07:42 PDT Thứ năm, 16/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 136


Hôm nayHôm nay : 14996

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 954636

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77989729

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

Hẩm hiu nghệ sĩ hát đám: “Kiếm cháo” nơi sân chùa

Đăng lúc: Thứ ba - 22/09/2015 22:14 - Đã xem: 4817
Hẩm hiu nghệ sĩ hát đám: “Kiếm cháo” nơi sân chùa

Hẩm hiu nghệ sĩ hát đám: “Kiếm cháo” nơi sân chùa

Nghệ sĩ đi hát ở chùa thường hỏi nhau “được tiền hay cháo?”. Nếu được tiền là có cát-sê còn không là húp cháo rồi về

Đi hát đình mùa kỳ yên, hát chùa mùa Vu lan báo hiếu lâu nay là công việc của giới nghệ sĩ sân khấu, nhất là khi sàn diễn chuyên nghiệp gần như không còn. Khác với hát “đám buồn” và hát “phá hoàng”, nghệ sĩ đi hát ở chùa phát tâm đến cửa Phật để đem lời ca tiếng hát phục vụ phật tử hành hương, đồng thời ca ngợi công ơn những đấng sinh thành, người có công với đất nước, quê hương. Thế nhưng, đi hát ở sân chùa ngày nay không còn ý nghĩa tốt đẹp như ban đầu, mọi thứ trở nên phức tạp, biến tướng...

May được tiền, xui húp cháo

Nếu bây giờ ai quan niệm đi hát chùa là không nhận thù lao là sai. Bởi hiện nay, các nghệ sĩ được mời hát chùa được trả cát-sê có khi còn cao hơn cả nghệ sĩ hát tại sân khấu. Trước hết, các chùa có ban vận động phật tử hảo tâm, họ phát tâm cúng dường bằng cách quyên góp, ủng hộ để tổ chức các chương trình văn nghệ tại chùa. Tiền của bá tánh góp lại nên giá cát-sê cao của nghệ sĩ ngôi sao đều được đáp ứng nhằm tạo điều kiện cho phật tử các địa phương đến viếng chùa có cơ hội gặp gỡ thần tượng của họ.

 

Đối với nghệ sĩ Hoài Linh, hát hầu đồng là việc thiêng liêng
Đối với nghệ sĩ Hoài Linh, hát hầu đồng là việc thiêng liêng

 

Tuy nhiên, không phải bầu sô nào cũng sòng phẳng với nghệ sĩ khi mời hát ở chùa. “Tiền hay cháo?” là cách hỏi của nghệ sĩ với nhau sau khi hát ở chùa về. Nếu trả lời được “tiền” có nghĩa là thù lao khấm khá còn trả lời “cháo” có nghĩa không ra gì, tức là húp cháo thật. Thường bầu sô nhận sô diễn ở các chùa rất cao nhưng chi trả thù lao cho anh em nghệ sĩ lại rất bèo, nhất là nghệ sĩ không thuộc hàng sao. Họ được mệnh danh “quỷ hút máu nghệ sĩ” vì khi trả tiền thù lao cho nghệ sĩ, họ ăn chặn, ăn bớt, có khi chỉ đãi nghệ sĩ bát cháo khuya, bỏ vào bao thư một tờ giấy cảm ơn của nhà chùa, còn tiền sô thì ôm hết.

“Rất nhiều bầu sô trước đây là nghệ sĩ chuyên tổ chức hát ở chùa phất lên nhờ làm những trò bất nhân như thế. Họ ăn chặn tiền nghệ sĩ đã đành, lấy danh nghĩa chùa đi quyên góp tiền trong bá tánh để bỏ túi riêng” - nghệ sĩ Hồng Nga cho biết. Bà nói rằng mình không còn nhẹ dạ khi nghe những lời mời hát ở chùa, hát từ thiện vì bị bầu sô gạt nhiều quá rồi. Còn theo ca sĩ Phương Thanh, một số ca sĩ cứ nói vào chùa hát miễn phí nhưng thực tế đều nhận cát-sê, chưa kể tranh thủ bán đĩa, quảng bá tên tuổi của mình ở đó.

