Hình : Minh Ngọc và soạn giả Nguyễn Phương
Đang truy cập : 137
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 136
Hôm nay : 19416
Tháng hiện tại : 2194134
Tổng lượt truy cập : 88500735
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Một soạn giả kiêm đạo diễn cải lương Việt trên sân khấu Off-Off-Broadway New York
pm
Cách đây 13 năm, năm 2000, nhân dịp về thăm quê hương sau hơn mười năm định cư ở Montréal, tôi và vợ tôi đến rạp Hưng Đạo xem tuồng Tuyệt Tình Ca. Chúng tôi ngồi ở hàng ghế chót với soạn giả Hà Triều và Kiên Giang, vừa xem hát vừa rì rào nói chuyện tâm sự với nhau.
Bỗng một cô gái đến khều vai tôi, hỏi nhỏ:
- Xin lỗi, có phải chú là chú
Nguyễn Phương không?
Tôi trả lời:
- Phải! Cô là ai? Tôi không nhớ ra…
-
Chú không biết cháu đâu, cháu là Minh Ngọc, cháu là đạo diễn của nhà hát Trần
Hữu Trang và cũng là giảng viên trường Sân Khấu và Điện Ảnh của thành phố. Cháu
có sử dụng vài tuồng của chú như vở Chén Trà Của Quỷ, Người Dừng Chân Đêm Mưa,
Đôi Mắt Người Xưa để làm bài thực tập diễn xuất cho các học viên…
- Vậy à?
Tôi cám ơn cô đã sử dụng các vở tuồng đó, cũng là một cách nhắc đến soạn giả
Nguyễn Phương…
- Cháu muốn hỏi chú về các nghệ sĩ và soạn giả trong thập niên
40, chú có thì giờ kể cho cháu nghe không? Cháu muốn kiếm thêm tài liệu về hoạt
động của các nghệ sĩ đàn chú, bác…
- Chiều mai cô đến nhà tôi ở đường Trần
Bình Trọng, đối diện nhà bán sách của quận 5…
- Dạ, cháu biết nhà chú, cháu
có hỏi trước rồi, bốn giờ chiều cháu sẽ đến thăm chú… Bây giờ để chú tâm sự với
hai chú Kiên Giang và Hà Triều… (cô bé nói xong, rút lui ngay).
Soạn giả
Kiên Giang cho biết cô Nguyễn Thị Minh Ngọc viết văn khi còn là học sinh trường
Phan Bội Châu ở Phan Thiết. Sau 30 tháng 4 năm 1975, cô bán cà phê và thuốc lá
để sinh sống, sau đó cô thi vào trường Nghệ Thuật Sân Khấu. Tốt nghiệp Đại Học
Sân Khấu, được nhà trường giữ lại làm chủ nhiệm trường Đào tạo Diễn viên Nhà hát
Trần Hữu Trang. Cô sáng tác nhiều truyện ngắn, nhiều vở kịch và nhiều vở tuồng
cải lương. Cô cũng đạo diễn nhiều kịch, nhiều tuồng cải lương.
Đêm đó tôi
thức đến hai giờ sáng, viết hơn mười trang giấy, kể tên tuổi, hoạt động nghệ
thuật của các soạn giả và nghệ sĩ trong thập niên 40 mà tôi quen biết. Chiều lại
tôi trao cho Minh Ngọc, nhân đó mới biết các bạn già của tôi ở Việt Nam đã ngưng
viết từ lâu. Một số đông bạn soạn giả và nghệ sĩ trên bảy mươi tuổi không còn
nhớ nhiều về nghệ sĩ và tuồng tích ngày xưa, do đó tôi nảy ra ý viết Hồi ký Sân
Khấu Cải Lương. Cuốn sách Ngũ Đại Gia Của Sân Khấu Cải Lương được tôi viết ra từ
sự gợi ý của nữ đạo diễn Minh Ngọc.
Ngày 9 tháng 7 năm 2004, cố nghệ sĩ
Trường Kỳ đến thăm và rước tôi đi gặp Minh Ngọc, cô từ Việt Nam qua sau khi cô
và 7 nghệ sĩ Việt Nam khác đi diễn vở kịch Người Đàn Bà Thất Lạc tại Phillipines
nhân cuộc liên hoan sân khấu cho phụ nữ các ngành tại Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại nhà anh Phước, tôi tặng cho cô Minh Ngọc quyển sách Ngũ Đại Gia Của Sân Khấu
Cải Lương và tôi quay phim những trích đoạn kịch mà Minh Ngọc độc diễn trong
cuộc họp bạn nầy. Tôi bỗng nhớ lại là tôi đã có xem vở Người Đàn Bà Thất Lạc
trên dĩa VCD.
Năm 2005, tôi gặp lại Minh Ngọc trong dịp các nghệ sĩ cải lương
mừng Xuân tại nhà hát lớn thành phố Saigon.
Hôm 15 tháng 9 năm 2013, tôi lại
được gặp Minh Ngọc, cũng ở nơi nhà anh Phước, trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi.
Cô nữ soạn giả, nữ đạo diễn nầy đa tài, hoạt động nhiều và rất có kết quả trong
lãnh vực sáng tác truyện ngắn, kịch bản và tuồng cải lương, đặc biệt thành công
khi làm đạo diễn dựng nhiều kịch, nhiều tuồng cải lương ở trong nước. Cô Minh
Ngọc lại là nữ nghệ sĩ từng xuất ngoại nhiều để biểu diễn kịch, đã giới thiệu
tác phẩm của cô tại 13 nước trên thế giới. Cô nhận lời mời của tổ chức Art
Synergy, phối hợp bởi các tổ chức Univ of Illinoise in Chicago (viết tắt UIC),
Northwestern Univ, Vietnamese Museum, Columbia College, cô cùng với nghệ sĩ Quốc
Thảo diễn vở Dòng Sông Của Nhiều Phía (River of Many Sides) ở Chicago.
Được
nghe nói Minh Ngọc có biểu diễn trên sân khấu Off-Off Broadway ở New York, nên
trong buổi gặp gỡ đó, tôi muốn được nghe cô nói về hình thức sân khấu này cũng
như để biết cô diễn kịch hay cải lương, nội dung vở hát đó ra sao, hát tiếng
Việt hay tiếng Anh, hát với nghệ sĩ Việt Nam hay với nghệ sĩ Hoa Kỳ? Cho loại
khán giả nào, Mỹ hay Việt?…
Thấy Minh Ngọc mải mê kể về những chuyến xuất
ngoại, biểu diễn, hội thảo, nghiên cứu về sân khấu của cô, tôi nóng lòng, giục
cô đổi hướng câu chuyện: “Nói về các hoạt động nghệ thuật của Minh Ngọc thì chắc
phải nói vài ngày, viết hàng chục bài để kể về tài năng Minh Ngọc trong việc
viết văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch ngắn, kịch dài, cải lương đến việc dàn
dựng, đạo diễn kịch, đạo diễn tuồng cải lương, đạo diễn hát bội, viết chuyện
phim và đóng phim (phim Ngọc Viễn đông – Pearls of The Far East). Vậy nên, chú
muốn hỏi cháu ít câu ngắn về việc hát trên sân khấu Off-Off-Broadway của Minh
Ngọc”.
Sau đây là cuộc truyện trò của tôi với Minh Ngọc:
Nguyễn
Phương: Cháu cho chú biết sân khấu Off-Off-Broadway là gì?
Nữ nghệ sĩ Minh
Ngọc: Off-Broadway chỉ những sân khấu có số chỗ ngồi từ 100 đến 499 trong khi
Sân khấu Off-Off-Broadway có chỗ ngồi dưới 100. Sự khác biệt không phải chỉ ở
không gian thu hẹp mà còn ở khuynh hướng nghệ thuật. Kinh phí lớn của các tác
phẩm Broadway buộc họ phải làm những vở có độ an toàn cao về mặt giải trí. Sân
khấu Broadway vì thế ít dám lao vào những dự án liều lĩnh như loại sân khấu
Broadway có thêm nhiều chữ “Off” đứng trước. Nhiều kịch bản đương đại và cả vài
danh tác thế giới của Chekhop, Gogol… được sân khấu Off-Broadway chọn dựng. Còn
sân khấu Off-Off-Broadway dành cho những tên tuổi mới (nhất là khi bạn đến từ
một nước khác), những ý tưởng thể nghiệm; nó sẽ được thể hiện hết sức của bạn,
nếu bạn được lọt vào mắt xanh của những nhà sản xuất nơi đây.
Nguyễn
Phương: Chú được biết tác phẩm We Are (Chúng Tôi Là…), kịch bản và đạo diễn Minh
Ngọc được công diễn trên sân khấu Off-Off-Broadway từ ngày 18/3, kéo dài đến
26/3/2011. Vậy thì, làm sao Minh Ngọc lọt được vào mắt xanh của nhà sản xuất của
Off-Off-Broadway?
Minh Ngọc: Năm 2003, biết được vở Người Đàn Bà Thất Lạc của
tôi đã diễn ở Liên hoan Sân khấu Châu Á – Thái Bình Dương và đã thu hình trong
nước, bà Tisa, Giám đốc Nghệ Thuật của Nhà Hát Liên Á tại New York, mong kịch
mục có thêm vở đó; mãi đến năm 2008, chúng tôi mới thực hiện được điều này. Đêm
bế mạc, nhiều khán giả và đồng nghiệp tại New York cho biết mong đợi vở diễn thứ
hai của chúng tôi. Năm 2009, kịch bản Chúng Tôi Là… được Đại hội Phụ Nữ viết
kịch toàn thế giới chọn đọc tại Ấn Độ. Bà Tisa gửi nó đế Quỹ Bảo Trợ Văn Hóa của
New York và được chấp thuận. Chúng tôi cần hai năm để chuẩn bị. Tháng 3 và tháng
4/2011, vở này cùng một vở nữa của Derek Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, được
chọn công diễn trong chương trình mang tên Dự án Việt Nam 2. Tôi phải vượt qua
một số khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, đến độ có lúc tôi tưởng chừng đây là
vở kịch cuối cùng do mình dàn dựng, vậy nên tôi xin gởi lời cám ơn những bạn bè
đã và đang giúp tôi đủ can đảm đi hết đoạn đường còn lại cho cụm từ “sân khấu
Việt Nam” được đến với công chúng Mỹ.
Nguyễn Phương: Minh Ngọc tóm tắt
cho chú cốt chuyện kịch We Are…
Minh Ngọc: Dạ, chuyện như vầy: “Chúng Tôi
Là…” là câu chuyện của Nguyễn, một soạn giả trẻ lai Mỹ gốc Việt, muốn viết kịch
bản về Những Người Phụ Nữ Việt Nam như một cách tìm về nguồn cội của mình vì cậu
lạc mẹ ruột từ bé. Tìm về văn học Việt Nam, cậu thấy rung động trước khoảnh khắc
“Giết chồng rồi lại lấy chồng. Mặt nào mà lại sống trong cõi đời” khi Kiều vừa
khóc Từ Hải xong, lại phải “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”, bị Hồ Tôn Hiến
cưỡng bức rồi ép gả cho Thổ quan đến độ phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự
vẫn.
Khi tiếp xúc với những producer, họ chê chuyện xưa quá, Nguyễn chọn một
tin trên báo: cô Huỳnh Mai ở miền Tây lấy chồng bên Đại Hàn vì muốn giúp gia
đình, nhưng vì bất đồng ngôn ngữ nên bị chồng giết, trở về Việt Nam bằng tro bụi
trong hũ.
Producer chê chuyện buồn vì khán giả bây giờ chỉ muốn cười vui,
Nguyễn lấy chuyện một cô mẹ trẻ người Việt, sang Đài Loan đi ở mướn, vì giúp ông
chủ phục hồi ‘bản lĩnh đàn ông’ thì cô mới được phôn về nhà thăm con, nhưng lại
bị bà chủ thưa ra tòa vì tội quấy rối tình dục.
Câu chuyện đó cũng bị kiểm
duyệt cho là thô tục.
Trên đường đi kiếm nhà đầu tư, Nguyễn gặp một bà lấy
chồng Mỹ, về Việt Nam đầu tư trong lãnh vực phim khá thành công, nhưng cũng có
những nỗi buồn của người bị xem là ‘me Mỹ’ trong giai đoạn mới lập lại bang
giao.
Nguyễn về quê mẹ, định viết về lý do mẹ phải bỏ mình vào viện mồ côi,
thì chị gặp bà ngoại. Bà cho biết mẹ mới đi lấy chồng.
Cuối cùng, Nguyễn lại
về Mỹ, đành ghi chép lại khát vọng muốn làm nghề của một nữ nghệ sĩ Việt ở đất
khách, không kiếm ra khán giả, đành tự diễn cho chính mình xem.
Nguyễn
Phương: Vở “Chúng Tôi Là…” đề cập tới thân phận người phụ nữ Việt Nam, tại sao
Minh Ngọc lại chọn nhân vật Thúy Kiều để khởi đầu cho vở diễn?
Minh Ngọc:
Thoạt đầu khi viết, tôi xoáy vào thân phận phụ nữ, cùng với thân phận người nghệ
sĩ Việt Nam khi phải sống xa quê cha đất tổ. Nhưng sau buổi đọc kịch, khi chọn
ca khúc của Trịnh Công Sơn làm nhạc nối các mảnh đời, tôi chỉnh lại 2/5 kịch bản
để xoáy sâu vào nỗi cô đơn, sự ngộ nhận và thân phận cát bụi của con người nói
chung, nhất là những người Việt bị hoàn cảnh phải bứt khỏi gốc rễ của mình,
trong đó có tôi. Mở đầu vở diễn là hình ảnh Thúy Kiều trước khi tự tử, tôi muốn
cho khán giả được nghe tiếng kêu hay tiếng hát đoạn trường của người con gái tài
sắc, và trước khi khán giả ra về, tôi mong họ sẽ cùng hòa trong tiếng cười với
các nhân vật của tôi. Kiếp nhân sinh khởi đầu bằng tiếng khóc và mong sao, dứt
bởi một nụ cười thanh thản khi trở về.
Nguyễn Phương: Ngoài nhân vật Kiều
ra, vở kịch “Chúng Tôi Là….” còn có các vai: Người Vợ (chương 2), Bà Vú (chương
3), Bà Ngoại (chương 4), Thị Mầu (chương 5), và Diễm Quyên kết thúc. Xuyên suốt
cả vở kịch, tiếng nói của Minh Ngọc dành cho phụ nữ là gì?
Minh Ngọc: Đó là
chia sẻ. Trong câu chuyện thật, khi người vợ qua đời, những lá thư mới được tìm
thấy. Nhiều người tin là nếu người chồng được đọc và hiểu được tiếng Việt, chưa
chắc thảm kịch xảy ra. Đừng quên về mặt nào đó, hiện tại tôi đang cùng cảnh ngộ
với những phụ nữ Việt Nam xa xứ. Và trong quá khứ thì tôi luôn có sự ngộ nhận
làm bạn đồng hành. Tôi muốn những phụ nữ xa quê như chúng tôi tin được rằng
chúng tôi có thể cô đơn nhưng không cô độc. Ngay cả khi gieo mình xuống sông
Tiền Đường, ngay khi sắp phải nhận những nhát chém hư vô của người thân sát
mình, ngay cả khi sắp mất sạch tự do vì ngộ nhận, ngay cả khi chung quanh mình
không còn một ai, chúng tôi vẫn có thể ru mình: “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng
tuyệt vọng”. Tôi nhận ra chỉ cần đặt nhạc anh Sơn cùng những bài ca cải lương
vào đúng chỗ của nó trong kịch bản, chúng tôi có thể làm được điều
này.
Nguyễn Phương: Diễn viên vở kịch này gồm có những ai?
Minh Ngọc:
Lớp trích đoạn cải lương Thúy Kiều thì nữ nghệ sĩ tuồng cổ Ngọc Đáng thủ vai
Thúy Kiều, Leon Lê thủ vai Hà Tôn Yến và vai ông chủ Đài Loan; Minh Ngọc thủ vai
bà ngoại và vai nữ diễn viên sống ở Mỹ; Thái Hòa Lê thủ diễn vai Nguyễn; Chantal
Thủy thủ diễn vai Huỳnh Mai và vai cô thư ký hãng phim; Tienne Vũ thủ vai bà chủ
hãng phim và vai bà chủ Đài Loan. Vở “Chúng Tôi Là…” được diễn song
ngữ.
Khả năng diễn xuất của Minh Ngọc thừa để chinh phục khán giả của sân
khấu Off-Off-Broadway. Theo lời kể thì vở Chúng Tôi Là…, lấy hình thức hát cổ
truyền (hát bội hay cải lương), mượn chuyện cổ (Thúy Kiều, Hà Tôn Hiến), chuyện
xưa tích cũ để ám chỉ chuyện hôm nay. Vở Chúng Tôi Là… chưa thật sự nói lên được
thân phận người phụ nữ Việt Nam và của người nghệ sĩ Việt Nam ở xứ người như ý
mong muốn của tác giả Minh Ngọc. Tác giả không dám nói nguyên nhân của thảm cảnh
đó là do nhà cầm quyền (đang cai trị miền Nam) đã tạo nên số phận của những
người phụ nữ bị bán thân lấy chồng Đài Loan hay Đại Hàn để làm một thứ nô lệ
tình dục. Đó là một chuyện “nhạy cảm” (nói theo cách nói ở trong nước), và khi
không dẹp được cái nguyên nhân tạo ra thảm cảnh cho người phụ nữ Việt Nam thì
đời đời kiếp kiếp thân phận của người phụ nữ Việt Nam ở trong nước không thể
thay đổi cho khá được. Tuy tác giả đã sống định cư tại Hoa Kỳ tám năm rồi và đã
là công dân Hoa Kỳ nhưng tác giả còn đi đi về về Việt Nam nhiều lần nên tác giả
phải tự kiểm duyệt khi sáng tác để đi đúng theo định hướng chính trị của nhà cầm
quyền. Và khán giả Hoa Kỳ chắc cũng theo đường lối ngoại giao của chánh phủ Hoa
Kỳ, chuyện gì có lợi cho Hoa Kỳ thì khán giả Hoa Kỳ mới chú ý, tán thưởng, còn
ngoài ra họ không dám nghĩ đến số phận của người phụ nữ Việt Nam, không dám can
thiệp vào chuyện nội bộ của dân Việt Nam như cái thời của thập niên 50, 60, 70
của thế kỷ trước.
Vở Chúng Tôi Là… giống như chuyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ
Tùng Linh, mượn chuyện ma quái, hồ ly tinh để ám chỉ việc cai trị tàn bạo của
nhà Mãn Thanh đối với dân Trung Hoa bị trị ngày xưa…
Có nói cũng còn hơn
không!
Nguyễn Phương 2013
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc