09:24 PDT Thứ năm, 16/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 17946

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957586

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77992679

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

VŨ SƯ LƯU HỒNG: NGƯỜI SƯ PHỤ CỦA NGHỆ THUẬT CA VŨ DÂN TỘC VÀ NGHỆ SĨ MỸ PHƯƠNG

Đăng lúc: Chủ nhật - 20/12/2015 14:53 - Đã xem: 5229
Vũ sư Lưu Hồng & Mỹ Phương

Vũ sư Lưu Hồng & Mỹ Phương

Tháng 11 tuần này, sẽ tròn đúng ba năm giỗ của cố vũ sư Lưu Hồng, người thầy của bộ môn ca múa vũ nghệ thuật dân tộc Việt. Có lẽ, ông là một trong những nhân tài của nghệ thuật Việt Nam trong ngành múa. Không chỉ riêng ông, mà cả gia đình của ông cũng là những nghệ sĩ đa tài của bộ môn ca vũ này trong suốt hai thập niên dài tại miền nam Việt Nam. Ông ra đi, tuy đã ngừng sinh hoạt văn nghệ, nhưng vẫn để lại nhiều thương tiếc trong giới nghệ sĩ. Nghệ thuật Việt Nam cũng tiếc thương một người tài hoa. Vũ Sư Lưu Hồng đã là một người Thầy của nghệ thuật ca vũ, và học trò của ông đã có nhiều nghệ sĩ nổi danh sau này.

(Báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 42 phát hành ngày thứ sáu 27 tháng 11 năm 2015)

Ảnh vũ sư Lưu Hồng và vợ, nghệ sĩ Mỹ Phương trên bìa tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 42 phát hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.

SỰ NGHIỆP VŨ SƯ LƯU HỒNG

Tháng 11 tuần này, sẽ tròn đúng ba năm giỗ của cố vũ sư Lưu Hồng, người thầy của bộ môn ca múa vũ nghệ thuật dân tộc Việt. Có lẽ, ông là một trong những nhân tài của nghệ thuật Việt Nam trong ngành múa. Không chỉ riêng ông, mà cả gia đình của ông cũng là những nghệ sĩ đa tài của bộ môn ca vũ này trong suốt hai thập niên dài tại miền nam Việt Nam. Ông ra đi, tuy đã ngừng sinh hoạt văn nghệ, nhưng vẫn để lại nhiều thương tiếc trong giới nghệ sĩ. Nghệ thuật Việt Nam cũng tiếc thương một người tài hoa. Vũ Sư Lưu Hồng đã là một người Thầy của nghệ thuật ca vũ, và học trò của ông đã có nhiều nghệ sĩ nổi danh sau này.

Vũ Sư Lưu Hồng

Những người trẻ hơn, khán giả của thế hệ sinh trưởng từ thập niên 90 về sau, ít biết hơn về cái tên Vũ Sư Lưu Hồng hay đoàn ca vũ nhạc của ông, nhưng những ai đã sống và lớn lên với Sài Gòn trước 1975 nói riêng, và tại miền nam nước Việt nói chung, thì Lưu Hồng là người đã tô thắm sắc nét đậm đà phong phú cho nghệ thuật ca vũ nhạc dân tộc Việt. Trong một cơ hội được tiếp xúc với phu nhân của ông, nghệ sĩ Mỹ Phương, chúng tôi có hân hạnh được biết thêm nhiều về hành trình một đời vì nghệ thuật của vũ sư Lưu Hồng, cũng như hạnh phúc đã có nhau một đời của ông bà.

Mỹ Phương, Lưu Hồng ở Moulin Rouge, 1964

Vũ Sư Lưu Hồng sinh trong giấy tờ là năm 1933 nhưng tuổi thật của Ông là Giáp Tuất. Ông bước vào nghệ thuật múa từ lúc còn rất nhỏ, rất trẻ. Ông và gia đình có một giòng máu nghệ thuật trong người, là những người có tên tuổi trong làng văn nghệ nước Việt. Những anh em của Vũ Sư Lưu Hồng, còn có ông anh ruột, nghệ sĩ Lưu Huỳnh, một tay trống nổi tiếng của các phòng trà ca nhạc Sài Gòn thời xa xưa đó (thân phụ ca sĩ Mỹ Lan), trong khi người em Lưu Bình là một tay trống của ban nhạc danh tiếng Shotguns. Hơn thế nữa, đoàn vũ của gia đình họ Lưu đã từng được vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam là Vua Bảo Đại triệu vào cung để trình diễn. Đoàn đã đi diễn khắp nước Việt Nam. Nhưng nói riêng về người vũ sư Lưu Hồng mà Sài Gòn đã một thời hào quang tên tuổi ông, và ngay cả quốc tế cũng đã biết đến ông rất nhiều với sự ngưỡng mộ. Lưu Hồng phải là một nhân tài của nghệ thuật Việt Nam. Giống như một nhạc sĩ để lại đời hàng trăm ca khúc bất hủ trong âm nhạc, còn Lưu Hồng để lại cho nghệ thuật dân tộc hàng trăm vũ khúc, vũ điệu với nhiều hình ảnh không gian và thời gian khác nhau. Ông là người có óc sáng tạo, biết tạo dựng sân khấu những hình ảnh mới lại, thích thú, lôi cuốn người xem. Những vũ khúc đi kèm với âm nhạc hay được dựng nên trong một kịch bản khéo léo. Thập niên 1950, mọi người thường biết đến nhiều tên đoàn vũ Lưu Hồng - Mỹ An, trong đó có nghệ sĩ tên tuổi thời đó là Bạch Yến. Thời này, âm nhạc Việt Nam còn nhiều sắc thái hình ảnh dân tộc cổ truyền. Vũ múa dân tộc đi đôi với ca nhạc được thịnh hành. Đoàn vũ Lưu Hồng - Mỹ An như tên một người nghệ sĩ siêu sao của thời buổi, đi đến đâu cũng thu hút khán giả và thành công nhiệt liệt.

