Đang truy cập : 218
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 217
Hôm nay : 21129
Tháng hiện tại : 2195847
Tổng lượt truy cập : 88502448
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Kỳ nữ Kim Cương trên bước đường nghệ thuật và tình cảm
Kỳ nữ Kim Cương thời còn trẻ. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)
Đoàn kịch Kim Cương trước tiên ra mắt khán giả ở Sài Gòn, sau đó mới đi lưu diễn khắp các tỉnh giống như một gánh hát cải lương, và dù ở Sài Gòn hay đi lưu diễn miền Trung, miền Tây, hay vùng cao nguyên, đoàn Kim Cương luôn được sự ủng hộ của khán giả, của chính quyền địa phương ở những nơi nào mà đoàn dọn đến.
Thời điểm những năm đó con số khán giả đi xem kịch Kim Cương ở rạp, hay ở sân bãi luôn ở mức cao hơn bất cứ đoàn nghệ thuật nào. Lúc bấy giờ căn cứ vào những nơi mà đoàn Kim Cương dọn đến thì thấy rõ, kỳ nữ vẫn thu hút giới mộ điệu một cách lạ lùng, vẫn là mục tiêu mua vé của khán giả.
Ngoài ra Kim Cương cũng là một “nhà ngoại giao” lỗi lạc trong hoạt động nghệ thuật. Thời nào cũng vậy, kỳ nữ luôn “quen lớn” với giới chức chính quyền đương thời, đó cũng là yếu tố thuận lợi cho công cuộc làm ăn của Kim Cương.
Có lần một nhà báo hỏi Kim Cương:
- Người ta nói chị quen rất nhiều ông lớn?
Câu trả lời của kỳ nữ gần như xác nhận:
- Lãnh đạo sân khấu thì chỉ biết hứa và... hứa. Làm như mấy ổng chỉ quen nghĩ “chuyện lớn” còn chuyện chết sống của một đoàn Kim Cương là quá nhỏ.
Đề cập đến vấn đề “ngoại giao” này, người ta còn nhớ thời kỳ trước 1975, khoảng thời gian từ 1969 đến 1971 điện ảnh Việt Nam lên như diều, hãng phim mọc ra như nấm với nhiều cái tên rất khó mà nhớ cho hết. Hãng Kim Cương Film ra đời ở thời điểm này, được coi như một hãng có thực lực, có tầm cỡ, nhưng thực tế là cái gì cũng thuê mướn, từ chuyên viên kỹ thuật cho đến máy móc quay phim, rửa phim, cắt ráp, cho đến phim trường mọi thứ đều thuê từng cuốn phim một. Làm ăn kiểu này thiên hạ gọi là “mượn đầu heo nấu cháo.” Nhưng cũng còn đỡ hơn nhiều hãng phim khác chỉ có cái tên, mà chẳng thấy cái gì nữa hết, văn phòng cũng mượn ở đâu đó.
Theo như những người am hiểu về điện ảnh, họ nói rằng lúc ấy một cuốn phim quay xong trình chiếu là kiếm lời cả chục triệu, hoặc ít nhất cũng 5 hoặc 7 triệu. Có lẽ thực tế là như thế, nên nhiều nhà làm thương mại đã nhảy vào bỏ số vốn lớn ra làm ăn, để làm giàu thêm. Thế nhưng, chỉ hai năm thì các nhà sản xuất phim phải chết đứng, do bởi Chú Ba ở Chợ Lớn tóm thâu hết cả rạp hát để chiếu phim Tàu. Không riêng gì các rạp ở đô thành, các rạp ở tỉnh cũng bị Chú Ba làm chủ luôn, nếu không mua đứt thì cũng hợp đồng dài hạn. Do vậy mà phim Việt Nam quay xong phải đem cất vào kho chớ rạp đâu mà chiếu.