Nghệ sĩ Lệ Thủy cho rằng đến chùa hát là phục vụ bá tánh, phật tử, tức người nghệ sĩ cũng đang làm công tác thiện nguyện, hướng cuộc sống phát triển ngày càng tốt đẹp hơn nên không nghĩ đến cát-sê. Vì vậy, nhiều bầu sô lợi dụng cửa chùa làm nơi kiếm ăn, xem đó là thị phần để kinh doanh, mượn tấm lòng từ bi của bá tánh để trục lợi, làm hoen ố ý nghĩa tổ chức và biểu diễn văn nghệ nhằm làm tốt đời, đẹp đạo mà các sư thầy, sư cô hướng tới.

Đã có rất nhiều cuộc tranh cãi nhau tại sân chùa giữa nghệ sĩ với bầu sô khi không nhận được thù lao như đã hứa hoặc nghệ sĩ vạch trần bộ mặt bầu sô ăn chặn, quỵt cát-sê của họ.

Mong ngày quay lại sàn diễn

Nghệ sĩ Cẩm Hiền chua xót nói cô thèm được biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, trong một vở tuồng được dàn dựng công phu. Bởi cái nghề được học từ gia đình, được vun bồi từ thầy cô, đồng nghiệp nay chỉ để diễn trong các đám tang thì quả là tủi phận. Theo nghệ sĩ Hoài Thanh (HCV giải Trần Hữu Trang 2014), cô gần như chỉ hát đám tang, ít có dịp bước lên sàn diễn chuyên nghiệp. Một khi sàn diễn vẫn chưa thể nuôi sống bản thân, những người nghệ sĩ sống với niềm đam mê sân khấu cháy bỏng đã phải lấy việc đi hát đình, hát miễu, hát đám để lấy ngắn nuôi dài. Nghệ sĩ Trúc Linh khoe: “Tôi hát đám tang để dành dụm tiền mua sắm trang phục, đợi có dịp trổ tài trên sàn diễn chuyên nghiệp”. Ước mơ của anh cũng là ước mơ của rất nhiều nghệ sĩ vướng nghiệp cầm ca.

 

Hát hầu đồng nhằm trục lợi

Khác với hát ở chùa, hát “đám buồn”, hát “phá hoàng”, hát hầu đồng ở các ngôi miễu đang nổi lên và chỉ dành cho một bộ phận khán giả thời thượng. Khi bộ môn nghệ thuật hát văn, hát hầu đồng được xem là độc đáo, kết hợp giữa nghệ thuật dân gian mang yếu tố tâm linh với đời sống đương đại, một số nghệ sĩ đã gắn kết với hát văn, hát hầu đồng để trục lợi.

Danh hài Hoài Linh cho biết với anh, việc hát hầu đồng là thiêng liêng, mang đến sự chia sẻ, động viên để người tham dự nhận chút lộc từ tiền cúng tế của ban tổ chức, qua đó động viên người nhận lộc nỗ lực trong công việc để có sự tự tin đi tới thành công, chứ tuyệt nhiên không dùng hình thức hát hầu đồng trong những việc làm mê tín dị đoan để trục lợi, đẩy gia chủ vào tình cảnh khó khăn phải cầm nhà, cầm xe, vay mượn tiền để cúng.

Nghệ sĩ Trung Hưng - người thọ giáo danh hài Hoài Linh hát hầu đồng - nói: “Tôi học được từ nghệ sĩ Hoài Linh ý thức làm đẹp hơn giá trị của bộ môn nghệ thuật hát hầu đồng, hát văn. Tuyệt đối không xem việc hát hầu đồng nhằm trục lợi”.

Chính vì thế, Hoài Linh cũng như nghệ sĩ Trung Hưng đã nhiều lần từ chối các đại gia mời hát hầu đồng với giá cao ngất ngưỡng.

Chưa kể đến những mối quan hệ bất chính núp bóng sau việc hát hầu đồng của nghệ sĩ khiến không gian nghệ thuật của bộ môn này bị nhuốm màu đen tối.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Hẩm hiu nghệ sĩ hát đám

Ai cũng muốn được ca diễn dưới ánh đèn sân khấu chuyên nghiệp nhưng điều đó quá khó đối với số đông nghệ sĩ. Họ phải kiếm sống theo nhiều cách nhọc nhằn của nghề hát

 

Hoạt động của sàn diễn sân khấu èo uột, nghệ sĩ tản mác khắp nơi làm đủ nghề để mưu sinh. Một bộ phận không nhỏ nghệ sĩ sân khấu đã tìm thu nhập từ việc hát đám, hát chùa, hát miễu, hát hầu đồng để mưu sinh, khóc cười cho phận đời.

Không lo ế sô!

Đó là câu nói đùa nhưng lại là sự thật của các nghệ sĩ thường đi hát đám tang. Tuy nhiên, họ không gọi hát đám tang mà thay bằng “hát đám buồn”, để phân biệt với “hát đám vui” tức là đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, tân gia... Và khác với những nghệ sĩ “hát đám vui”, họ diễn tuồng những lúc về khuya, sàn diễn dựng trước quan tài, khán giả đông - vắng không thành vấn đề, thu nhập ổn định, lại còn được gia chủ đãi ăn, tặng thưởng và điều quan trọng hơn là chỉ một vai tuồng họ hát mải miết, vì ở đám buồn có ai bắt lỗi bao giờ.

Theo chân nghệ sĩ Cẩm Hiền, người cháu họ của danh cầm Văn Vỹ đi hát “phá hoàng”, tôi thắc mắc về cụm từ hát “phá hoàng”, khác gì với hát “đám buồn”? Cô giải thích: “Hát đám buồn nghệ sĩ trang phục bình thường ngồi hát kiểu sa-lông các bản cổ nhạc, tân cổ giao duyên, còn hát “phá hoàng” là diễn nguyên vở tuồng, nếu người mất là nam thì diễn vai vợ khóc thương chồng, anh chị em khóc thương người mất; còn người chết là nữ thì chồng khóc thương vợ, nếu người quá cố chưa thành gia thất thì cha mẹ khóc ly biệt con. Tất cả các vai đều mặc cổ trang, có vũ đạo, phun lửa, có cảnh người chết xuống Diêm phủ hoặc lên cõi Niết bàn...”.

 

Các nghệ sĩ trong một gánh hát “phá hoàng” biểu diễn trích đoạn “Hội ngộ bàn Đào”, gặp Phật Thích Ca” trong một đám tang
Các nghệ sĩ trong một gánh hát “phá hoàng” biểu diễn trích đoạn “Hội ngộ bàn Đào”, gặp Phật Thích Ca” trong một đám tang

 

Tôi thức trọn đêm với Cẩm Hiền xem cô và đồng nghiệp diễn, gợi trong tôi nhiều suy nghĩ về cái nghiệp hát “phá hoàng”. Tuồng tích được viết với những bài ca cổ, những bản cải lương với giọng điệu bi ai, sầu thương. Dàn nhạc cổ có đủ 5 nhạc cụ: cò, kìm, guitar, sến, bầu và lại có thêm trống quảng. Cẩm Hiền diễn vai cô vợ trẻ hay tin chồng qua đời, diễn xuất như một nữ tướng ngoài trận mạc, chạy gối, lưng giắt cờ lệnh, diễn xuất quanh quan tài. Thi thoảng có khán giả đến xem ném vào những chiếc quạt nhét trong đó là những tờ bạc 20.000 đồng, 50.000 đồng tựa như xem hát bội. Số tiền đó cộng lại sau mỗi đêm chia đều cho toàn ban, cả nhạc công lẫn nghệ sĩ biểu diễn. Bạn đồng nghiệp của Cẩm Hiền rất đông, họ đều là những thành viên xuất thân từ nhiều gánh hát, có người từng là đào kép chánh, người làm đồ hội, quân sĩ, nay quy tụ lại lập gánh hát “phá hoàng” để mưu sinh. Thu nhập toàn nhóm khoảng 3-5 triệu đồng/suất. Nếu gia chủ đặt thêm sô khóc tiễn biệt, nghĩa là diễn buổi sáng khi chuẩn bị động quan thì có thêm từ 3-4,5 triệu đồng/suất.

Trường Oanh, một nghệ sĩ trong gánh hát “phá hoàng”, cho biết thường những gánh hát “phá hoàng” liên kết với các trại hòm, có album hình ảnh nghệ sĩ kèm theo để giới thiệu cho gia chủ. Các trại hòm ăn phần trăm trên giá trị sô diễn, nên có khi gánh hát chỉ lãnh được từ 2-2,5 triệu đồng/sô nhưng bù lại được khán giả “boa”, chia đều mỗi tối mỗi người có thể kiếm thêm 500.000 đồng. Trang phục nghệ sĩ tự may theo vai diễn phân công nên đào kép chánh được thêm 100.000 đồng/suất cho tiền trang phục.

Nhìn vào diễn xuất của các nghệ sĩ hát “phá hoàng”, họ diễn thật sự cảm xúc, cứ như chính người thân đang nằm trong cỗ quan tài vậy. Họ khóc thương da diết, tạo thiện cảm với gia chủ đang chìm trong đau buồn vì mất người thân.

Hát “phá hoàng” mỗi tuồng kéo dài chỉ từ 30-45 phút, có nhóm “tăng cường” thêm nhân vật Phật Thích Ca hoặc Phật bà Quan Âm, có nhóm thêm nhân vật Tề Thiên, Trư Bát Giới, Sa Tăng để chọc cười khán giả. Hát “phá hoàng” có đầu tư về mặt dàn dựng, còn hát “đám buồn” hầu như chỉ xếp hàng đơn ca cổ. Tuy nhiên, không gò bó trong việc chỉ hát những bài ca cổ tiễn biệt, hát “đám buồn” còn biểu diễn tân nhạc với đủ các dòng nhạc. Hát “đám buồn” rất kỵ những người chuyển giới, đồng tính, rất ít khi họ nhận sô đụng nhau. “Tránh không phải do đố kỵ nhưng nghệ sĩ hát “đám buồn” khác với những anh chị chuyển giới, mượn đám tang để làm cuộc vui” - một nghệ sĩ hát “phá hoàng” cho biết.

Chia địa bàn để kiếm sống

Theo nghệ sĩ Cẩm Hiền, hát “đám buồn” được chuộng ở các đám tang vùng ven, còn hát “phá hoàng” thường được mời diễn ở các địa phương lân cận TP HCM như: Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh...

Tôi lân la tìm những nghệ sĩ hát “phá hoàng” để hỏi về cách thức tổ chức sô và huy động nghệ sĩ. Được biết hầu như họ có sô mỗi đêm, có khi đụng sô thì chia lịch diễn. Do vậy, mỗi gánh hát “phá hoàng” đều có từ 2-4 đào kép luân phiên. “Có khi mỗi đêm đụng lịch, từ Biên Hòa chạy qua Hóc Môn, phải xin gia chủ cho hát cách nhau 2 giờ để di chuyển. Thường thì không ngại việc hóa trang, cứ dựng tuồng sẵn rồi leo lên xe máy phóng đi trong đêm, đến nơi mặc phục trang vào là hát” - nghệ sĩ Bích Tuyền cho biết.

Hiện có đến 12 gánh hát “phá hoàng” đang hoạt động rộng khắp vùng ven TP HCM và các tỉnh lân cận. Mỗi ông bà bầu phụ trách 2 gánh, chia địa bàn để hoạt động. Điều tối kỵ là không gánh nào xâm phạm địa bàn của nhau. “Có khi đụng lịch không thể kham nổi, bầu Liên nhờ bầu Hoài đỡ giùm sô. Rồi khi có sô không thể kham nổi thì các bầu chia sẻ, hỗ trợ nhau. Tuyệt nhiên mỗi bên đều có tuồng tích khác nhau, không ăn cắp “bản quyền”. Bầu Hoài đắt sô nhất, phủ khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông” - nghệ sĩ Trúc Linh cho biết.

Nghệ sĩ gánh hát “phá hoàng” hầu như ngủ ngày, thức đêm. Buổi chiều có người còn nhận làm thêm các công việc bán giấy dò xổ số, bán thức ăn tại nhà hoặc bán mỹ phẩm để có thêm thu nhập. Ngày hội ngộ giữa các gánh hát “phá hoàng” và hát “đám buồn” chính là ngày Giỗ Tổ sân khấu. Họ tổ chức cúng heo quay như các nghệ sĩ sân khấu chuyên nghiệp và thường chọn một địa điểm gần nghĩa trang để sau khi cúng đến thắp hương, tưởng nhớ những “khán giả” khách hàng của họ.

Nghệ sĩ hát đám “phá hoàng” còn hay ở chỗ không chê bai, ganh ăn tức ở với đồng nghiệp. “Vì chúng tôi quan niệm hát ở đám tang chẳng ai xem đó là đỉnh cao nghệ thuật gì mà phải tranh với đua. Vì chén cơm manh áo, vì sàn diễn không còn đất sống, chúng tôi phải làm nghề này để kiếm sống đó thôi” - nghệ sĩ Kiều Minh chua chát nói.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.