Vũ Bộ Mỹ An năm 1953-54 với Lưu Hồng, Lưu Huyền, Lưu Bình, Mỹ An (Đoàn Gió Nam)

Thời kỳ Việt Nam xảy ra những lần nội biến binh lửa, năm 1964, Lưu Hồng đã lập đoàn múa Moulin Rouge, tiền thân của đoàn Lưu Hồng ngày sau. Nhưng Lưu Hồng đã xây dựng sự nghiệp nghệ thuật của mình, khi ông tiếp tục có những sáng tạo mới trên sân khấu vào những năm thập niên 70. Hình ảnh của những vũ khúc sân khấu ca nhạc kịch thường được khách Sài Gòn thưởng lãm ở nhà hàng ca vũ nhạc Maxim, hay trên sân khấu truyền hình Việt Nam đài số 9 với chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Những nét đặc sắc mà Lưu Hồng đạo diễn dàn dựng cho sân khấu, những sáng tạo vũ điệu màu sắc dân tộc đã là một phần chính cho sự thành công của các chương trình văn nghệ Hoàng Thi Thơ tại Maxim hay trên truyền hình hay cả những lần lưu diễn ở nước ngoài. Không có nhiều vũ sư nghệ thuật dân tộc để lại dấu ấn trong sinh hoạt của âm nhạc, nhưng Lưu Hồng là một tên tuổi mà nhiều nghệ sĩ đã phải đồng ý trân trọng ông như một ngôi sao trên sân khấu văn nghệ, thời kỳ huy hoàng nhất là những năm của thập niên 1960 đến 1975.

Gặp Gỡ Người Duyên Phận Trăm Năm

Ảnh chụp vũ sư Lưu Hồng và Mỹ Phương ngày 20 tháng 1 năm 1961, cuối năm đó cả 2 thành hôn vào ngày 17 tháng 11.

Năm 1959-1960, vũ sư Lưu Hồng gặp một cô gái học sinh rất đẹp, tên Phan Mỹ Phương. Cô thiếu nữ này, lúc đó chỉ mới 15-16 tuổi, đam mê ca hát nên đi tìm một cơ hội để bước lên sân khấu nghệ thuật. Mỹ Phương gặp gỡ nhạc sĩ Ngọc Sơn, một nhạc sĩ trẻ đã có tiếng lúc đó. Từ nhạc sĩ Ngọc Sơn, cô gái Mỹ Phương được giới thiệu đến đoàn vũ nghệ thuật Lưu Hồng - Mỹ An. Thật ra, ban đầu Mỹ Phương muốn bước vào nghệ thuật bằng tiếng hát. Cô đã từng được nhạc sĩ Trường Hải huấn luyện để hát. Nhưng duyên số nghệ thuật, đã khiến Mỹ Phương nổi danh trên sân khấu múa. Vũ sư Lưu Hồng và Mỹ Phương gặp nhau, nẩy nở tình cảm thương mến cho nhau. Mỹ Phương gia nhập vào đoàn, trở thành một bông hoa mới được nhiều chú ý bởi nhan sắc và tài năng của cô. Để có thể được tự do theo đoàn đi lưu diễn khắp các tỉnh, miền của đất nước, Mỹ Phương chấp nhận yêu cầu của gia đình là kết hôn với vũ sư Lưu Hồng. Nếu không, thì với tuổi con gái còn quá trẻ, cha mẹ cô không yên tâm cho phép con gái mình đi theo đoàn múa một mình như thế. Năm 1960 đó, chỉ sau thời gian rất ngắn gặp gỡ, Lưu Hồng và Mỹ Phương đã kết hôn với nhau một năm sau đó, ngày 17 tháng 11 năm 1961..

Từ trái: Nghệ sĩ Vân Hùng, cô dâu Mỹ Phương, chú rể Lưu Hồng, nghệ sĩ Bích Sơn trong tiệc cưới ngày 17 tháng 11 năm 1961
Từ trái: Nghệ sĩ Vân Hùng, cô dâu Mỹ Phương, chú rể Lưu Hồng, nghệ sĩ Bích Sơn trong tiệc cưới ngày 17 tháng 11 năm 1961

Hai người bắt đầu cho một giai đoạn mới của đoàn vũ. Sau khi nghệ sĩ Mỹ Dung và nghệ sĩ Bạch Yến rời khỏi đoàn, và nghệ sĩ Mỹ An đi lấy chồng, thì đoàn vũ mang tên hai vợ chồng Lưu Hồng - Mỹ Phương. Đôi vợ chồng uyên ương này đã sống với nhau rất hạnh phúc, bền vững suốt hơn 52 năm, kể cả những lần phải trải qua những cuộc bể dâu của đất nước. Họ có với nhau 2 người con, một trai một gái. Cô con gái lớn chính là ca sĩ Ý Nhi nổi tiếng trong thập niên 90 tại hải ngoại, từng là ngôi sao sáng trên sân khấu của các video ca nhạc của trung tâm Thúy Nga. Người con rể là ca sĩ Kenny Thái. Cả đôi vợ chồng nghệ sĩ trẻ này cũng theo gương hạnh phúc bền vững gắn bó của cha mẹ, luôn có hợp không lần tan. Trong một bài viết trước đây cũng trên trang báo này, người viết chúng tôi đã viết về cô ca sĩ Ý Nhi cũng như cuộc tình trăm năm cùng với ca sĩ Kenny Thái. Còn người con trai của Lưu Hồng - Mỹ Phương là Lưu Chí Minh.

Gia đình Ý Nhi và Kenny Thái

Sự Thành Công Của Vũ Sư Lưu Hồng

Sánh đôi với nhau, Lưu Hồng và Mỹ Phương cùng đoàn vũ Lưu Hồng làm sáng tỏa vườn hoa nghệ thuật dân tộc với nhiều màn ca vũ hay vũ kịch rất xuất sắc, nổi tiếng. Mỹ Phương như một cô đào chính của đoàn, luôn nổi bật những lần trình diễn. Nhưng nhiều ngôi sao sáng, phải gọi là siêu sao của sân khấu kịch nghệ điện ảnh Việt Nam đã xuất thân từ đoàn vũ Lưu Hồng - Mỹ Phương, đã là học trò của vũ sư Lưu Hồng, trong đó có các tài tử Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương. Nhiều màn vũ vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay, khi nhiều hội đoàn trẻ hay các đoàn vũ ở hải ngoại đã vẫn dùng lại những điệu múa đó trong các chương trình sinh hoạt trong cộng đồng Việt hải ngoại. Một trong những kịch bản thành công có tiếng vang của Lưu Hồng chỉ đạo, là nhạc kịch "Tấm Cám" với nghệ sĩ Kim Cương, được trình diễn trong một đại nhạc hội của người nghệ sĩ này. Nghệ sĩ Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng cũng nhiều lần tham gia các nhạc kịch tại Maxim. Khách văn nghệ Sài Gòn vẫn còn nhớ sân khấu Maxim với nhiều khuôn mặt nghệ sĩ nổi tiếng khác đã nhảy múa theo sự đạo diễn sân khấu của vũ sư Lưu Hồng, như Ngọc Phu, Tuyết Minh...

Từ trái sang phải: Ngọc Phu, Tuyết Minh, Lưu Hồng, Mỹ Phương trong một màn vũ tại Club Moulin Rouge năm 1964

Nhận lời hợp tác chính thức với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, người luôn đánh giá cao nghệ thuật múa vũ điệu dân tộc và tôn trọng tài năng của Lưu Hồng, gia đình Lưu Hồng - Mỹ Phương cùng các nghệ sĩ, học trò của ông sinh hoạt thường xuyên tại nhà hàng Maxim, một nơi chốn nổi tiếng quen thuộc cho dân Sài Gòn có tiền và người yêu văn nghệ. Sau này gọi là đoàn vũ Maxim. Nhà hàng Maxim này của thương gia Huỳnh Đạo Nghĩa, người được biết là chủ nhân của công ty kem đánh răng Hynos Sài Gòn nổi tiếng ngày xưa. Thời đầu thập niên 70, có nhiều trường phái về múa vũ. Nổi tiếng tại Sài Gòn có các trường dạy của vũ sư Ánh Tuyết (thân mẫu của ca sĩ Nguyễn Hưng ngày nay), hay vũ sư Nguyễn Thống, hay sư Thanh Xuân.. mỗi vũ sư như một trường phái riêng, nét hay riêng, thể điệu riêng, sắc thái riêng. Nhưng với vũ sư Lưu Hồng là vũ dân tộc trong những kịch bản của ca nhạc thời trang. Nổi tiếng như là một dấu ấn của tên tuổi Lưu Hồng, đoàn nghệ thuật của ông còn được biết với cái tên Vũ Bộ Lưu Bình Hồng. Đoàn vũ Maxim có 12 nữ vũ công chính, tất cả đều đẹp và múa tuyệt vời. Họ đã được mời lên đài truyền hình góp mặt thường xuyên các chương trình ca nhạc Hoàng Thi Thơ, đi lưu diễn khắp các tỉnh thành nhất là đi trình diễn cho các tiền đồng mặt trận cho lính, khi thời đó chiến tranh đang rực đỏ lửa đạn nơi nơi. Đoàn vũ Maxim có một lần gây xôn xao tin tức trên báo chí và giới văn nghệ với cái chết của một nữ vũ công có tiếng là cô Kim Lệ Thi (em gái của nghệ sĩ Kim Xuân). Sau cái chết bất ngờ của Kim Lệ Thi, đoàn vũ chỉ còn 11 người, vẫn tiếp tục sinh hoạt. Nhưng nhiều biến cố xảy ra trong đoàn hay lúc trên sân khấu hay khi ở hậu trường, khiến mọi người trong đoàn nghĩ rằng hồn ma của cô đào này về phá. Mọi người phải lập bàn thờ, vía tránh những tai nạn nghề nghiệp đã xảy. Trong số các vũ công của đoàn Maxim về sau, có nhiều nghệ sĩ học trò của vũ sư Lưu Hồng nay đã định cư tại Hoa Kỳ, như nghệ sĩ Cát Phương, Kỷ Phương (em gái ca sĩ Phương Hồng Quế).. Bên cạnh các sân khấu tại Sài Gòn, người thầy của bộ môn nghệ thuật ca múa vũ dân tộc này cũng được mời tham gia chỉ đạo nghệ thuật trong nhiều cuốn phim như phim "Người Yêu Cuối Cùng" của đạo diễn Nguyễn Long (quá cố) nhưng chưa kịp trình chiếu thì Sài Gòn đổi chủ. Lưu Hồng còn được sự quý trọng từ nhà lãnh đạo quốc gia, khi có lần ông đã được mời trình diễn tại dinh độc lập với lời mời của tổng thống Ngô Đình Diệm và ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu, vào năm 1962.

LƯU DIỄN KHẮP MIỀN ĐẤT NƯỚC

Mỹ Phương hát tiếng Hoa, vũ Hawaii tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn 1973-1974
Mỹ Phương trong màn vũ Kinh Chiều 1972

Hai thập niên từ 1960 cho đến ngày biến cố 30 tháng 04 năm 1975, đoàn vũ Lưu Hồng có mặt khắp nơi trên đất nước miền nam. Thời đó đất nước đang chinh chiến, đoàn vũ của Lưu Hồng và Mỹ Phương tham gia văn nghệ để ủng hộ khích lệ tinh thần những binh sĩ chiến đấu của miền nam. Cùng với các đơn vị văn nghệ của quân đội như Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, Đoàn Văn Nghệ Hoa Tình Thương,.. những nghệ sĩ của đoàn vũ Lưu Hồng cũng được mời đến trình diễn cho lính xem. Có khi trình diễn ngay lúc chiến trường đang đạn pháo tơi bời. Có những kỹ niệm đáng nhớ vẫn còn đọng đầy trong tâm tưởng của nghệ sĩ Mỹ Phương hôm nay, khi nhắc lại thời gian đó. Cô nhớ những lần nghệ sĩ đi diễn đến tiền đồn mặt trận bằng những chuyến bay chở lính, chở súng đạn... khi trở về có lúc phải ngồi cùng chuyến bay chở những quan tài thi thể những chiến sĩ vừa nằm xuống ở mặt trận trở về Sài Gòn... vui có, sợ hãi có, ngậm ngùi có. Đời nghệ sĩ của những nghệ sĩ miền nam thời chiến tranh, cũng đã phải có những lần gắn bó với chiến trường như một người lính chiến. Họ trình diễn trong hầm trú đạn, hay trình diễn giữa đồi núi gió lộng thênh thang mùi tanh của máu người hay mùi khói của súng đạn. Nhưng nhìn những người lính, những nghệ sĩ lúc đó thấy mình vui. Mỹ Phương và bạn bè nghệ sĩ trong đoàn vũ Lưu Hồng thấy lòng nhen nhúm những niềm vui khi dành cho lính những giờ phút văn nghệ để quên vài phút những tiếng súng đạn. Nhưng nghệ sĩ Mỹ Phương vẫn còn nhớ luôn sự tri ân, quý mến của những chiến sĩ với người nghệ sĩ. Họ đón tiếp, tiếp đãi chân tình với những nghệ sĩ. Như một lần ăn cháo gà ngay căn cứ ở chiến trường, do tướng Lý Tòng Bá lúc đó thiết đãi những nghệ sĩ. Cho nên, dù đi hát các tỉnh thành ở những chuyến lưu diễn thuần túy văn nghệ cho khán giả, hay đi hát cho lính, hành trình những chuyến đi của đoàn vũ Lưu Hồng luôn có nhiều kỹ niệm mà chính Mỹ Phương đến ngày hôm nay vẫn giữ gìn trong tim óc một cách trân quý.

Những Lần Mang Chuông Vang Tiếng Xứ Người

Từ trái sang phải: Thúy Nga (thứ 2), Kim Xuân (người thứ 4), Hoàng Thi Thơ (thứ 5), Thu Thủy (thứ 6), Lưu Hồng (thứ 7), Kim Thu (thứ 8), Vân Sơn AVT (thứ 9), Cao Thái (thứ 10) ở Pháp năm 1968

Vũ Sư Lưu Hồng thì ngay từ đầu thập niên 60, ông đã được những lần vinh dự mang chuông đi đánh tiếng xứ người. Ông đã từng được bà Ngô Đình Như mời tham gia phái đoàn văn nghệ đi trình diễn ở nước ngoài. Có lần, đoàn văn nghệ Việt Nam do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đứng đầu, đã được gửi đi trình diễn ở Hong Kong, ở nước Nhật. Trong đó có gia đình Lưu Hồng - Mỹ Phương, và tài tử Thẩm Thúy Hằng. Đến năm 1967 thì vũ sư Lưu Hồng lại tháp tùng một chuyến lưu diễn với đoàn văn nghệ Việt Nam cũng do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dẫn đoàn, tại Pháp. Chuyến đi này thì riêng Mỹ Phương không tham gia được, khi cô đang mang thai người con trai. Năm 1970, thì đoàn văn nghệ Việt Nam lại trình diễn ở thành phố Osaka, nước Nhật, nhưng có Mỹ Phương tham gia. Một lần khác, Lưu Hồng và Mỹ Phương cùng với các nghệ sĩ Lưu Bình, Mỹ Dung, Vân Sơn, Tuyết Minh, được gửi đi Singapore với tư cách nhóm nghệ sĩ trong phái đoàn đại diện cho Air Việt Nam lúc đó. Đó là những vinh dự hiếm quý của người nghệ sĩ khi được quốc gia tuyển chọn để đại diện văn hóa dân tộc mình đi sang nước người trình diễn. Lưu Hồng và Mỹ Phương luôn có nhiều những niềm vinh dự hiếm quý đó. Không phải chỉ là một cơ hội đi du lịch nước ngoài cho biết, nhưng niềm vui nhất là được mang màu áo dân tộc phô trương một sắc thái đẹp cho văn hóa nước nhà với người ngoại quốc.

Chuyến Lưu Diễn Cuối Cùng Ở Nhật Bản - Lần Chia Tay Tạm Biệt

Từ trái: Thúy Nga, Mộng Ngọc, Mỹ Hoa, Mỹ Phượng, Mỹ Phương, Cát Phương, Minh Thư, Mỹ Hà, ông bà Diệp Bảo Tân, Trần Văn Trạch; hàng dưới: Lưu Hồng, Hoàng Thi Thơ, Minh Phương, Văn Cường; trước khi đi Nhật tháng 3/1975, chụp trước vũ trường Maxim’s

Tuy vẫn thường gắn bó bên nhau những chuyến đi trình diễn khắp nước hay lưu diễn quê người, nhưng đã có lần vợ chồng nghệ sĩ Lưu Hồng và Mỹ Phương tưởng mất nhau, khi biến cố 30 tháng 04 năm 1975 xảy ra mà Mỹ Phương đang ở Đông Kinh Nhật Bản, còn Lưu Hồng đang còn ở Sài Gòn. Đó là câu chuyện của một chuyến đi văn nghệ lưu diễn của nhóm nghệ sĩ múa do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dẫn đầu , đến nước Nhật theo lời mời của một công ty nghệ thuật tại đây. Chuyến đi có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thời đó như ca sĩ Thúy Nga (phu nhân nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ), Vân Cường, Mỹ Lan, Mỹ Phượng, Mỹ Hà, Minh Phương, Mộng Ngọc, Minh Thư (vợ của Minh Phương), Mỹ Hoa, Cát Phương...

Từ trái sang phải: Cát Phương, Mộng Ngọc, Mỹ Phương, Thúy Nga, Minh Thu chuyến đi trình diễn tại Nhật tháng 3 năm 1975 với hợp đồng 6 tháng

Chương trình dự trù kéo dài 6 tháng lưu diễn khắp nơi nước Nhật theo hợp đồng với công ty mời tại bản xứ. Bắt đầu từ tháng 03 năm 1975. Nhưng bất ngời, cuộc chiến thay đổi tại miền nam, ngày 30 tháng 04 xảy đến. Những nghệ sĩ trong chuyến đi này đành kẹt lại tại nước Nhật, như những người không có giấy tờ hợp pháp, vì quốc gia vừa mất nên giá trị giấy thông hành của miền nam VNCH cũng không còn tại đây. Sứ quán Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật bị đóng cửa vì sự thay đổi chính phủ lúc đó. Bang giao Nhật - Việt chưa chính thức tái lập nên chưa có sứ quán mới đại diện. Những người Việt Nam, nhất là đoàn nghệ sĩ này, tự nhiên trở thành những di dân bất hợp pháp, tạm thời được cư trú tại Nhật nhưng cứ sáu tháng phải xin lại gia hạn visa cư trú. Vũ Sư Lưu Hồng không tháp tùng đoàn vào tháng 3 năm đó, dự trù sẽ bay sang Nhật sau đó vài tháng vì chương trình lưu diễn tưởng còn kéo dài đến sáu tháng. Cho nên, bất ngờ mà Lưu Hồng và Mỹ Phương bị chia cách nhau. Lưu Hồng còn lại Sài Gòn với 2 người con nhỏ là Ý Nhi (tên thật lúc đó là Lưu Huỳnh Châu) và Lưu Chí Minh. Gia đình chồng, vợ vì thời cuộc đất nước bất ngờ đổi thay, mà nghìn trùng xa cách nhau. Ban đầu, tưởng đã vĩnh viễn mất nhau, vì không ai biết thời cuộc sẽ thế nào sắp tới.

Gia Đình Đoàn Viên Tại Nước Nhật

Tại Nhật, vài nghệ sĩ tìm đường thoát qua nước khác tìm quy chế tỵ nạn để được định cư tại Mỹ hay nước khác ở Âu Châu. Có người may mắn đoàn tụ với người thân chồng vợ đã ra khỏi Việt Nam tỵ nạn tại các quốc gia thứ ba. Còn lại nhiều nghệ sĩ, cũng như với gia đình của Mỹ Phương, ở lại Nhật mưu sống bằng nhiều cách rất kham khổ. Họ làm việc cho nhà hàng, nấu bếp, những công việc lao động mà tư cách người nghệ sĩ chưa bao giờ có kinh nghiệm trong cuộc đời trước đó. Ở phương xa nước Nhật, cô Mỹ Phương đã làm lụng cực khổ chắt chiu tiền bạc gửi về cho chồng, con. Ở quê nhà, vũ sư Lưu Hồng cũng mưu tìm đường thoát khỏi Việt Nam. Cho dù Mỹ Phương đã nhiều lần khuyên chồng đừng nên vượt biển, khi cô thấy nhiều thảm cảnh xảy ra trên biển đông làm cô vô cùng lo sợ nghĩ đến chồng, con sẽ liều lĩnh tìm đường thoát ra biển đông. Cô gửi tiền, gửi quà về cho chồng, con.. nhưng lén lúc dấu những món tiền nhỏ trong các món quà. Bằng đủ cách khéo léo nhưng chỉ cầu may để đừng bị hải quan trong nước Việt Nam phát giác. Cầu may được ứng, nên mọi lần tiền dấu gửi về đều đến tay chồng. Vũ sư Lưu Hồng dành dụm tiền, mua chuộc một cơ hội lên thuyền nhỏ vượt biển cùng hai con. Chuyến vượt biển an lành, cha con Lưu Hồng đến tại tỵ nạn Pulau Bidong vào năm 1979. Ra đi hai bàn tay trắng, nhưng là một người có tiếng tại Việt Nam trước đó, có nhiều quen biết, nên ông được nhiều người giúp đỡ. Tại đây, ông xin tiếp xúc với phái đoàn chính phủ Nhật để xin được đoàn tụ với vợ Mỹ Phương. Họ tái ngộ tại nước Nhật chỉ sau 2 tháng tạm cư ở đảo Bidong. Sang đến Nhật, vất vả làm ăn nhưng vui mừng hạnh phúc gia đình đoàn tụ. Sau một thời gian, với con gái Ý Nhi và con trai Chí Minh đều lớn lên đi học tại Nhật. Cộng đồng người Việt tại Nhật những năm 1980, 1981 bắt đầu thành hình và đông hơn. Mang giòng máu nghệ thuật, nên Vũ Sư Lưu Hồng không chần chừ tạo cơ hội lập một đoàn múa. Trong nhóm ngoài vợ chồng vũ sư Lưu Hồng - Mỹ Phương, còn có vũ sư Văn Cường là em trai của Mỹ Phương, có Kiền chơi trống cũng là em trai Mỹ Phương, có cô Mi cũng là em em gái Mỹ Phương chuyên múa, có cậu Nhi người em trai út Mỹ Phương, và Ỳ Nhi tức Lưu Huỳnh Châu là ca sĩ.

Lưu Huỳnh Châu (tức ca sĩ Ý Nhi sau này) trở thành ca sĩ trẻ tại Nhật và khi sang Mỹ cộng tác với Trung Tâm Thúy Nga và một số hãng băng nhạc khác

 

Ý Nhi trong chuyến đi Pháp thu hình Paris Ny Night đầu tiên tháng 10 năm 1991. Từ trái: Don Hồ, 1 thân hữu, Phương Khanh, Ý Nhi, Trần Quốc Bảo trước nhà thờ Đức Bà Notre Dame

Gia đình tham gia hội nhập với cộng đồng người Việt tại Nhật. Vũ sư Lưu Hồng mang kiến thức và nghệ thuật của mình giúp cộng đồng với những sinh hoạt văn nghệ. Gia đình lập một đoàn vũ nhỏ, giới hạn cho cộng đồng Việt, nhưng lại gây được tiếng vang nên các cộng đồng người bản xứ cũng hoan nghênh mời trình diễn.

Định Cư Cuối Đời Tại Nước Mỹ

Gia đình Lưu Hồng - Mỹ Phương sang Mỹ định cư từ năm 1988. Bắt đầu cơ hội cho các con của hai người nhiều hơn là cho chính họ. Tại nước Mỹ, con gái Ý Nhi đã có cơ hội trở thành một ngôi sao trẻ trong làng nhạc Việt suốt nhiều năm cho đến khi cô ngưng hát vào giữa thập niên 2000. Nhưng chính vũ sư Lưu Hồng cũng không ngừng truyền đạt kiến thức của mình cho những người yêu nghệ thuật, yêu múa vũ. Vũ sư Lưu Hồng tiếp tục vai trò chỉ đạo, cố vấn cho nhiều chương trình âm nhạc múa vũ nghệ thuật dân tộc. Ông sinh hoạt với nhiều hội đoàn văn hóa, trong đó ông đã hợp tác với đoàn văn nghệ dân tộc Lạc Hồng, trong vai trò cố vấn. Ngày nay ai cũng biết những chương trình rất giá trị dân tộc tính được trình diễn bởi đoàn văn nghệ ca múa vũ Lạc Hồng, của giáo sư Nguyễn thị Mai và giáo sư Nguyễn Châu. Vũ sư cũng đã giúp cố vấn cho đoàn vũ của chùa Lâm Tỳ Ni và Long Hoa tại Long Beach. Ông để lại nhiều công trình nghệ thuật mà các đoàn vũ trên đến nay vẫn còn sử dụng nhiều vũ khúc, vũ điệu do ông sáng tạo. Nhiều lần, Lưu Hồng cũng đã cộng tác với vai trò cố vấn nghệ thuật cho các chương trình âm nhạc của trung tâm Thúy Nga và nhiều trung tâm văn nghệ khác.

Đoàn vũ Lạc Hồng tại Hoa Kỳ, vũ sư Lưu Hồng đứng giữa, bên phải là cháu ngoại của ông (con gái Ý Nhi)

Riêng Mỹ Phương thì từ khi sang Mỹ, cô chỉ lo việc gia đình nội trợ nhiều hơn, không tiếp tục vai trò người nghệ sĩ nữa. Hiện người nghệ sĩ này đang sống tại quận Cam, miền nam California. Đến cuối tháng 11 năm 2012, vũ sư Lưu Hồng qua đời vì bệnh, ông thọ 80 tuổi. Ngày lễ an táng của ông, đông đảo nghệ sĩ xưa và này đã đến viếng thăm và tiễn đưa. Lưu Hồng đã là cái tên của một vì sao rất sáng trên sân khấu nghệ thuật Việt Nam, từ những ngày trong nước cho đến hải ngoại. Ông đã là một bậc sư phụ của nghệ thuật múa dân tộc Việt suốt bốn thập niên, từ nền đệ nhất cộng hòa miền nam cho đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại (Mỹ, Nhật). Tên tuổi đó, Lưu Hồng, thật xứng đáng để thế giới nghệ sĩ người Việt trong thế hệ ông vẫn luôn ghi nhớ. Hồ Văn Xuân Nhi

VŨ SƯ LƯU HỒNG - 3 NĂM HỒI TƯỞNG MỘT VẦNG TRĂNG ĐÃ KHUẤT

Trần Quốc Bảo

Vũ Sư Lưu Hồng sinh ngày 15 tháng 3 năm 1933. Ông xuất thân từ một gia đình có truyền thống nghề vũ, múa dân tộc. Thời niên thiếu, ông và các anh chị em đã cùng nhau học vũ và thành lập một ban múa vũ dân tộc để trình diễn ở nhiều nơi trong nước Việt Nam. Ban vũ của gia đình ông đã du hành trình diễn khắp nơi các nhà hát từ Sài Gòn ra đến Hà Nội cùng với những ca nhạc sĩ và các diễn viên nổi tiếng trong nước.

Mỹ Phương – Lưu Hồng đi Nhật năm 1962 trong Đoàn Văn Nghệ Việt Nam

Năm 1944, Hoàng Đế Bảo Đại, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn nước Việt Nam, đã mời ban vũ gia đình Lưu Hồng đến trình diễn trong Hoàng Cung. Sau năm 1955, vũ sư Lưu Hồng và ban vũ của ông đã lưu diễn nhiều nơi khắp miền nam Việt Nam. Cuối năm 1959, đầu 1960, Ông gặp được nghệ sĩ Mỹ Phương, hai trái tim cùng rung lên những nhịp đập tình cảm chân thành tha thiết, và đến ngày 17 tháng 11 năm 1961 cả hai đã kết hôn. Năm 1964, vũ sư Lưu Hồng và vũ sư Lưu Bình thành lập một đoàn vũ Moulin Rouge sau này nổi tiếng và đổi tên thành đoàn vũ Lưu Hồng. Đoàn vũ này đã được đại diện nước Việt Nam để tham dự các cuộc liên hoan múa Châu Á tổ chức tại Tân Gia Ba cùng với nhiều đoàn múa nổi tiếng trong vùng.

 
Từ trái qua: Vân Cường, Minh Ngọc, một nam vũ công, Hoàng Thi Thơ, Minh Phương, Phát Giàu, Hoàng Long; hàng trên: Mỹ Thanh, Mộng Ngọc, Mỹ Phương, Lưu Hồng, Mỹ Hồng, Kim Toàn quay phim một màn múa trong Sở Thú 1970-71

Năm 1967, vũ sư Lưu Hồng thành lập đoàn vũ Maxim, rất nổi tiếng thành công được đón nhận khắp nơi trong nước và Sài Gòn. Thời gian đó, vũ sư Lưu Hồng đã được giao trọng trách lãnh đạo các phái đoàn nghệ thuật múa đại diện nước Việt Nam để tham dự các liên hoan ca vũ quốc tế tổ chức tại Hong Kong, Nhật Bản, Pháp Quốc, Moronco, Châu Phi. Năm 1975, Vũ Sư Lưu Hồng rời Việt Nam định cư tại Nhật Bản, sau đó thì sang Mỹ định cư. Từ đó, ông đã đóng góp vào nhiều chương trình ca vũ nhạc của người Việt tại hải ngoại, huấn luyện các thế hệ vũ công trẻ, và là một chuyên viên cố vấn về múa, vũ cho nhiều chương trình ca vũ nhạc thu hình. Vũ sư Lưu Hồng cũng đã dành nhiều thời gian của mình để đóng góp vào công tác xây dựng đoàn múa gia đình phật tử Lâm Tỳ Ni và Long Hoa. Thời gian về sau gần đây, Vũ Sư Lưu Hồng cho tổ chức lại đoàn vũ Maxim phối hợp cùng với trung tâm văn hóa nghệ thuật Lạc Hồng để huấn luyện phát huy nghệ thuật múa dân tộc qua âm nhạc Việt cho các thế hệ trẻ để phát huy văn hóa và nghệ thuật người Việt tại nước Mỹ. Vũ sư Lưu Hồng và nghệ sĩ Mỹ Phương có tất cả 2 người con. Cô con gái lớn tên Lưu Huỳnh Châu sinh năm 1966 (về sau cô đi hát tại Hoa Kỳ có nghệ danh là Ý Nhi và đã lập gia đình với nam ca sĩ Kenny Thái) và 1 cậu con trai tên Lưu Chí Minh, sinh năm 1969. Vài năm cuối cùng, cơn bệnh viêm phổi (COPD và Dementia) cùng với chứng bịnh Alzheimer đã khiến sức khỏe Ông càng lúc càng suy giảm và tháng 7 năm 2012, Ông đã được đưa vào một nursing home gần nhà để có đầy đủ phương tiện chăm lo Ông hơn. Các học trò cũ của vũ đoàn Maxim vẫn thường xuyên gọi Cô hoặc ghé thăm thầy.

Trước 2 tuần Ông mất, một nhóm nghệ sĩ với 2 chị em Xuân Trang - Cát Phương cùng với Thùy Linh, Ánh Hoa, Trần Quốc Bảo đã từ xa về ghé thăm người thầy cũ. Hình ảnh cô Mỹ Phương, luôn túc trực chăm sóc Ông những ngày cuối đời đã rất cảm động, như những lời thơ của một thi sĩ đã viết: Anh cầu mong chẳng phải bây giờ Mà khi tóc đã hoa râm Khi mái đầu đã bạc Khi đã đi qua những giông bão biển bờ vẫn còn thấy tựa trên vai mình một tình yêu không thất lạc.. Vũ sư Lưu Hồng giã từ cuộc đời vào lúc 9g20 sáng thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012. Hưởng thọ 80 tuổi

Ảnh chụp nhóm thân hữu Maxim vào thăm thầy cũ Lưu Hồng tại nursing home ngày 12 tháng 11 năm 2012, chỉ 16 ngày sau, Ông từ trần. Từ trái sang phải: Ánh Hoa, Thùy Linh, Lưu Hồng, Cát Phương, Mỹ Phương, Xuân Trang

PHÚT NÓI THẬT CỦA NGHỆ SĨ MỸ PHƯƠNG (MAXIM)

Trầm Từ Đông thực hiện

Nghệ sĩ Mỹ Phương chụp tại Maxim đầu năm 1975

- Tên thật: Phan Mỹ Phương - Sinh nhật: Ngày 30 tháng 6 - Nơi sinh: Hải Phòng - Lên sân khấu lần đầu tiên lúc bé? Hồi nhỏ, lúc 11, 12 tuổi lên múa, lên hát ở trường Tàu là trường Ân Đức (Nguyễn Tri Phương) - Lên sân khấu chuyên nghiệp lúc nào? Năm 1959, lúc 15 tuổi khi vừa quen với vũ sư Lưu Hồng thì buổi diễn đầu tiên ở Bình Tuy là những màn vũ quạt với bộ ba Lưu Bình, Lưu Hồng và Mỹ Phương - Mối tình đầu khi nào? Từ lúc gặp vũ sư Lưu Hồng năm 1959, cho đến nay cũng chỉ biết yêu một người. - Khi rảnh rỗi thích làm gì? Làm việc nhà, lấy tivi là bạn thân, hoặc rảnh rỗi xuống tầng dưới sinh hoạt, chuyện trò với mấy hàng xóm.. - Nhạc sĩ, ca sĩ nào cô thích hoặc thân nhất? Không thân với ai và cũng không ghét ai.. Bạn bè xã giao bình thường.. - Trong số những ca nhạc sĩ đã mất, cô thân và quý nhất là ai? Ai tài giỏi đều thương tiếc, như Anh Bằng, Nhật Trường, Duy Khánh.. - Khi nhìn lại đời nghệ sĩ, cô sẽ cám ơn những ai đã giúp mình? Cám ơn nhất là chồng, vũ sư Lưu Hồng. - Ngoài tài múa, còn khả năng nào? Có hát, nhưng thường là hát nhạc Hoa - Mầu sắc thích nhất? Màu tím, màu đỏ - Y phục màu thích nhất? thường mặc màu đen, màu nâu, màu đậm - Quần áo thích hiệu gì? Không cần hiệu, chỉ cần màu sắc đẹp, hạp ý thì mình mua, nhưng phải rẻ chứ mắc quá là không mua - Mùa nào thích nhất? Tại sao? Thích nhất mùa thu, vì quang cảnh buồn bã âm u như tâm trạng của mình… Mùa Thu lá bay anh đã đi rồi.. Từ lúc chồng mất, nhiều khi buồn quá chỉ muốn đi theo chồng. - Con vật thích nhất? Thích nhất là chó, vì chó là một con vật trung thành, một phần khác, ông Lưu Hồng tuổi Chó nên tôi rất thích con Chó - Con vật sợ nhất? Rắn - Con số hạp nhất? Thích nhất là số 13 (tại tôi đi sang Nhật trình diễn ngày 13 tháng 3/75) - Con số kỵ nhất? Ghét nhất số 4, người Tàu gọi số này là “xẩy” nghĩa là chết.. nên không thích. - Trái cây thích nhất? Sầu riêng, xoài, mít, trái na.. - Món ăn thích nhất? Phở (thích ăn Phở 79) - Nước hoa thích nhất hiệu gì? Hiệu gì cũng được - Nhà hàng thích tới nhất? Không nhất định kén chọn - Café nào thích ghé nhất? Ghé mua café Lili (vì Ý Nhi rất thích café ở quán Lili) - Cô thường làm tóc ở tiệm nào? Ít làm tóc lắm.. Nếu phải làm thì ai làm cũng được - Thích du lịch ở đâu? Du lịch ở đâu cũng thích, nhưng thích nhất là Việt Nam và Nhật (vì từng sống ở đó) - Yêu quý điều gì trên đời nhất? Gia đình mà được hạnh phúc là yêu quý nhất - Ra đường sợ gì nhất? Ra đường sợ xe cộ ồn ào đông đúc - Trong nhà sợ gì nhất? Trong nhà sợ cô đơn, trống vắng - Thượng Đế của cô? Phật Bà Quan Âm (ông Lưu Hồng thì thờ Chúa, đạo ai nấy giữ), Ý Nhi thì đạo nào cũng tin.. - Những bài hát cô hay được yêu cầu trình diễn nhiều nhất? Hát tứ tung, không thuộc nhiều nhưng mà thích chọn nhạc buồn để hát. Có một bài khi ông Lưu Hồng còn sống có hát và khi cô nghe cô rất thích nhưng không nhớ bài gì - Mẫu người yêu lý tưởng? Chung thủy, tài ba, dáng người coi được, phải biết thương vợ - Muốn là bạn thân của cô, cần phải có điều gì? Thành thật với nhau, giúp đỡ nhau, biết người biết ta. - Nếu bà Tiên cho 2 điều ước, cô sẽ ước mơ điều gì? Cho nghệ sĩ Lưu Hồng sống lại hoặc cho hiện ra một người nào dáng người như chú thì xúc động lắm.. - Tánh xấu? Nóng tánh, khi nóng là cái gì nói cũng om xòm, một chút thôi là hết - Tánh tốt? Biết thương người - Châm ngôn sống của cô? Dĩ hòa vi quý - Khi một người thân hiểu lầm, cô phải làm gì? Khi họ hiểu lầm mình, hãy để thời gian trả lời - Kỳ diễn nào cô trình diễn vui nhất trong đời? Thời gian đi diễn ở Maxim trước 1975 là hạnh phúc với nghề nghiệp nhất. - Kỷ niệm nào vui hay buồn nhất năm 2015? Từ khi chồng mất ngày nào cũng như ngày đó, không vui gì cả. - Dự đinh năm 2016? Không có dự định, không biết sức khỏe thế nào, chỉ mong khỏe mạnh o ham muốn gì hết. - Nếu kiếp sau làm người, cô mong là nhân vật nào? Được làm một người có khả năng giúp đỡ nhiều người khác - Liên lạc: Gọi cho Ý Nhi (714)981-6555 hay Trần Quốc Bảo (714)981-9255





Nguồn tin: Hanh 31 st
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.