Tình trạng bi đát ấy, hầu hết các hãng phim Việt Nam đều ngất ngư, mất trắng vốn liếng, lại còn mang nợ nần. Trong khi đó thì Kim Cương với cuốn phim Biển Động được chiếu các rạp lớn ở đô thành, rồi lại mang đi các tỉnh tiếp tục chiếu. Kế tiếp hãng Kim Cương lại cho ra cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” và cũng y như vậy, hốt bạc quá nhiều, kỳ nữ lời to.
Cũng theo giới điện ảnh thì nhờ Chú Ba giúp, chớ Kim Cương đâu phải là “cao thủ” mà chen chân làm được cái chuyện mà cả giới điện ảnh đành chịu thua. Có người nói nhờ tài ngoại giao khôn khéo, nên kỳ nữ Kim Cương mới làm ăn thành công như vậy. Nhưng theo một dư luận được coi là vững nhất, có lý nhất, nói rằng Chú Ba thấy kỳ nữ từng được mến mộ, khán giả chờ đợi xem Kim Cương trên màn ảnh nhỏ truyền hình, thì dĩ nhiên sẽ ăn khách trên màn ảnh rộng. Do vậy họ hợp đồng làm ăn với Kim Cương, nhưng không ra mặt, mọi chuyện đều do Kim Cương điều hành về mặt nổi, có nghĩa là Chú Ba chỉ bỏ tiền ra thôi, rồi đứng đằng sau khai thác về thương mại, và Kim Cương được chia lời bao nhiêu phần trăm thì chỉ có Kim Cương biết, Chú Ba biết và Trời biết mà thôi.
Dù không có bằng chứng nào về chuyện hợp tác với Chú Ba, nhưng trong ngày Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam 1971 kỳ nữ Kim Cương cũng bị tố sát ván. Trưởng ban tổ chức Thái Thúc Nha tố Kim Cương làm “đầu nậu” cho “cây bạc Tàu,” làm thiệt hại điện ảnh Việt Nam. Lúc ấy kỳ nữ khóc sướt mướt, nước mắt ràn rụa dầm dề, khóc còn nhiều hơn vai trò trong vở kịch Lan và Điệp, lúc Lan cắt đứt dây chuông.
Về nghệ thuật thì thành công thích đáng, nhưng về tình cảm thì cuộc đời kỳ nữ gần như bất hạnh. Kim Cương từng tâm sự như sau, “Tuổi thơ của tôi quá nhiều cay nghiệt, bất hạnh. Tôi không được giáo dục như những cô tiểu thư 'kín cổng cao tường,' suốt đời chỉ biết thờ chồng, nuôi con. Vả lại, tôi căm ghét thói giáo dục bắt người phụ nữ luôn luôn phải cúi đầu, cam phận. Ngay từ thời con gái tôi đã dám yêu và dám 'sống chết' với người tôi yêu. Thế rồi tôi bước vào sân khấu và được nổi tiếng từ năm 19 tuổi. Nhiều người đàn ông đã đi qua cuộc đời tôi, như mỗi lần đóng màn sân khấu, với biết bao kỷ niệm, bao nhiêu nỗi đam mê, luyến tiếc. Mặc dù tôi luôn luôn kính trọng người tôi yêu và chỉ có như vậy mới có thể yêu được một người nào đó, nhưng người tình đẹp nhất, đáng yêu nhất của cả đời tôi chỉ có một. Đó là ‘người đàn ông lý tưởng.’”
Tôi không hề biết như thế nào là một mái ấm gia đình thực sự. Suốt mấy chục năm trời tôi không sao làm trọn bổn phận của một người đàn bà. Sân khấu đã cướp hết “thời gian đàn bà” của tôi. Nhiều lúc, chính tôi cũng phải tự hỏi, không biết tại sao những người đàn ông lại chịu đựng nổi mình? Nhưng trong khi đó tôi lại luôn luôn có cảm giác là mình bị ngược đãi, hất hủi. Tôi đã hy sinh những hạnh phúc rất bình thường của con người. Tôi đã vắt kiệt tâm hồn và thể xác của tôi cho nghệ thuật, vậy thì tại sao tôi không có quyền đòi hỏi một người đàn ông cho riêng mình? Nếu tôi chỉ đòi hỏi một người đàn ông tầm thường, suốt đời chỉ biết xách cặp chạy theo tôi, thì chắc tình yêu của tôi đã không bị đổ vỡ nhiều đến thế. Khốn nỗi, tôi chỉ yêu được những người đàn ông có nghị lực và có lòng tự trọng. Chính vì vậy mà chúng tôi thường xung đột với nhau về nghề nghiệp của mỗi người và hạnh phúc gia đình.
Nhiều năm nay, mỗi khi tôi bước chân ra đường là hàng chục, có khi hàng trăm người chạy đến xem mặt, xin chữ ký, muốn được làm quen với “nghệ sĩ Kim Cương.” Ngay trong những lúc như vậy tôi vẫn rất xúc động. Nhưng đêm về, một mình ngồi đối diện với chính bản thân mình, liệu có danh vọng nào, tiền bạc nào có thể lấp đầy nỗi cô đơn, trống vắng trong lòng một người đàn bà? Có những xuất biểu diễn, từ trên sân khấu nhìn xuống hàng ngàn khán giả đang say mê xem Kim Cương, tôi đã muốn hét lên: Tại sao, tại sao lại không có một người đàn ông nào dành cho Kim Cương?
“Có lần, sau đêm biểu diễn ngoài trời rất thành công ở một tỉnh lẻ xa thành phố, tôi ngồi một mình mãi đến ba giờ khuya trong cái lạnh tanh của phông màn, cảnh trí, mấy người công nhân sân khấu vắt chân lên nhau nằm ngủ trên những thùng đồ. Ngoài kia là con đường hun hút bóng đêm, không biết đi về đâu. Tự nhiên tôi thèm khát đến da diết có được một người đàn ông bên cạnh, để uống với mình một ly cà phê đen, nói với mình một câu tình cảm, nhưng những người đàn ông từng đến với tôi trong quá khứ đều đã rời xa tôi, không biết ở phương nào? Còn tôi thì cứ mãi lênh đênh theo đoàn hát, với một chút danh vọng không đủ để sưởi ấm chính bản thân mình.”
Ngành Mai
Kỳ nữ Kim Cương thời còn trẻ. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai) Đoàn kịch Kim Cương trước tiên ra mắt khán giả ở Sài Gòn, sau đó mới đi lưu diễn khắp các tỉnh giống như một gánh hát cải lương, và dù ở Sài Gòn hay đi lưu diễn miền Trung, miền Tây, hay vùng cao nguyên, đoàn Kim Cương luôn được sự ủng hộ của khán giả, của chính quyền địa phương ở những nơi nào mà đoàn dọn đến. Thời điểm những năm đó con số khán giả đi xem kịch Kim Cương ở rạp, hay ở sân bãi luôn ở mức cao hơn bất cứ đoàn nghệ thuật nào. Lúc bấy giờ căn cứ vào những nơi mà đoàn Kim Cương dọn đến thì thấy rõ, kỳ nữ vẫn thu hút giới mộ điệu một cách lạ lùng, vẫn là mục tiêu mua vé của khán giả. Ngoài ra Kim Cương cũng là một “nhà ngoại giao” lỗi lạc trong hoạt động nghệ thuật. Thời nào cũng vậy, kỳ nữ luôn “quen lớn” với giới chức chính quyền đương thời, đó cũng là yếu tố thuận lợi cho công cuộc làm ăn của Kim Cương. Có lần một nhà báo hỏi Kim Cương: - Người ta nói chị quen rất nhiều ông lớn? Câu trả lời của kỳ nữ gần như xác nhận: - Lãnh đạo sân khấu thì chỉ biết hứa và... hứa. Làm như mấy ổng chỉ quen nghĩ “chuyện lớn” còn chuyện chết sống của một đoàn Kim Cương là quá nhỏ. Đề cập đến vấn đề “ngoại giao” này, người ta còn nhớ thời kỳ trước 1975, khoảng thời gian từ 1969 đến 1971 điện ảnh Việt Nam lên như diều, hãng phim mọc ra như nấm với nhiều cái tên rất khó mà nhớ cho hết. Hãng Kim Cương Film ra đời ở thời điểm này, được coi như một hãng có thực lực, có tầm cỡ, nhưng thực tế là cái gì cũng thuê mướn, từ chuyên viên kỹ thuật cho đến máy móc quay phim, rửa phim, cắt ráp, cho đến phim trường mọi thứ đều thuê từng cuốn phim một. Làm ăn kiểu này thiên hạ gọi là “mượn đầu heo nấu cháo.” Nhưng cũng còn đỡ hơn nhiều hãng phim khác chỉ có cái tên, mà chẳng thấy cái gì nữa hết, văn phòng cũng mượn ở đâu đó. Theo như những người am hiểu về điện ảnh, họ nói rằng lúc ấy một cuốn phim quay xong trình chiếu là kiếm lời cả chục triệu, hoặc ít nhất cũng 5 hoặc 7 triệu. Có lẽ thực tế là như thế, nên nhiều nhà làm thương mại đã nhảy vào bỏ số vốn lớn ra làm ăn, để làm giàu thêm. Thế nhưng, chỉ hai năm thì các nhà sản xuất phim phải chết đứng, do bởi Chú Ba ở Chợ Lớn tóm thâu hết cả rạp hát để chiếu phim Tàu. Không riêng gì các rạp ở đô thành, các rạp ở tỉnh cũng bị Chú Ba làm chủ luôn, nếu không mua đứt thì cũng hợp đồng dài hạn. Do vậy mà phim Việt Nam quay xong phải đem cất vào kho chớ rạp đâu mà chiếu. Tình trạng bi đát ấy, hầu hết các hãng phim Việt Nam đều ngất ngư, mất trắng vốn liếng, lại còn mang nợ nần. Trong khi đó thì Kim Cương với cuốn phim Biển Động được chiếu các rạp lớn ở đô thành, rồi lại mang đi các tỉnh tiếp tục chiếu. Kế tiếp hãng Kim Cương lại cho ra cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” và cũng y như vậy, hốt bạc quá nhiều, kỳ nữ lời to. Cũng theo giới điện ảnh thì nhờ Chú Ba giúp, chớ Kim Cương đâu phải là “cao thủ” mà chen chân làm được cái chuyện mà cả giới điện ảnh đành chịu thua. Có người nói nhờ tài ngoại giao khôn khéo, nên kỳ nữ Kim Cương mới làm ăn thành công như vậy. Nhưng theo một dư luận được coi là vững nhất, có lý nhất, nói rằng Chú Ba thấy kỳ nữ từng được mến mộ, khán giả chờ đợi xem Kim Cương trên màn ảnh nhỏ truyền hình, thì dĩ nhiên sẽ ăn khách trên màn ảnh rộng. Do vậy họ hợp đồng làm ăn với Kim Cương, nhưng không ra mặt, mọi chuyện đều do Kim Cương điều hành về mặt nổi, có nghĩa là Chú Ba chỉ bỏ tiền ra thôi, rồi đứng đằng sau khai thác về thương mại, và Kim Cương được chia lời bao nhiêu phần trăm thì chỉ có Kim Cương biết, Chú Ba biết và Trời biết mà thôi. Dù không có bằng chứng nào về chuyện hợp tác với Chú Ba, nhưng trong ngày Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam 1971 kỳ nữ Kim Cương cũng bị tố sát ván. Trưởng ban tổ chức Thái Thúc Nha tố Kim Cương làm “đầu nậu” cho “cây bạc Tàu, ” làm thiệt hại điện ảnh Việt Nam. Lúc ấy kỳ nữ khóc sướt mướt, nước mắt ràn rụa dầm dề, khóc còn nhiều hơn vai trò trong vở kịch Lan và Điệp, lúc Lan cắt đứt dây chuông. Về nghệ thuật thì thành công thích đáng, nhưng về tình cảm thì cuộc đời kỳ nữ gần như bất hạnh. Kim Cương từng tâm sự như sau, “Tuổi thơ của tôi quá nhiều cay nghiệt, bất hạnh. Tôi không được giáo dục như những cô tiểu thư 'kín cổng cao tường, ' suốt đời chỉ biết thờ chồng, nuôi con. Vả lại, tôi căm ghét thói giáo dục bắt người phụ nữ luôn luôn phải cúi đầu, cam phận. Ngay từ thời con gái tôi đã dám yêu và dám 'sống chết' với người tôi yêu. Thế rồi tôi bước vào sân khấu và được nổi tiếng từ năm 19 tuổi. Nhiều người đàn ông đã đi qua cuộc đời tôi, như mỗi lần đóng màn sân khấu, với biết bao kỷ niệm, bao nhiêu nỗi đam mê, luyến tiếc. Mặc dù tôi luôn luôn kính trọng người tôi yêu và chỉ có như vậy mới có thể yêu được một người nào đó, nhưng người tình đẹp nhất, đáng yêu nhất của cả đời tôi chỉ có một. Đó là ‘người đàn ông lý tưởng.’” Tôi không hề biết như thế nào là một mái ấm gia đình thực sự. Suốt mấy chục năm trời tôi không sao làm trọn bổn phận của một người đàn bà. Sân khấu đã cướp hết “thời gian đàn bà” của tôi. Nhiều lúc, chính tôi cũng phải tự hỏi, không biết tại sao những người đàn ông lại chịu đựng nổi mình? Nhưng trong khi đó tôi lại luôn luôn có cảm giác là mình bị ngược đãi, hất hủi. Tôi đã hy sinh những hạnh phúc rất bình thường của con người. Tôi đã vắt kiệt tâm hồn và thể xác của tôi cho nghệ thuật, vậy thì tại sao tôi không có quyền đòi hỏi một người đàn ông cho riêng mình? Nếu tôi chỉ đòi hỏi một người đàn ông tầm thường, suốt đời chỉ biết xách cặp chạy theo tôi, thì chắc tình yêu của tôi đã không bị đổ vỡ nhiều đến thế. Khốn nỗi, tôi chỉ yêu được những người đàn ông có nghị lực và có lòng tự trọng. Chính vì vậy mà chúng tôi thường xung đột với nhau về nghề nghiệp của mỗi người và hạnh phúc gia đình. Nhiều năm nay, mỗi khi tôi bước chân ra đường là hàng chục, có khi hàng trăm người chạy đến xem mặt, xin chữ ký, muốn được làm quen với “nghệ sĩ Kim Cương.” Ngay trong những lúc như vậy tôi vẫn rất xúc động. Nhưng đêm về, một mình ngồi đối diện với chính bản thân mình, liệu có danh vọng nào, tiền bạc nào có thể lấp đầy nỗi cô đơn, trống vắng trong lòng một người đàn bà? Có những xuất biểu diễn, từ trên sân khấu nhìn xuống hàng ngàn khán giả đang say mê xem Kim Cương, tôi đã muốn hét lên: Tại sao, tại sao lại không có một người đàn ông nào dành cho Kim Cương? “Có lần, sau đêm biểu diễn ngoài trời rất thành công ở một tỉnh lẻ xa thành phố, tôi ngồi một mình mãi đến ba giờ khuya trong cái lạnh tanh của phông màn, cảnh trí, mấy người công nhân sân khấu vắt chân lên nhau nằm ngủ trên những thùng đồ. Ngoài kia là con đường hun hút bóng đêm, không biết đi về đâu. Tự nhiên tôi thèm khát đến da diết có được một người đàn ông bên cạnh, để uống với mình một ly cà phê đen, nói với mình một câu tình cảm, nhưng những người đàn ông từng đến với tôi trong quá khứ đều đã rời xa tôi, không biết ở phương nào? Còn tôi thì cứ mãi lênh đênh theo đoàn hát, với một chút danh vọng không đủ để sưởi ấm chính bản thân mình.”
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc