17:03 PDT Thứ năm, 31/10/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 21418

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2196136

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 88502737

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

Xem tiếp...

Luu việt hung

.ĐIỂM DANH NHỮNG GIỌNG CA VÀNG TỪ NĂM 1940 ĐẾN NĂM 2000

Đăng lúc: Thứ sáu - 22/04/2016 20:52 - Đã xem: 6423
bìa CD

bìa CD

CLVNCOM - Theo tin báo Sân Khấu TPHCM tháng 3 / 2016, sân khấu cải lương ở VN đang hấp hối. Báo viết «Mỗi nămchỉ có vài vở diễn được ra mắt công chúng, nhà hát đóng cửa, hy vọng lớn nhất dành cho khán thính giả áimộ bây giờ là các cuộc thi ca cổ trên sóng truyền hình và đài phát thanh. Tuy vậy bộ môn cải lương vẫn có đời sống riêng, bởi tình yêu và niềm đam mê của người làm nghề lẫn khán giả luôn mãnh liệt.»
Từ năm 1990, sân khấu cải lương mất dần khán giả vì không có tuồng mới, tuồng do cán bộ văn nghệ của Sở VHTT và của Hội Sân khấu sáng tác theo định hướng chính trị của đảng không được khán giả tán thưởng nên nhiều đoàn hát tập thể như đoàn cải lương Saigon1, 2, 3, đoàn Hương Mùa Thu, đoàn Thanh Nga, đoàn Phước Chung, đoàn Huỳnh Long, đoàn Minh Tơ.. phải chịu rã gánh. Sở VHTT, Hội Sân Khấu nghĩ là muốn vực dậy sân khấu, phải làm theo như các nghệ sĩ xưa đã làm. Họ cho là «đàn ca tài tử » thu hút khách mộ điệu nên phát triển thành Carabộ rồi tiến dần thành ra sân khấu cải lương. Sân khấu cải lương trước năm 1975, ở miền Nam có hơn sáu chục đoàn, nghệ sĩ có hàng ngàn và hát đêm nào, rạp cũng đông nghẹt khán giả.

Vậy nên muốn vực dậy sân khấu cải lương thì phải làm cho phong trào đàn ca tài tử phát triển đến các làng, xã, phường, khóm... ở các cuộc lễ, đám cưới, đám ma, họp bạn hay các buổi trà dư tửu hậu, đàn ca tài tử, nhứt là ca vọng cổ là một sinh hoạt văn nghệ không thể thiếu. Từ lập luận đó mới có Chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc ỏ khu giải trí Đầm Sen - quận 11, chương trình Đêm Rầm Ca Hát ở khu dưỡng lão nghệ sĩ - quận 8, chương trình Tuyển Giọng ca Vàng Vọng Cổ của Nhà Hát Trần Hữu Trang, thi tuyển chọn Chuông Vàng Vọng Cổ ở Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh. Từ năm 1990 đến nay 04 / 2016, hai mươi lăm năm qua, chuông vàng vọng cổ tuyển chọn được nhiều, nhưng không làm cho sân khấu cải lương có thêm sinh khí. Nhà cầm quyền lại dùng đến chiêu : cuộc thi « giọng ca cải lương » cho người cao tuổi ( đợt 1) ( sinh năm 1961 trở về trước ) Thí sinh 55 tuổi, Huỳnh Thị Phương Thúy được hạng nhứt trên Đài Tiếng Nói ND TP HCM ).
6 gương mặt xuất sắc được lựa chọn từ hơn 200 thí sinh tham gia, tuổi đời từ 55 đến 61, đặc biệt có bà Nguyễn Hữu Huệ 85 tuổi người Bến Tre.

Đã hơn 25 năm tổ chức thi tuyển chọn huy chương vàng vọng cổ, những nghệ sĩ đoạt huy chương vàng vọng cổ đều không có sắc thái riêng biệt, nếu người nghe không nhìn thấy người ca thì không phân biệt được giọng ca đó là giọng của n/s Võ Minh Lâm hay của Nguyễn Thanh Toàn. Các nghệ sĩ huy chương vàng vọng cổ này cũng không tạo được ảnh hưởng gì đối với tuồng hát hay đoàn hát.
Trước năm 1975, khi nghe nghệ sĩ ca trên mặt dĩa nhựa hay trên đài phát thanh, không cần thấy mặt, thính giả cũng nhận ra giọng ca đó là của Út Trà Ôn, hay Hữu Phước, hay Thành Được, hay Minh Cảnh, Tấn Tài...Giọng ca nữ cũng vậy, nữ nghệ sĩ Thanh Hương có giọng ca của Thanh Hương, n/s Út Bạch Lan có giọng đặc biệt của Út Bạch Lan, khi nghe nam hay nữ nghệ sĩ danh ca, thính giả không lẫn lộn giọng ca của danh ca này thành giọng của danh ca khác.

Mỗi người có một giọng nói khác nhau. Nghệ sĩ cũng không ngoại lệ nhưng nghệ sĩ tập luyện, biết cách làm cho giọng nói, giọng ca tăng thêm âm lượng, truyền cảm hơn, đi sâu vào lòng người. Ngoài ra còn có kỹ thuật ca vững nhịp, hiểu biết và có tài thể hiện các thể loại ca, ngâm, hò, lý, các làn điệu Xuân, Ai, Bắc, Oán trong câu ca vọng cổ. Ca chân phương, rõ lời, luyến láy đúng chổ, không tùy tiện uốn éo để tạo nét lạ, không hú lớn hét to, không có ca có kệ như kêu lô tô, không nhừa nhựa như tụng kinh Phật, không vô đầu câu vọng cổ cả trăm chữ không ngừng nghĩ, không ngắt câu theo ngữ pháp.

Thập niên 30 , thời kỳ đàn ca tài tử còn đờn hát phụ họa cho các buổi « hát bóng », giúp vui thực khách tại các quán ăn, nhà hàng đến lúc phát triển thành Ca ra Bộ và hình thành loại hình hát sân khấu cải lương qua các gánh hát Nam Đồng Ban, Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Tập Ích Ban, các danh ca nữ được ái mộ có: cô Ba Đắc, Ba Định, Hai Nhiễu, Hai CÚc, Bảy Ngọc, Bảy Lung, Tám Sâm, Ba Diêu…

 Cô Ba Đắc : biết đủ các loại bài bản cổ điển. Cô ca rất hay các điệu Oán ( bài Tứ Đại Oán : Bùi KIệm ghẹo Nguyệt Nga ), Cô Ba Đắc ca thính phòng ở Nhà hàng Minh Tân Khách Sạn  ngang ga xe lửa MỹTho – Saigon, Rạp hát bóng Casino MỹTho ( sau thành rạp hát cải lương Thầy Năm Tú ), nhà hàng Cửu Long Giang Saigon đường Espagne sau là đường Lê Thánh Tôn. Cô ca bài « Bùi Kiệm ghẹo Nguyệt Nga » với một giọng điệu như có đối đáp nghe rất duyên dáng.

 Cô Bảy Ngọc  sau này qua sân khấu cải lương đổi tên là Cô Bảy Vĩnh Long, nổi tiếng với bài Hành Vân « Nợ duyên gì là cái nợ duyên gì » trên sân khấu của rạp ông Trần Văn Thiệt ở VĨnh Long khi cô đi hát cho gánh XIếc – Ca Ra Bộ Thái Anh Tinh ở Long Hồ.

Thập niên 40, 50, khởi điểm của thời vàng son của sân khấu cải lương và của bản vọng cổ với những tên tuổi lẫy lừng ở sàn diễn, dĩa hát, đài phát thanh. Trong phạm vi  bài viết này, tôi xin điểm phớt qua những đặt trưng của các danh ca vọng cổ; trong những bài viết sau, tôi sẽ viết rõ về tiểu sử, sự nghiệp ca diễn trên sân khấu, ở dĩa thu thanh và đài phát thanh của từng danh ca vọng cổ mà tôi có dịp cùng cộng tác trong các đoàn hát Tiếng Chuông, Kim Thoa, Thanh Minh, Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Đoàn Saigon 1, 2, 3....
Xin đề cập các nữ danh ca:

   -  Cô Tư Sạng : là diễn viên sân khấu đoàn Trần Đắc, sau chuyên thu dĩa. Giọng ca rất khỏe, truyền cảm, chắc nhịp, nổi danh với các dĩa Tình mẫu tử, Chung Vô Diệm, Mẹ Dạy con, Đêm Khuya Trông Chồng và các bộ nhiều dĩa: San Hậu ( vai Nguyệt Kiểu ) Tô Ánh Nguyệt ( vai Nguyệt ), Hoa Rơi Cửa Phật ( vai Lan). Cô Tư Sạng được đánh giá là một trong những giọng ca hàng đầu trong địa hạt ca thu dĩa.

   -   Cô Năm Cần Thơ : ca sĩ chuyên nghiệp ở các hãng dĩa, nổi danh không thua cô Tư Sạng, đặc biệt dĩa ca độc chiếc Chim Họa Mi, cô Năm Cần Thơ được báo chí và thính giả tặng cho mỹ hiệu Chim Họa Mi. Cô Năm Cần Thơ được giới mộ điệu thích qua các bộ dĩa thu thanh Đắc Kỷ Thọ Hình ( ca chung với nghệ sĩ Ba Giáo ), bộ nhiều dĩa: Mổ tim Tỷ Cang, Anh Hùng Liệt Nữ, Tơ Vương Lộn Mối... Làn hơi ngọt ngào, giọng ca thật ấm áp, đặc biệt khi cô Năm Cần Thơ xuống Xề dứt câu 5 vọng cổ và đến song lang đầu của câu 6 với lối trở hơi oằn xuống thật tuyệt vời, được khách mộ điệu khen « mùi có một không hai ».

Trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc, thực hiện trên sân khấu ở tầng thượng của rạp Rex trong đầu thập niên 90, cô Năm Cần Thơ đã hơn tám mươi tuổi, cô còn đủ hơi, đủ giọng ca trọn một bài Xuân Tình đáp lời yêu câu của khán giả.

   -  Cô Ba Bến Tre, chuyên ca dĩa, ca đài phát thanh Pháp Á, đài phát thanh Saigon, cô Ba Bến Tre ca thu rất nhiều dĩa, ký giả Trần Tấn Quốc có lần dự lễ cúng Tổ của đoàn Thanh Minh tại rạp hát Thành Xương, anh Trần Tấn Quốc cho mượn vài dĩa hát xưa để hát cho ông bầu Năm Nghĩa, bà Bầu Thơ và nghệ sĩ chúng tôi nghe, trong đó có dĩa ca độc chiếc « Khóc Bạn » của cô Ba Bến Tre ca.  Tiếng ca như giục dặc, đứt quảng, như thể hụt hơi, như gắng gượng, dằng nén nổi đau từng lúc trào dâng trong lòng. Một nghệ thuật ca hết sức điêu luyện, một lối ca truyền cảm đến lạ lùng. Nghe cô Ba Bến Tre ca tưởng như người ca không hề bị ràng buộc nhịp đàn, không cố tình luyến láy. Một lối ca khúc chiết, tưởng không màn đến âm thanh, diễn xuất. Vậy mà giọng ca hết sức giản dị, chân chất như dân ca lại vương vấn mãi trong ký úc của người mộ điệu.

   -  Cô Tư Bé :  về kỹ thuật nhịp nhàng, cô Tư Bé có thể nhường các cô Tư Sạng, Năm Cần Thơ, Ba Bến Tre nhưng sức rung động trong lời ca, giọng điệu thật là tuyệt vời. Giọng cô Tư Bé trong mà bi thảm, thính giả ái mộ cô qua bộ dĩa Phạm Công Cúc Hoa ( vai Cúc Hoa ).

   -  Cô Ba Trà Vinh :  Cô thu thanh cho hãng dĩa Asia 20   câu vọng cổ « Bên Bờ Hồ »  và một số bài bản khác;  thu cho hãng diã Việt Nam – Lê Văn Tài bộ dĩa Máu Nhưộm Chinh Y, Tô Ánh Nguyệt ( cùng với Minh Chí, Ba Bến Tre, Tám Thưa); thu cho hãng dĩa Tri Âm tuồng « Sống Cao Đẹp », « Bổn phận làm trai » và nhiều bài vọng cổ ca độc chiếc; thu cho hãng dĩa Hương Quê các tuồng Lá rụng về cội, Kiếp Hồng Nhan, Đời tôi chỉ có một lần. Thời gian này cô Ba Bến Tre là ca sĩ trong Đài Phát Thanh Pháp Á chung vơi các nghệ sĩ Kim Cúc, Tư Bé, Chiêu Anh,. Cô Ba Trà Vinh cũng là thành viên trong Ban cổ nhạc Cửu Long của Đài Phát Thanh Sàigòn với các ca sĩ Tám Thưa, Ba Bến Tre, Văn Chung, Bảy Quới,Kim Nguyên, Bạch Huệ. Ngoài ra cô Ba Trà Vinh còn là ca sĩ của các tửu quán có cổ nhạc Kim Chung( Cầu Ông Lãnh), Đại Thế Giới quận 5, quán Lục Cảnh Cầu Muối.
Cô ca ba Nam sáu Bắc, các bài Oán đều hay. Ca vọng cổ, giọng trầm ấm, luyến láy êm như lời nỉ non tâm sự nên thính giả rất ưa thích.

   Cô Ba Kim Anh : Chất giọng hiếm có, làn hơi nức nở tự nhiên. Cô ca mà như thở than, tâm sự, bất chấp nhịp nhàng, ca đến song lang bao giờ cũng đúng, chắc nhịp, không bao giờ ca rớt hay xê xích nhịp đàn. Cô nổi danh với dĩa đơn ca Phàn Lê Huê, các bộ dĩa Kim Vân KIều, Ngày Về Cố Quận. Cô là đào chánh đóng cặp với Út Trà Ôn trên sân khấu đoàn Thanh Minh - bầu Nghĩa và đoàn Kim Thanh ( bầu Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thanh Tao, Thúy Nga) Ký giả kịch trường tặng cô Ba Kim Anh danh hiệu Quái nữ Vọng Cổ.
Về giọng ca nam trong thời điểm này có thể kể :

-         Nghệ sĩ Tám Thưa : là ca sĩ chuyên thu dĩa, thu Đài phát thanh ( Pháp Á và đài Saigon), nổi danh trong  bộ 17 dĩa Tô Ánh Nguyệt( vai Minh ) bô dĩa Chiêu Quân Cống HỒ ( vai Vua Hán Đế) ca chung với cô Ba Thanh Loan ( vai Chiêu Quân). Chất giọng trầm, khàn, kỹ thuật ca lòn hơi ( giây đào) nhất là xuống Xề câu 5. Anh Tám Thưa từng hướng dẫn về nghệ thuật ca vọng cổ cho Hữu Phước, Văn Hường khi hai nghệ sĩ này mới bước vào nghề ca kịch năm 1954 – 1955.

-         Nghệ sĩ Út Trà Ôn : nổi danh Vua Vọng Cổ từ thập niên 50, đến ngày anh mất, Út Trà Ôn vẫn đứng hàng đầu các danh ca vọng cổ trong cả nước. Thập niên 40, Út Trà Ôn gây tiếng vang như một hiện tượng độc đáo trong làng ca cổ nhạc từ dĩa ca lẻ Sầu Vương Biên Ải, sau đó dĩa Tôn Tẩn Giả Điên, anh ca chen hơi Xuân( lúc lên cơn điên) một phát hiện mới về cách ca vọng cổ, điều này đưa anh đến đỉnh vinh quang. Bài Tình Phụ Tử của soạn giả Quy Sắc là một đóng góp vào bảng thành tích dày cộm của Út Trà Ôn cùng với hai bài vọng cổ để đời : Tình Anh Bán Chiếu và Gánh Nước Đêm Trăng của Viễn Châu ở thập niên 50. Làn hơi cao vút ( hò 6 ) kỹ thuật ca điêu luyện, chắc nhịp, lời ca lắm lúc nhảy múa trên chữ đàn. Út Trà Ôn còn ca rất hay các bài Oán, Nam Ai, Nam Xuân, Xàng Xê, Phú Lục, Duyên Kỳ Ngộ…Có ưu thế về chất giọng, Út Trà Ôn còn chịu khó nghiên cứu và tập luyện diễn xuất trên sân khấu nên anh thành công lớn với các vai hát để đời như vai Ba Mõ Lết( vở Lỡ Bước Sang Ngang), vai ông Cò Hương( vở Tuyệt Tình Ca) vai ông Út ( tuồng Tần Nương Thất)…Út Trà Ôn góp công tạo ra thời hoàng kim của sân khấu cải lương, ông nhiều lần thành lập đoàn hát để phát triển nghệ thuật cải lương và ca cổ nhạc(đoàn Kim Thanh – Út Trà Ôn, đoàn Thống Nhất …)

-         Nghệ sĩ Năm Nghĩa : có làn hơi ngọt lịm, ru hồn, lối sắp chữ trơn tru theo tiếng đàn nên ca nghe rất du dương, êm tai và hòa quyện vào tiếng đàn. Đặc điểm của Năm Nghĩa ca là khi dứt lời ca, tiếng ngân cuối câu 1, 2…của anh là tiếng « hơ, hơ, hơ…» đổ hột chớ không có ngân vuốt nhẹ như các ca sĩ khác. Dĩa ca lẻ giúp đưa tên tuổi Năm Nghĩa bật sáng là bài vọng cổ Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa. Các vở thu dĩa ăn khách mạnh của Năm Nghĩa là Hoa Rơi Cửa Phật( vai Điệp – Năm Nghĩa), Đổng Quý Phi( ca chung với cô Năm Cần Thơ), dĩa Phạm Công Cúc Hoa( vai Phạm Công) ca chung với Tư Bé vai Cúc Hoa. Nghệ sĩ Năm Nghĩa thành công lớn khi lập đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa, đoàn cải lương Thanh Minh - bầu Nghĩa, sau là đoàn Thanh Minh Thanh Nga - bầu Thơ( vợ Năm Nghĩa), đoàn Thanh Minh và đoàn Thanh Minh Thanh Nga có công hướng sân khấu cải lương sáng tác và biểu diễn các tuồng dã sử Việt Nam và tuồng Xã hội Việt Nam ( xưa và cận đại) không hát tuồng Kiếm hiệp La Mã, tuồng  Tàu, Hồ Quảng)

-         nghệ sĩ Bảy Cao : Bảy Cao và Năm Nghĩa cùng quê Bạc LIêu, cùng nổi danh đồng thời cùng có khả năng sáng tác tuồng và lập gánh hát, là hai người bạn thiếu thời cùng đam mê đàn ca tài tử ở địa phương. Giọng ca Bảy Cao nhừa nhựa, chậm rãi như thỏ thẻ tâm tình nên được khán thính giả ái mộ. Bảy Cao giữ được nét trẻ trung lâu dài, làn hơi cũng vậy nhưng anh ít thu dĩa hát vì các chủ hãng dĩa cho là làn hơi của Bảy Cao « không ăn điện ». Anh có sáng kiến đưa kỹ thuật thực hiện các tuồng chiến tranh cận đại vô sân khấu qua các tuồng Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông, Đàn Chim Sắt…và phối họp điện ảnh với sân khấu.,

-         Nghệ sĩ Thanh Tao : giọng rất trong, mạnh, hơi rông, ca chân phương nhưng rất truyền cảm, nổi danh qua tuồng Mục Liên Thanh Đề, lập gánh hát Thanh Tao. Về sau rời sân khấu về chùa Nghệ sĩ Gò Vấp tu, pháp danh Thích Quảng Đức.

-         Có thể nói các nam nữ kể trên là những người góp phần biến đổi bài ca Dạ Cổ Hoài Lang từ nhịp đôi thành nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, rồi thành bản Vọng cổ để được mọi người ( nghệ sĩ và khán, thính giả) xem là « bản nhạc vua » trên sân khấu cải lương, đầy đủ tính chất hấp dẫn, đậm đà và đầy đam mê.. Ngoài ra còn có các giọng ca khác đã góp phần tôn vinh bản Vọng cổ thành nhạc Vua sân khấu như các nữ nghệ sĩ Năm Kim Thoa, Sáu Nết, Sáu Ngọc Sương, Tư Thanh Tùng, Ba Hui, Ngọc Xứng, Ngọc Trâm, các bạn Hồng Châu, Năm Phồi, Văn Lang, Paul Thuận, Hoàng An, Ba Khuê…
-         Từ giữa thập niên 50  đến giữa thập niên 70 , một thế hệ đông đảo nghệ sĩ trẻ đầy tài năng ca nở rộ. Về diễn xuất còn thua kém các thế hệ nghệ sĩ tiền phong nhưng về mặt ca thì có phần nổi trội hơn. Ta có thể kể : ( nữ danh ca) Út Bạch Lan, Thanh Hương, Ngọc Giàu, Mỹ Châu, Ngọc Hương, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Hồng Nga, Diệu Hiền, Kim Ngọc, Ánh Hồng, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, các nam danh ca Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Tú, Thanh Sang, Út Hiền, Tài Bữu Bửu, Phương Quang, Út Hậu, Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Hoài Thanh, Thanh Tuấn, và các danh ca chuyên thu đài Thành Công, Chín Sớm, Kim Nguyên, Lệ Liễu, Bạch Huệ…

-         Nhân tài nhiều quá, có thể tôi không nhớ đủ hết nhưng bằng vào bao nhiêu danh ca vừa kể, họ đã phả vào bản vọng cổ chất kích thích đầy hương vị ngọt ngào làm mê đắm hồn khách tri âm, bản vọng cổ đã làm bệ phóng đưa nghệ sĩ danh ca đến bến bờ quanh vinh và kiến tạo một thời vàng son rực rỡ của nghệ thuật sân khấu cải lương thời kỳ trước năm 1975.

-         Soạn giả Nguyễn Phương 4 / 2016.
-           

Nguồn tin: Hanh 31 - cailuongvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Hay lam - 23/04/2016 08:54
9 xac

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Thí sinh Lê Hoàng Nghi đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 – năm 2024

Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.

 

Giữ bản sắc cho cải lương tuồng cổ

Ngày 18-9, Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM"

 

“Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao sân khấu cải lương

Chương trình nghệ thuật “Đêm huyền thoại” quy tụ nhiều ngôi sao hàng đầu sân khấu cải lương sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành (quận 1) vào tối 30/8.

 

Tâm Sự Thần Y 4.0

CLVNCOM .- Thơ Đây sổ đỏ cân ký độ mấy va li Đây danh hiệu thần y ngay thời 4.0 Truớc mặt là những tấm lòng bồ tát Đởi tu sĩ sợ nghiệp dẫn ta đi

 

Thông diệp của cải lương điện ảnh

Tận dụng thế mạnh của phim ảnh màn ảnh rộng thời 4.0 với hình ảnh, cảnh trí, âm thanh ánh sáng, kỷ xảo, hiệu ứng, góc quay mà sân khấu thiếu...ngoài ra phim được công chiếu được PR vào hệ thống rạp rộng khắp, với những buối ra mắt hoành tráng ..Phim cải lương có cứu được cải lương hay thổi vào đó những làn gió mới hay không qua hơn 10 năm nhìn lại

 

NSND Thanh Nam và nghệ sĩ Chí Tâm ngồi ghế nóng "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 19 - 2024

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" là một trong những chương trình về nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay, với mục tiêu tìm kiếm, bồi dưỡng những tài năng trẻ trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

 

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

 

Nghệ sĩ Bích Thuận qua đời

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết nghệ sĩ Bích Thuận đã qua đời tại Houston - Mỹ ngày 25-6, thọ 100 tuổi. Bà qua đời vì bệnh già.

 

Vở "Sấm vang dòng Như Nguyệt" - dấu ấn mới của NSƯT Chí Linh, Vân Hà

Vẫn ở vị trí chỉ huy, yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ thể hiện xuất sắc các vai diễn trong tác phẩm sử Việt, NSƯT Chí Linh, Vân Hà đã tạo thêm dấu ấn mới cho sự nghiệp.

 

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.