Đang truy cập : 210
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 208
Hôm nay : 21932
Tháng hiện tại : 2196650
Tổng lượt truy cập : 88503251
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
bìa
Theo giới cải lương và báo chí lúc bấy giờ thì chính soạn giả Thu An đã bỏ vốn ra thực hiện, và hãng dĩa Việt Nam chỉ làm với tính cách được thuê mướn đủ mọi thứ, chứ không bỏ tiền ra mua như thời soạn giả Viễn Châu được trả tiền. Còn về phần nghệ sĩ ca thu thanh thì Ngọc Hương là người nhà không phải trả tiền, chỉ lo tiền trả cho Hùng Cường mà thôi.
Tại sao hãng dĩa không mặn mà với bài vọng cổ của Thu An? Giới mộ điệu cải lương đều hiểu rằng Thu An chuyên môn viết tuồng cải lương, nhiều năm đã không viết bài vọng cổ nào. Rồi chợt đến năm Mậu Thân cải lương tê liệt, tuồng tích dù hay thế mấy cũng không còn bao nhiêu khán giả.
Thời điểm này khán giả cải lương đã chuyển sang nghe chương trình cổ nhạc của đài phát thanh Sài Gòn. Những dĩa hát vọng cổ sáu câu với tiếng ca Lệ Thủy, Mỹ Châu, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Út Bạch Lan… thường được đài cho phát thanh vào buổi trưa. Trong khi đó thì nữ nghệ sĩ Ngọc Hương vì không có thu thanh dĩa hát sáu câu vọng cổ nên vắng tiếng trên làn sóng phát thanh.
Hát trên sân khấu không được mà đài phát thanh cũng không, nàng Ngọc Hương quá bực tức ông xã Thu An, trước đây cứ cắm cúi viết tuồng cải lương thu dĩa, mà không có dĩa sáu câu vọng cổ nào nên giờ đây cô mới chịu thiệt thòi, do bởi nghệ sĩ mà vắng tiếng ca thì sẽ bị lu mờ tên tuổi.
Bị bà xã cự nự quá xá nên Thu An mới bắt đầu viết vọng cổ sáu câu với hy vọng tiếng ca Ngọc Hương sẽ được truyền đi trên làn sóng phát thanh đài Sài Gòn. Nhưng khổ nỗi viết xong bài ca rồi đi chào hàng thì không hãng dĩa nào chịu mua. Cuối cùng Thu An đành bỏ tiền ra làm, kêu kép Hùng Cường song ca với Ngọc Hương.
Những năm đầu thập niên 1950 soạn giả Thu An từng viết bài ca vọng cổ và tuồng ngắn thu thanh dĩa hát Hoành Sơn. Lúc ấy ông lấy biệt hiệu “Nguyễn Thu” đã cho ra đời các bài “Ly Rượu Thọ” do Minh Chí và cô Tư Bé ca; bài vọng cổ 20 câu “Tấm Lòng Hiếu Tử” do Út Trà Ôn ca; tuồng ngắn “Tình Yêu Thôn Dã” do Bạch Huệ, Lệ Liễu, Út Trà Ôn, Bửu Tài.
Lúc Út Trà Ôn đến hãng dĩa Hoành Sơn thu thanh, Cậu Mười đề nghị Thu An nên viết tuồng cải lương sân khấu thì có nhiều tiền hơn, bởi nếu có trình diễn là có tiền bản quyền, còn viết bài ca thu thanh dĩa hát thì chỉ nhận tiền có một lần thôi. Nghe theo lời Út Trà Ôn, Thu An cùng với soạn giả Hoàng Khâm viết vở tuồng “Lỡ Bước Sang Ngang” trao cho gánh Thanh Minh đưa lên sân khấu năm 1959. Tuồng khá hay đã đưa Thu An vào vị thế soạn giả lớn.
Đến khi ông Ba Bản chủ nhân hãng dĩa Hoành Sơn thành lập đoàn Thủ Đô, thì Thu An đảm nhận vai trò giám đốc kỹ thuật kiêm soạn giả thường trực. Cuộc đời cải lương của Thu An lên như diều…
Dưới đây là bài vọng cổ “Người Về Trong Mưa”:
Nhạc:
Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!
Thơ:
Đào: Phố vắng đêm buồn giăng tứ hướng,
Mưa sầu đổ xuống, lạnh dâng lên,
Chờ ai, thao thức mong chờ sáng,
Nghe gió theo về với bóng đêm
Nhạc:
Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!
1) Đào: Ai nói? Ai đi? Có phải anh về thăm phố lạnh, hay gió mưa làm xao động bóng đêm… trường, anh đã về đây từ chiến trận hãi hùng. Mang hoa gấm làm đẹp nhà đẹp cửa hay anh về từ khóe mắt làn môi. Hồi anh đi chỉ nói một câu, em hãy chờ đợi cho hết mùa mưa gió, khi nắng lên hoa xuân nở rộ thì duyên mình sẽ tươi như hoa bướm.
Thơ:
2) Kép: Mưa rơi ngoài phố mưa còn mãi,
Gió đã vầy duyên gió với mưa,
Người đi ước hẹn ngày xưa ấy,
Còn ở ngoài xa trong gió mưa
Mưa ở ngoài xa, mưa về hè phố mưa đến lòng em qua hơi thở lạnh lùng. Mơ ước cô đơn bên gối mộng u buồn. Em sợ lắm nghe lá khuya xào xạc, nối với giọt buồn của tiếng mưa khuya.
Thơ:
Kép: Biết rằng chưa hết mùa mưa gió,
Anh chẳng về đâu trong gió mưa,
Chỉ còn cầu nguyện sớm trưa,
Cho mưa gió tạnh anh về với em.
Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!
Người chờ trong mưa gió,
Người chờ trong mưa gió,
Em ơi em có hay chăng anh về.
Đào: Anh đã về.
4) Kép: Em ơi, anh đã về đây trong mưa gió lạnh lẽo đếm bước cô đơn tìm thăm người bạn cũ… chung tình, nhưng anh không đem lại mùa Xuân và mộng đẹp duyên lành. Vì kẻ hứa hẹn ra đi ngày trước nay trở về là một thương binh. Anh không còn toàn vẹn đôi chân, nhưng hãnh diện đã làm xong bổn phận, vậy em đừng yêu anh như buổi đầu kỳ vọng, mà hãy xót thương trong tình nghĩa đồng bào.
Thơ Tao Đàn:
Đào: Dầu bước chân anh đi khập khễnh,
Nhưng lòng vững chắc tợ trường sơn,
Đội gió dầm mưa về lối cũ,
Yêu rồi tình đẹp đẹp nhiều hơn.
5) Kép: Thao thức thâu đêm nghe đất đai rên xiết anh đã ra đi trong tiếng khóc của muôn… người, mưa gió chưa tan mà anh không toàn vẹn nụ cười. Ngày trở lại lệ lòng đứt nối khi bước vào ngưỡng cửa thăm em. Ngỡ rằng em sẽ phụ rẫy miệt khinh, không ngờ thốt nên lời châu ngọc, anh mừng quá đến tuôn rơi nước mắt, nhìn thấy em cao đẹp nhứt trên đời.
Thơ Tao Đàn:
Đào: Anh đẹp hơn châu báu,
Sá gì khóe mắt xanh,
Mưa gió lạnh nhiều anh ướt áo,
Tình em sưởi ấm trái tim anh.
6) Đào: Anh đã về đây không thấy lạnh dầu gió mưa tàn bạo đổ lên vai, vì lửa chiến binh tiếp với lửa tình yêu đang bốc ngọn không bao giờ lịm tắt, em hãy cho anh cầm tay giây lát, để tỏ lòng trìu mến tri ơn. Ở ngoài kia còn ào ạt mưa tuôn, đem băng giá vào tận cùng da thịt, nhưng tình yêu thương trên đôi tay nắm chặt sẽ không ngại chi mưa gió lạnh đêm trường.
Mắt em bằng với đại dương,
Chứa chan nghĩa nặng tình nồng bao la,
Mặt mùa Xuân đẹp còn xa,
Bàn tay em đón người về trong mưa.
Ngành Mai
XEM THÊM VIDEO TẠI ĐÂY
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc