23:20 PDT Thứ ba, 11/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 83435

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 973678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79950793

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

Xem tiếp...

Những chàng trồng cây “ si ‘ Kiều Nữ Bích Sơn.

Đăng lúc: Thứ tư - 21/01/2015 20:04 - Đã xem: 6859


CLVNCOM - Nữ nghệ sĩ Bích Sơn ở Sardinia Ct. Valencia . Cali gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm tin tức của thi sĩ - soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà sau khi cô lên internet biết tin anh ấy mất. Cô Bích Sơn nhắc nhiều kỷ niệm vui liên quan đến Kiên Giang, Hữu Phước, Hà Triều, nhà văn Thanh Nam trong thời chúng tôi làm việc trong đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong hai thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Chuyện đã xảy ra hơn 60 năm rồi, nhờ cô Bích Sơn nhắc kỷ niệm xưa, tôi nhớ lại những chuyện vui về anh thi sĩ gàn Kiên Giang mà thời đó đã có một lúc người ta đồn là anh chàng thi sĩ “ trồng cây si “ Kiều nữ Bích Sơn.

Trong các thập niên 50, 60, 70, thời vàng son của các nghệ sĩ cải lương, rất nhiều nam, nữ nghệ sĩ cải lương trẻ đẹp, được khán giả ái mộ nhiệt liệt. Nam danh ca thì được các bà địa chủ, mệnh phụ nhân chiếu cố. Nữ nghệ sĩ thì được các công tử phong lưu, những nhà tư sản, những sĩ quan cao cấp và công chức quyền thế theo đuổi tán tỉnh.

Báo chí kịch trường và tin truyền miệng của các khán giả ghiền cải lương thường phóng đại chuyện các ông tư sản, các chủ hãng, các sĩ quan cao cấp chạy theo tán tỉnh nữ nghệ sĩ, tặng xe hơi, nhà lầu, hột xoàn, nữ trang quí giá. Và cũng có những chuyện kể giựt gân như chuyện bà đại tá, bà trung tá đánh ghen…

Những chuyện tình mộng mơ, ít được khán giả biết đến, ít bị dư luận báo chí là chuyện “ trồng cây si “ của các văn nhân, thi sĩ đối với các nghệ sĩ tài sắc. Nữ nghệ sĩ Bích Sơn được báo chí tặng cho danh hiệu Kiều nữ Bích Sơn, là người được các thi sĩ, văn nhân theo đuồi. Thay vì tặng nữ trang, hột xoàn, xe hơi, nhà lầu, các văn, thi sĩ nghèo tiền nhưng họ giàu tâm hồn nên họ tặng cho Kiều nữ Bích Sơn nhiều bài thơ, nhiều bài văn đăng báo ngợi khen để lấy lòng Kiều nữ.

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn  là cháu gái của nữ nghệ sĩ tiền phong Bích Thuận. Cô Bích Sơn sanh năm 1937, cô theo cha mẹ di cư vào Nam sau năm 1954. Tôi quen biết Bích Sơn khi cô đi hát cho gánh hát Bích Thuận năm 1956, năm 1957 cô hát cho đoàn hát của ông bầu Tào Hơn. Lúc đó Bích Sơn là cô đào trẻ đẹp, ngâm thơ rất hay, cùng với nữ nghệ sĩ Ngọc An chia nhau thủ vai đào chánh nên ông Bầu Tào Hơn lấy tên hai nghệ sĩ làm tên bảng hiệu đoàn hát Bích Sơn - Ngọc An.

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn đẹp như một cô búp bê Nhựt Bổn. Mắt một mí làm cho đôi mắt của Bích Sơn càng thêm mơ mộng. Mái tóc dài buông xỏa bờ vai, dáng đi khoan thai, nói năng dịu dàng, Bích Sơn giống như một cô nữ sinh trường áo tím hơn là một nữ nghệ sĩ cổ nhạc.

Giọng ca cổ nhạc của Bích Sơn còn mang hơi hướm của người sinh trưởng ở miền Bắc vì vậy khi đoàn Bích Sơn - Ngọc An hát tuồng Ngưu Lang - Chức Nữ của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà, thì anh chàng soạn giả kiêm thi sĩ này khai thác tối đa giọng ngâm thơ Tao Đàn, lối ngâm Sa Mạc và lối ngâm thơ tứ tuyệt của Bích Sơn thay cho các bài bản nhỏ gác vọng cổ để tạo một phong cách diễn xuất ca ngâm mới cho đôi nữ nghệ sĩ tài sắc Bích sơn, Ngọc An.

Nhờ lối ngâm thơ Tao Đàn gác cho ca vô vọng cổ mà khán giả đổ xô đến xem tuồng Ngưu Lang - Chức Nữ và đây cũng là một dịp cho các tờ báo có trang kịch trường khen ngợi hai cô đào trẻ Bích Sơn, Ngọc An trong phong cách mới khi ca câu vô vọng cổ.

Nữ nghệ sị Bích Sơn càng được nổi tiếng hơn khi cô ca bài nhạc Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím, thơ của Kiên Giang, nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Năm 1958, khi hát bài đó trên sân khấu Đại Nhạc Hội Chúa Nhựt tổ chức tại rạp Nguyễn Văn Hão, Kiều nữ Bích Sơn mặc áo dài màu tím thang dợt, trên ngực cài một đóa hoa trắng, tóc xỏa ngang vai, vóc dáng thư sinh, giọng ca buồn man mác. Toàn khán trường lắng nghe lặng im như chia xẻ nổi đau của thi nhân khi mất người yêu trong chiến tranh:

Tôi xin nhắc vài câu thơ của thi sĩ Kiên Giang, người đã vinh danh Kiều nữ Bích Sơn qua thơ nhạc:

Lâu quá không về thăm xóm đạo

Từ ngày binh lửa xóa không gian

Khói bom che lấp chân trời cũ,

Che cả người thương, nóc giáo đường.

Mười năm trước em còn đi học

Áo tím điểm tô đời nữ sinh

Hoa trắng cài duyên trên áo tím

Em là cô gái tuổi băng trinh.

……………………………..

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo

Anh làm chiến sĩ giữ quê hương

Giữ màu áo tím người yêu cũ

Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường.

………….......................................

Lâu quá không về thăm xóm đạo

Không còn đứng nép ở lầu chuông

Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng

Người cũ cầu kinh giữa giáo đường.

“ Lạy chúa! Con là người ngoại đạo

Nhưng tin có Chúa ở trên trời

Trong lòng con, giữ màu hoa trắng

Cứu rỗi linh hồn con , Chúa ơi!!!”

Nữ nghệ sĩ Bích Sơn có đạo công giáo. Cô theo nghề hát cải lương nên những khi cúng giổ Tổ, cô cũng theo tập tục của gánh hát, cô đốt nhang, khấn vái và lạy bàn thờ Tổcùng với các nữ nghệ sĩ hanh Nga, Ngọc Giàu, Ngọc Nuôi...Những ngày chúa nhựt và ngày lễ công giáo, Bích Sơn đi rước lễ, đọc kinh thánh ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.

Bốn câu thơ: ( lúc đó chưa ai biết đến cô N. ở Rạch Gía, người có đạo công giáo và là n gười yêu trong mộng của thi sĩ )

« Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo,

Nhưng tin cóChúa ở trên trời,

Trong lòng con, giữ màu hoa trắng

Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ôi !!!

Có một dạo, các ký giả kịch trường và nghệ sĩ đồn ầm lên là thi sĩ Kiên Giang si mê kiều nữ Bích Sơn. Thi sĩ Kiên Giang không xác nhận mà cũng chẳng đính chánh, anh ta cứ làm thơ khen tặng kiều nữ Bích Sơn để đăng báo, trên thực tế thì Kiên Giang cũng chẳng có hành động nào chứng tỏ làanh yêu Bích Sơn, ngoài những bài thơ khen ngợi Kiều nữ.

TRĂNG TRÒN.

Sương khuya dầm ướt lá trầu,

Cho mùi cau lứa, đậm màu môi son

Trăng qua mười sáu, hết tròn

Tuổi em mấy chục vẫn còn xuân xanh

Gió  mưa làm xác xơ cành

Gốc còn rễ tốt... trái lành còn thơm.

Nước đi rồi nước về nguồn

Trăng còn mười sáu em còn ngây thơ

Chiến tranh tàn phá mộng mơ

Chỉ riêng Kiều nữ còn mơ trăng tròn.

Kiên Giang 1965.

Bà Bầu Thơ nghe các ký giả khen Bích Sơn, tuy ca cổ nhạc không hay bằng các nghệ sĩ Saigon nhưng Bích Sơn có giọng ngâm thơ tuyệt vời, cô hát cải lương cũng rất có nét và lại là đào trẻ đang ăn khách nên bà Bầu Thơ nhờ ký giả Nguyễn Ang Ca và thi ĩ Kiên Giang mời  Bích Sơn về ký hợp đồng hát trên sân khấu Thanh Minh ( 1960 ).

Bích Sơn về đoàn Thanh Minh Thanh nga, vở hát đầu tiên của cô là tuồng Áo Cưới Trước Cổng Chùa, của Kiên Giang. Tuồng ăn khách nhờ cốt truyện thơ mộng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga vai Xuân Tự rất dễ thương. Út Trà Ôn vai Mạc Thiên Tứ , anh ca vọng cổ hay khỏi chê, ngoài ra còn phải kể thêm sức hút của giọng ngâm thơ tuyệt vời của nữ nghệ sĩ Bích Sơn trong vai Phương Thành.


Image

Bích Sơn vai Phương Thành (áo trắng)

Lúc đó thi sĩ Kiên Giang vẫn thường sáng tác thơ, đăng báo tặng Kiều  nữ. Nhưng BÍch Sơn là con nhà gia giáo, được sự chăm sóc chu đáo của nữ nghệsĩ Bích Thuận, một người lão luyện trong đời sống của các nghệ sĩ nên Bích Sơn chỉ dùng nụ cười e ấp dễ thương của cô để đáp lại mọi giọng điệu tỏ tình hay những lời gọi mời của các văn nhân, thi sĩ và khán giả ái mộ.

Thái độ và phong cách hành xử của Bích Sơn rất lễ độ, cung kính đối với Bầu gánh và các ông soạn giả. Với các diễn viên đồng nghiệp cô tỏ ra thân mật nhưng giữ khoản cách giữa cô với các bạn nam diễn viên. Do đó không ai có thể thân mật hơn hay có thái độ suồng sã với Bích Sơn.

Một hôm đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga dọn vô rạp Thủ Đô, không biết ai viết mấy câu thơ trên trang giấy học trò, dán trên vách ngay chổ để tủ làm tuồng của Bích Sơn:

“Đi đâu mà chẳng lấy chồng ?

Người ta lấy hết, chổng mông mà gào,

Gào rằng : Đất hỡi ! Trời ơi !

Sao không thí bỏ cho tôi chút chồng ?

Ông trời ngoảnh lại mà trông:

“ Mày hay kén chọn, ông không cho mày! “

Bích Sơn ngâm lớn mấy câu thơ đó, mọi người trong gánh hát cười rân lên. Bích Sơn gở tờ giấy có bài thơ, dán lại trên tấm kiếng trong tủ làm tuồng của cô. Không ai biết Bích Sơn vui hay buồn, thi sĩ Kiên Giang thì đính chánh là anh không bao giờ làm cái chuyện kỳ cục đó.

Hôm sau, cũng ngay chổ tủ làm tuồng của Bích Sơn, ai đó dán một bài thơ khác, có mấy câu như sau:

“ Lấy anh, em sắm sửa cho

Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi

Lần này thì Bích Sơn gân cổ mà chối là không phải cô viết mấy câu thơ đó còn thi sĩ Kiên Giang thì giận tím mặt. Anh biết là không phải Bích Sơn viết mấy câu thơ đó nhưng anh nghi trong giới văn nhân, thi sĩ, soạn giả trong đoàn có ai đó chướng mắt về cái vụ Kiên Giang thường làm thơ đề tặng Kiều nữ Bích Sơn nên viết hai câu đó để nói rằng nếu lấy Kiên Giang làm chồng thì giống như mang gông vào mình, chỉ còn một nước là theo anh để đi ăn mày!

Bây giờ nghĩ lại hai câu thơ: “ Lấy anh, em sắm sửa cho, Cái bị, cái bát, cái mo đuổi ruồi! nó ứng vào nửa cuộc đời sau của Kiên Giang.

Trong năm 1972, thi sĩ kiêm ký giả Kiên Giang đã đội nón lá rách, mặc quần áo rách, vai mang cái bị theo nhóm  “ Nhà báo đi ăn mày “ biểu tình phản đối ông tổng thống Thiệu khi ông này ra một nghị định kiểm soát báo chí và hạn chế bán bông mua giấy in cho các nhà in in báo.

Cũng trong năm 1972, đoàn Thanh Minh Thanh Nga rã gánh,  Kiên Giang không còn viết tuồng cho gánh hát nào nữa. Anh mất tiền lương thường trực và không có chia 6% tiền bản quyền của gánh hát. Cuộc sống vô cùng bẩn chật, thiếu nợ khắp các quán cơm ở vài quận trong đô thành.

Năm 1975, đoàn Thanh Minh được lập lại, anh Kiên Giang về cộng tác với đoàn nhưng không còn được hưởng lương thường trực vì đoàn hát do nhà cầm quyền CS quản lý. Họ cấm soạn giả dưới thời VNCH không được hành nghề trong mười năm, do đó soạn giả Kiên Giang cũng không có tiền bản quyền như trước 1975.

Năm 1982, hai căn nhà của Kiên Giang ở quận 8 bị trưng thu làm chổ bán hợp tác xã của quận 8, anh thưa gởi từ quận lên thành phố, không ai giải quyết, huyện binh huyện, phủ binh phủ, vậy là vợ chồng Kiên Giang mất nhà. Bà vợ bỏ đi mất, Kiên Giang sống lây lất ở hành lang của hí viện. Vài ba hôm bị đuổi đi nơi khác, anh có khi ngủ ở đình bên quận 8, có khi về cơ sở của Hội sân khấu ở tạm vài hôm. Gia tài mang theo là cái túi đan bằng lá bàn, trong đó đựng bảo thảo những bài thơ do anh sáng tác.

Có lúc anh về ở đường Âu Dương Lân quận 8, lấy cái chuồng heo của lối xóm cho, dùng vải tang của mẹ anh làm vách, lợp bằng mấy miếng tôn cũ, cũng xin của người ta. Thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang hơn mười năm không nhà, sống ăn nhờ ở đậu. Đúng như hai câu thơ tiên đoán về số mạng của anh.

Nhân Bích Sơn gọi điện thoại hỏi về cái chết của thi sĩ Kiên Giang, tôi nhớ lại phần số không may của anh như triệu chứng đã báo vài chục năm trước.

Bây giờ Kiên Giang đã ở yên nơi nghĩa địa Bình Dương, không hiểu anh có linh thiên, hồn anh tự đọc lại những bài thơ do anh sáng tác, liên quan đến cuộc đời của chính anh không?




Image
Đôi bạn già lâu năm: SG Kiên Giang (trái) và SG Nguyễn Phương

Anh mất rồi nhưng anh để lại cho đời ba tập thơ hay, không biết có ai ái mộ thơ Kiên Giang lại chịu để một phút giây hoài niệm về cuộc đời của anh thi sĩ gàn này không?

Một đêm mất ngủ vì nhớ bạn.
Nguyễn Phương 2014



Kiều nữ Bích Sơn

Bích Sơn là cháu của nghệ sĩ tài danh Bích Thuận. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, lại được dì dẫn đắt, nên khoảng năm 1955-1956, Bích Sơn đã có những vai diễn sinh động trên sân khấu Kim Chung.

Người ta nhớ nhất là mái tóc dài như suối phủ bờ vai, cặp mắt mơ mộng với nụ cười ẩn chứa nổi buồn man mác trên đầy đặn, bầu bĩnh như búp bê của Bích Sơn – cô gái đất Bắc. Giọng ca Bích Sơn truyền cảm, và đặc biệt là cô ngâm thơ rất hay, giọng ngâm của cô hấp dẫn bao khán giả đương thời. Năm 1957, Bích Sơn gia nhập đoàn cải lương Bích Thuận, và dĩ nhiên lúc đó cô chưa có biệt danh “kiều nữ”. Thi sĩ Kiên Giang - Hà Huy Hà đang viết tuồng cho đoàn Bích Thuận, thấy Bích Sơn duyên dáng, thanh tao như tiên thật, nhà thi sĩ kiêm soạn giả tài ba Kiên Giang bèn viết báo ca ngợi nàng là kiều nữ! Mỹ danh này đi theo cả cuộc đời nghệ thuật của Bích Sơn.

Khởi đầu nghiệp diễn ở đoàn hát Kim Chung, nhưng Bích Sơn nổi bật trên sân khấu đoàn cải lương Thuý Nga trong vở Khi hoa anh đào nở của đôi soạn giả tài danh Hà Triều – Hoa Phượng. Vẻ đẹp của Bích Sơn thích hợp với một mỹ nhân xứ Nhật, giọng hát trầm bổng, nhịp nhàng với tiếng đàn samisen thấm vào lòng khán giả. Khi hoa anh đào nở đã thắp sáng tên tuổi của Bích Sơn. Tiếp đến là giải Thanh Tâm năm 1960 trao cho Bích Sơn chính là bệ phóng đưa cô lên tầm cao nghệ thuật.

Sau sân khấu đoàn Thúy Nga, Kiều nữ Bích Sơn qua những đoàn khác: Trăng Mùa Thu, rồi Thanh Minh- Thanh Nga. Cô có nhiều vai diễn ấn tượng trong những vở Tâm tình cô gái Thượng, Tóc em chưa úa Trăng thề, Mối duyên Thiên lý, Hoa mùa Gió loạn

Đến với điện ảnh, Bích Sơn diễn xuất thành công vai Thu trong phim Bụi Đời do Lê Mộng Hoàng đạo diễn năm 1957, vai gái điếm trong phim Thế Hệ 20 do đạo diễn Nguyễn Thành Châu thực hiện.

Với vai Điêu Thuyền trong Lữ Bố Hí Điêu Thuyền phát trên truyền hình Sài Gòn năm 1972, Bích Sơn thành công ngoạn mục.

Sau năm 1975, Bích Sơn đầu quân cho đoàn Thanh Minh rồi Thanh Nga, cô đảm trách những vai khá sắc nét : Nữ Tướng Thánh Thiên trong Tiếng trống Mê Linh, Cố Mẫu trong Thái Hậu Dương Vân Nga, Nhũ Mẫu trong Truyền thuyết về tình yêu…. Sau một thời gian gắn bó với nghệ thuật cách mạng, tuổi đã cao, nghề diễn bắt đầu xế chiều, Bích Sơn đã tạm biệt ánh đèn nghệ thuật, ra nước ngoài đoàn tụ gia đình, kiều bào tại Mỹ cũng nhiều lần mong muốn Bích Sơn xuất hiện trong các chương trình văn nghệ cộng đồng nhưng kiều nữ kiên quyết từ chối, có lẽ Bích Sơn muốn khán giả chỉ nên nhớ hình ảnh một Kiều nữ ngày nào trên sân khấu cải lương với giọng ca trầm và đôi mắt đẹp buồn diệu vợi.
 

Theo TGNS

Tác giả bài viết: SG Nguyễn Phương - CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Trà Vinh vận động gây quỹ xây dựng Khu Lưu niệm NSND Viễn Châu

Tỉnh Trà Vinh dự kiến xây dựng Khu Lưu niệm cố soạn giả - NSND Viễn Châu với tổng kinh phí 70 tỉ đồng từ viêc vận động xã hội hoá

 

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.