17:13 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 21856

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2196574

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88503175

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

Vương Nữ Sương Chiều Út Bạch Lan trải lòng...

Đăng lúc: Chủ nhật - 17/01/2016 10:10 - Đã xem: 5593
Sẩu nữ Út Bạch Lan & NS Thành Được

Sẩu nữ Út Bạch Lan & NS Thành Được

Thần tượng một thời Út Bạch Lan, giọng ca những năm 1960 đã để lại những ấn tượng mạnh mẽ thời sinh viên. Bà nhẹ nhõm trải lòng về nghề và cả về bí quyết sống.

.

 
Cô Út Bạch Lan.
Uống nước cơm, gọi hằng xóm là ba
 
“Sầu nữ” Út Bạch Lan, người đẹp Sài Gòn một thủa ở không xa những cái rạp cải lương hiếm hoi vẫn sáng đèn trên phố Trần Hưng Đạo ở TPHCM. Nhà cô có mấy người phụ nữ nhưng đều là cháu chắt họ hàng. Cô Út bảo sắp lên chùa, đã sửa soạn xong, cứ rằm thì đi thắp hương ở ngôi chùa gần Nhạc viện thành phố.
 
Cô Út Bạch Lan nói: “Tui sinh năm 1935 ở Sài Gòn. Quê bố ở Long An, quê mẹ ở Thủ Thiêm. Trong nhà hổng có ai theo cải lương, có mình tôi lớn lên đam mê rồi theo. Hồi nhỏ mẹ dẫn đi coi hát rồi đam mê. Nhà tui ở khu trường đua Phú Thọ. Mình hát theo cái đĩa, không có thầy học. Người ta thấy vậy, dạy sơ sơ, đi hát. Nhớ chừng 8 tuổi đi ca. Tôi năm nay 81 tuổi vẫn còn đi ca”.
 
Cái nghệ danh “sầu nữ” gắn vào cô như một số mệnh mà cô phải vượt lên vậy. Cô kể: “Lúc tui sinh ra khó nuôi, bị bệnh, khóc không bao giờ nín, mẹ đi xem bói bảo phải để người khác nuôi mới sống được. Gia đình bèn đem  nhờ ông Bảy hàng xóm nuôi mấy năm. Ông cha nuôi ấy chết. Út để tang ông ấy dù mới ba tuổi. Từ nhỏ út đã phải xa cha mẹ, phải uống nước cơm thay sữa rồi”.  Hồi đó, người ta rất hâm mộ đờn ca tài tử và cải lương, nhưng  hiếm có đoàn chuyên nghiệp. Thật may mắn, Út  được gọi vào đoàn đồng ấu của bầu Cang (con của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh). Ông bầu Cang coi các tích lịch sử, viết các vở diễn ngắn. Hồi đó mọi người gọi cô là Út lùn vì cô lùn xịt (thực ra cô út là con gái lớn trong nhà).
 
Nhưng sau đoàn đồng ấu gặp khó khăn nên út trở về nhà. “Ba má tui chia tay. Tui đi hát ngoài đường với ông mù kiếm tiền nuôi má hàng năm trời”.  Mẹ người nhạc công Văn Vĩ với  mẹ Út lùn cùng cảnh ngộ, thuê nhà ở chung, kết nghĩa chị em. Hai đứa nhỏ  đi hát lấy tiền nuôi hai bà mẹ. Hai anh em đi hát khắp các  ở chợ trong thành phố. “Thời ấy tiền xu đồng có lỗ, họ liệng vô cái nón, cái lon. Sáng sớm đi rồi hát tới chiều.  Anh Văn Vĩ mù hai mắt, đánh ghi ta, sau cũng nổi tiếng giỏi âm nhạc”.
 
Tranh: Nguyễn Xuân Hoàng.
Tên một loài hoa
Đi hát kiếm sống ở các chợ nhưng giọng ca của út Lùn được nhiều người khen tấm tắc. “Bà Năm Cần Thơ tìm tới chỗ tôi ở  kêu lên đài phát thanh Pháp Á ca. Anh em tôi lên ca một lần rồi lại về đi hát ngoài đường như cũ. Sau đó có ông Thành Công bảo vô đài làm việc luôn”. Khi ấy ở Sài Gòn có hai đài phát thanh lớn phát hai chương trình cải lương được mến mộ. Những người trong đài Pháp Á họp lại bảo: “Đài bên kia họ có nghệ sĩ Bạch Huệ nổi tiếng, bên mình phải tìm cái tên gì đó cũng loài hoa cho tương xứng”. Cuối cùng chọn nghệ danh Bạch Lan, kèm thêm chữ Út do cô bé xin tên cho mình. Cô tên thật là Đặng Thị Hai.
 
"Út sinh ra đã vất vả rồi, nên không coi đồng tiền là quan trọng".
 Út Bạch Lan
   Làm việc ở đài Pháp Á hơn một năm, chẳng biết lý do thế nào, Út Bạch Lan không thấy ký hợp đồng tiếp nữa. Hai anh em ở nhờ trong cái chái của nhà người ta, dạy hát vọng cổ. Lớn lên chút nữa, thì Út bắt đầu được mời đi ca đám giỗ. Đến khi ca đám ma, vẫn không dám đứng gần quan tài vì sợ. Thấy người ta khóc buồn, không muốn ca. Một hai ba cụng ly… thấy mình ca người ta không nghe, nghĩ cũng buồn. Cô bé nói với anh Văn Vĩ: “Hát như thé này em không hát được”.
Út xin vô đoàn hát nhỏ, chỉ được làm quân. Mãi đến năm 18 tuổi mới được đóng vai chính. 20 tuổi Út Bạch Lan đã thành một tên tuổi và diễn cho hai đoàn lớn là đoàn Thanh Minh, Kim Chưởng. Năm 1960 cô lập gia đình với một người bạn diễn và lập đoàn hát gia đình. Được 3 năm đoàn giải tán do không biết tính toán thu chi, sau đó vợ chồng cũng chia tay nhau. Năm 1963 Út Bạch Lan đi diễn cho đoàn Kim Chung 4 của ông bầu Long người Bắc. Út Bạch Lan có đoàn diễn, nhiều vai diễn tên tuổi nhờ làm việc với các soạn giả và đạo diễn tiếng tăm thời bấy giờ.
 
Út Bạch Lan thời trẻ.
Hạnh phúc muộn mằn
“Cách mạng về, tôi đi đoàn cải lương Sài Gòn 1, đi hát bài Người mẹ Việt Nam, đóng tuồng Trận tuyến thầm lặng. Đi được vài năm thì đoàn Long An “bắt về” vì nói tôi là người Long An. Về lưu động đoàn chính quy 5 năm”. Đi diễn với đoàn cách mạng, cô không chỉ hát mà còn biết làm những việc hầu đài cùng anh chị em. Những năm tháng ở đoàn Long An, cô đã lập gia đình lần thứ hai với người chồng làm cùng đoàn và sống cùng nhau cho đến khi ông bệnh tật qua đời.  
 
Có báo viết cô nuôi mấy người con rơi của người chồng nghệ sĩ. Họ đem bọn nhỏ đến đưa cho cô nuôi. Cô nói: “Tui không bao giờ nói chuyện đó với báo chí mà do mọi người biết, người ta kể ra. Út không muốn nói gì. Nói mình tốt thì thành ra người khác xấu”. Công việc hàng ngày của cô Út Bạch Lan bây giờ là dạy bảo những bạn yêu cải lương. Cô có một nhóm cải lương riêng của mình, chuyên đi hát trong các chùa chiền, lấy tiền làm từ thiện. 
 
Ước gì!
 
Trò chuyện với cô Út Bạch Lan, thú vị nhất là lúc cô “trải lòng” về nghề cải lương. Cô thích diễn vai khổ nên người ta đặt danh hiệu “sầu nữ”. Cô đi hát “có phước”  đó là được nhiều thầy chỉ bảo. Ông Năm Châu dặn: “Người ta nghèo có chén đậu hũ mời ăn, mình phải ngồi ăn, rồi cám ơn người ta, không được chối. Một cái vé cũng là một sự ủng hộ. Trong cuộc sống phải gương mẫu, ăn mặc nói năng cũng vậy, người ta thấy mình ăn nói hay trên sân khấu thì cũng phải thấy như vậy ngoài đời”.
 
Cô cũng nói rằng mỗi thời lại có cái khác nhau. Bây giờ lúc hóa trang vẫn nghe điện thoại di động. Trước kia, kịch bản phải đặt trước mắt, vừa hóa trang vừa đọc tuồng, chuẩn bị trước tâm trạng. “Bây giờ vừa hóa trang vừa nói chuyện, nên đến khi chạy ra diễn mặt vẫn còn cười như đang nghe điện thoại vậy”. 
 
Cô lại than phiền người diễn bây giờ thường thêm vào vài ba câu, nhiều khi không ăn nhập gì với kịch bản. “Trước khi coi tác giả hơn cha mẹ, thấy mặt ông buồn thì lo quá, vì sao tác giả lại quạu thế kia. Có khi tập tuồng quên, bị ông tác giả lên sân khấu uýnh bốp bốp, cầm kịch bản xé luôn. Bây giờ có hơi dài thì thêm lời vào hát cho dài, tự động thêm vô. Riêng Út không dám. 
 
Cô Út cũng nói nghề cải lương giờ thù lao không bằng xưa, đó là cái khó cho các nghệ sĩ trẻ. Trước kia, có năm Út Bạch Lan hợp đồng lương năm là  hai triệu đồng, 3 triệu đồng, còn hãng đĩa ký riêng chừng 1 triệu đồng nữa, mà lương người bình thường chừng mấy trăm đồng thôi. Song cô Út Bạch Lan cũng tâm sự rằng: “Út sinh ra đã vất vả rồi, nên không coi đồng tiền là quan trọng. Trước kia, mỗi khi ký hợp đồng thì không phải nơi nhiều tiền mà tui ký, phải chọn nơi nơi người ta dạy dỗ mình tiến bộ để ký thì nghề nghiệp của mình mới mỗi ngày thêm tiến bộ, hát không phụ lòng người đợi nghe mình”.
 
Nghệ sĩ Út Bạch Lan nói người nghệ sĩ bây giờ diễn ước lệ quá nhiều. Hát bằng tưởng tượng. Hồi trước cảnh bờ sông thì sân khấu có vẽ cảnh bờ sông, cảnh đèn leo lét. Nhà nghèo thì vẽ lu nước gáo dừa, có khi thò tay múc nước nhiễu ra. Còn giờ người nghe cứ phải tưởng tượng ra bờ sông, người diễn thì tưởng tưởng cảnh múc nước, diễn cảnh uống nước. Cô Út Bạch Lan nói: “Hồi trước diễn cảnh múc nước thì múc ra, uống luôn. Nước sạch uống được luôn. Uống xong, lại hát. Khán giả rất thích”. 
 
Cô lại kể hồi trước trên sân khấu đốt lửa hát luôn, để đám cháy xa xa không cho cháy phông màn, giờ sợ cháy, không ai dám đốt lửa. Cứ tưởng tượng ra có lửa mà sân khấu không có gì hết.  “Út muốn hát một vài đêm trong sân khấu có lửa như thế. Khán giả khỏi phải suy nghĩ, ai cũng thấy mình sống trong khung cảnh sống động”. Cô ước: “Nếu có tiền, tui dựng vài vở theo lối xưa, tui diễn vài lần rồi tặng vở cho các bạn trẻ cứ vậy mà diễn tiếp để người xem sống lại trong những vở cải lương ngày trước của chúng ta”.
 
12/2015
 
Trần Nguyễn Anh

NSƯT Út Bạch Lan an nhàn tuổi "xế chiều"!

"Sầu nữ" Út Bạch Lan, 80 tuổi, chia sẻ may mắn được Tổ nghiệp thương, tuổi "xế chiều" của bà không long đong, lận đận như một số đồng nghiệp khác. Hiện bà gắn bó với nghề, dìu dắt nghệ sĩ trẻ và tích cực công việc từ thiện.

 

 

NSƯT Út Bạch Lan an nhàn tuổi 'xế chiều'!
NSƯT Út Bạch Lan và NS Cao Mỹ Châu trong bài ca cổ Xuân đất khách (soạn giả Viễn Châu)

 

NSƯT Út Bạch Lan sống ở tầng 1 chung cư thuộc đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM. Bà có một căn phòng nhỏ, trên vách treo đầy những bức ảnh chụp cùng mẹ, cùng GS-TS Trần Văn Khê và soạn giả Kiên Giang, Huy Sắc… những người mà bà đã hàm ơn rất nhiều trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật.

Ăn chay trường gần 40 năm, bà giữ thói quen đọc kinh, niệm Phật mỗi buổi sáng. Mỗi lúc đi từ thiện bà thường chỉ ngồi xe đến điểm dừng, rồi sau đó cùng các thành viên trong nhóm đi bộ đến điểm phát quà. Gần đây nhất, bà đi cùng các nghệ sĩ CLB Sân khấu Lạc Long Quân đến Bình Chánh, trao tặng quà cho trẻ em mồ côi ở chùa Từ Hạnh.

“Cuộc sống "về chiều" của tôi an nhàn lắm! Tôi thích đi từ thiện, hát ở chùa, mang niềm vui đến những mảnh đời cơ nhỡ. Vì bản thân tôi mồ côi cha, được mẹ nuôi lớn bên hông chợ, ngủ trên thớt thịt. Tuổi thơ tôi là mỗi ngày phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt. Rồi may mắn mỉm cười khi tôi gặp nhạc sĩ Văn Vĩ, cùng phận nghèo, khi đấy anh ấy lượm được cây đờn guitar cũ, người ta bỏ trong chợ, chỉnh sửa lại rồi tập đờn vọng cổ. Có được cây đờn, hai anh em đờn ca suốt và nhờ vậy tiếng lành đồn xa, tôi được giới thiệu ca trong đài phát thanh. Nhớ lắm, những ký ức không quên được! Giờ đây, khi "về chiều", thấy ai cơ nhỡ, mồ côi cha, tôi đều thương và sẵn lòng giúp đỡ!” – NSƯT Út Bạch Lan nói.

 

NSƯT Út Bạch Lan an nhàn tuổi 'xế chiều'!
NSƯT Út Bạch Lan trong lần hội ngộ với NS Ngọc Nuôi và Thành Được tại Mỹ

Bà tâm sự giờ đây có thời gian rỗi, ngồi một mình, bà lại nhớ về người mẹ quá cố: "Mỗi khi diễn vai người mẹ trong vở “Mẹ mãi trong đời con”, tôi lại nhớ mẹ cồn cào! Bà khổ cực cả đời, lúc về già, đôi chân yếu vẫn muốn được đi cùng đến rạp hát xem tôi diễn”.

Hiện không còn nỗi lo về gia đình, về con, NSƯT Út Bạch Lan tập trung vào việc đào tạo, dìu dắt các nghệ sĩ trẻ theo nghề và tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Niềm vui của "phận tằm" là được "nhả tơ" dù tuổi cao, sức yếu và may mắn bà vẫn còn được đứng trên sân khấu, phục vụ khán giả thân thương.

NSƯT Út Bạch Lan an nhàn tuổi 'xế chiều'!

NSƯT Út Bạch Lan và NS Thành Được đã từng là đôi bạn diễn ăn ý, được khán giả yêu mến qua nhiều tác phẩm sân khấu cải lương

 

Hàng trăm vai diễn của NSƯT Út Bạch Lan đã tạo dấu ấn cho sự nghiệp nghệ thuật của bà. Khán giả nhớ nhất là các vai người mẹ trong các vở: Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Bình Tây Đại Nguyên Soái, Người ven đô, Nửa đời hương phấn, Mẹ mãi trong đời con, Đường tình vạn nẽo, Kim Vân Kiều, Nửa bản tình ca, Khúc hát đoạn tình, Trăng liễu đào mây, Bóng hồng nơi am vắng, Khúc hát dưới trăng, Sầu biệt ly…

Thời gian năm 1976 đến 1986 bà làm trưởng đoàn cải lương Long An, thời điểm này bà đã dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dạy các nghệ sĩ trẻ để họ phấn đấu cho sự nghiệp nghệ thuật, trong đó có ba nghệ sĩ đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú: Mỹ Thu, Phương Hồng Thủy, Ngân Vương. Hiện nay bà cùng với nghệ sĩ Tô Châu, Thanh Sử, Lý Thu…tổ chức nhiều chuyến đi từ thiện, làm việc nghĩa cho cuộc đời và cho sân khấu. Bà gắn bó với CLB Sân khấu Lạc Long Quân, diễn các vai bà mẹ trong các vở kịch ngắn, các vở cải lương diễn tại sân khấu Sen Hồng, để truyền nghề cho diễn viên trẻ.

NSƯT Út Bạch Lan an nhàn tuổi 'xế chiều'!

NSƯT Út Bạch Lan và những mãnh đời bất hạnh (ảnh chụp tại Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định, Bình Dương)

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp


Nguồn tin: tcgd theo TP - SK - NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.