻ chương trình “Hòa nhạc trẻ” mỗi tháng 1 đêm diễn với rất nhiều khám phá, mới lạ, mang tính hướng dẫn cao. Nhóm giảng viên Nhạc viện TP HCM nỗ lực giới thiệu bộ CD, VCD hỗ trợ dạy nhạc ở bậc phổ thông... nhưng đó cũng chỉ là những nỗ lực nhỏ lẻ.
Các trường dạy nhạc trong nước cũng như quốc tế cũng đã mở ra không chỉ đào tạo ca sĩ mà còn cung cấp kiến thức âm nhạc cho học viên nhằm nâng cao trình độ thưởng thức cho công chúng nhưng không phải ai cũng có điều kiện đến trường nhạc.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc