Quái kiệt Ba Vân, thần đồng Bobo và DV Người Khổng Lồ
CLVNCOM - Sau khi đăng bài: Diễn viên "Khổng Lồ" của đoàn Thủ Đô, trang nhà có nhận được phản hồi từ bạn đọc nguyên văn như sau:
"Kính gởi: Ban Quản Trị CLVN - Tôi có đọc qua bài viết nói về diễn viên người khổng lồ. Nhưng tôi thấy có nhiều điểm không được chính xác cho lắm. chẳng hạn như quê quán...v.v...Diễn viên người không lồ ở cùng quê hương với tôi. Khi viết bài này, cá nhân tôi cũng đã về tận nơi, viết theo lời kể của gia đình.Vậy xin gời đến ban Quản Trị bài viết này để làm sáng tỏ thêm vấn đề.Trân trọng.- A LÝ PHƯỢNG TUYỀN"
CÁI CHẾT CỦA DIỄN VIÊN “NGƯỜI KHỔNG LỒ”
Năm 1962, đoàn cải lương Thủ Đô của ông bầu ba Bản - Họ tên đầy đủ của ông là Nguyễn văn Bản –chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn, ông là người có công trong việc cải cách về cảnh trí, y trang (bây giờ gọi là phục trang) cho sân khấu cải lương. Nhắc tới đoàn cải lương Thủ Đô, khán giả hồi bấy giờ chắc không thể nào quên tuồng “Tiếng Trống Sang Canh” của cố soạn giả Thu An được khai trương tại rạp Thanh Bình.Với tuồng tích được chắt lọc cộng với sự “cách tân” về cảnh trí, y trang. (bây giờ gọi là phục trang) Có thể nói, đoàn cải lương Thủ Đô là một đoàn hát “tiên phong” thực hiện “tuồng nào, cảnh đó”, tuồng nào, y trang nấy. Chớ không hề có chuyện “đầu Ngô, mình Sở” như các đoàn hát đại ban khác cùng thời.Và, nhắc đến tuồng “Tiếng Trống Sang Canh”, khán giả sẽ nhớ ngay đến một nhân vật –Đó là diễn viên “Người Khổng Lồ”Nếu như cho rằng mỗi con người đều có một phúc phận riêng thì có lẽ, diễn viên “Người Khổng Lồ” phải nhận lấy cho mình một số phận hẩm hiu! Điều này, hoàn toàn trái ngược với tấm thân to lớn của anh. Anh cao 2 mét 50, nặng 120 ký, sinh ra và lớn lên tại Bến Sung thuộc ấp 3, xã Bình Thành, quận Thạnh Phú, Tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) Thân sinh của anh là ông Lê văn Lại (thường gọi là Ba Lùn) vì ông cao chỉ có 1 mét 40. Thân mẫu anh là bà Trần Thị Hoài cao 1 mét 55. Theo lời kể của ông bảy Chi –Lê văn Chi em ruột của diễn viên “Người Khổng Lồ”, thì gia đình anh có tất cả 8 anh em, gồm: Bỉ, Bạc (hai chị gái) Hung, Dữ, Mà, Chi, Nữa, Tiếp.NHƯ LÀ HUYỀN THOẠILê văn Dữ -Diễn viên “Người Khổng Lồ” là con trai thứ năm trong gia đình. Vì vậy, tên thường gọi là Năm Dữ. Những chuyện xảy ra nơi anh, tưởng chừng như huyền thoại, hoặc có chăng chỉ xảy ra ở trong… phim ảnh mà thôi! Vì hễ mỗi lần anh nóng sốt, nhức đầu là như có dịp để anh được lớn thêm ra. Theo lời khẳng định của ông bảy Chi – nếu như anh mạnh khỏe bình thường thì không thấy lớn, còn mỗi lần bị cảm sốt là mỗi lần được lớn ... trông thấy rõ!Năm 1952, khi gia đình anh tản cư ở cù lao Long Hòa, “Người Khổng Lồ” bị sốt nặng nằm vùi cả tuần lễ. Thời gian này anh lớn nhanh như… không còn để lớn nữa. Điều đặc biệc là nơi “mỏ ác” của anh vẫn còn mềm phập phồng như đứa trẻ vừa chập chững mới biết đi.SỐ PHẬN HẨM HIUKhoảng năm 1959. Trung Tá Nguyễn văn Là -Tỉnh trưởng Tỉnh Kiến Hòa. Sau này, là Trung Tướng của chế độ Sài Gòn. Khi đi “kinh lý” ở quận Thạnh Phú, tình cờ thấy tướng vóc to lớn dị thường của anh, liền đưa anh về Tỉnh cho làm “gạc-đờ-co” (tức cận vệ.NV). Hơn một năm sau, Trung Tá Là đi học, mới gởi gắm anh làm “gạc-đờ co” cho Đại úy Luân văn Thọ -quận trưởng quận Thạnh Phú. Thọ là người hiểm ác, ém nhẹm tiền lương của anh, nói rằng: “Trung Tá Là giữ”, làm cho anh phải lao đao vất vả hơn 6 tháng trời, bởi làm “cận vệ” mà không có đồng nào! Thời gian sau, Luân văn Thọ đổi sang làm quận trưởng quận Ba Tri. Ít lâu sau, quận Thọ qua đời tại huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre. Còn… diễn viên “Người Khổng Lồ” thì đi Sài Gòn tìm Trung Tá Là để… lãnh lương!DIỄN VIÊN “BẤT ĐẮC DĨ!”Năm 1962, anh long đong giữa Sài Gòn hoa lệ. Một dịp may còn hơn là… trúng số độc đắc đến với anh. Theo lời kể của ông bảy Chi, anh được một hãng phim nọ (xin lỗi, không nhớ tên) mời đóng vai trong bộ phim “Ông Hoàng Ốc –Người Khổng Lồ” với số tiền contrat (tức hợp đồng. NV) là 20 ngàn đồng. (một số tiền khá lớn thời bấy giờ, chiếc xe hơi “trắc - xông” giá khoảng 50 ngàn). Nhưng oái oăm thay, khi bộ phim hoàn thành anh chỉ được trả thù lao võn vẹn 2 ngàn đồng! Vì thân cô, thế cô anh chỉ còn biết ấm ức ra đi. Nhưng bù đắp lại, khán giả xem phim nhớ tới anh, gọi anh với cái tên mới là… “Ông Hoàng Ốc”. Thế rồi… qua những bước thăng trầm nơi chốn phồn hoa. Duyên may lại đến với anh một lần nữa, đó vào lúc đoàn cải lương Thủ Đô của ông bầu ba Bản khai trương vở tuồng “Tiếng Trống Sang Canh” của cố soạn giả Thu An tại rạp Thanh Bình. Ban đầu vở tuồng có tên là “Tiếng trống tàn canh”. Ông bầu ba Bản góp ý với cố soạn giả Thu An đại thể: “Tuồng khai trương bảng hiệu của đoàn hát mà có chữ TÀN trong đó là điều không nên”. Ông bầu ba Bản để nghị đổi chữ “TÀN” thành là chữ “SANG”. Và, vở tuồng “Tiếng Trống Sang Canh” đã thành công vang dội trong đêm khai trương ở rạp Thanh Bình.Với một tầm nhìn nhạy bén nghệ thuật, cố soạn giả Thu An liền “chiếu cố” đến anh, bằng cách thêm vai “Người Khổng Lồ” trong vở tuồng. Điều này… đã đánh trúng sự hiếu kỳ của khán giả, người người đồn thổi với nhau rủ nhau đi xem cho biết… “Người Khổng Lồ”. Vở tuồng “Tiếng Trống Sang Canh” của cố soạn giả Thu An khai trương đoạt doanh thu đến mức kỷ lục. Khán giả mua vé ngày hôm nay, phải đợi đến tối ngày mai hoặc tối ngày mốt mới được đi xem. Thắng đậm, ông bầu ba Bản cho vẻ tấm “pa - nô” hình diễn viên “Người Khổng Lồ” với y trang cải lương theo nguyên mẫu chiều cao của anh dựng nơi mặt tiền của rạp. Phía dưới, có hàng chữ ghi là: “Lê văn Dữ - Khổng Lồ Việt Nam”. Điều này, càng kích thích thêm sự tò mò của khán giả -Xem tuồng “Tiếng Trống Sang Canh” để biết mặt… diễn viên “Người Khổng Lồ!”
Thật ra, vai diễn của diễn viên “Người Khổng Lồ” không có gì là to tát cho lắm! Khi đến lớp Lê Long Đỉnh (do cố kép độc Hoàng Giang đóng) ra lịnh: “Khổng Lồ đâu! Đem hai cha con lão này, ra ngoài gốc cây kia trói lại lột da cho ta!” Anh cất tiếng “DẠ” ồm ồm từ bên trong hậu trường, sau đó, anh bước ra sân khấu, đưa tay chộp vào eo ếch của “diễn viên nhí” Thanh Hoàng trong vai Bo Bo (lúc ấy chị chừng 6,7 tuổi. Cũng từ vai diễn này, chị lấy nghệ danh là Bo Bo Hoàng.NV) đi vòng quanh sân khấu. Đoạn anh ngổi phệt xuống, “diễn viên nhí” Thanh Hoàng lúc ấy đứng cạnh bên, vẫn còn thấp hơn về chiều cao của anh. Vì vậy có thể nói, tuồng cải lương “Tiếng Trống Sang Canh” của cố soạn giả Thu An, đã gắn liền với hình ảnh diễn viên “Người Khổng Lồ”Một hôm, Trung Tá Là khi thấy tấm “Pa-nô” vẽ hình anh dựng ở mặt tiền của rạp. Trung Tá Là nói với anh: “Chú mày đem hình tượng của mình ra bẹo dạng để kiếm tiền? Và rồi… Trung Tá Là đưa anh qua Ty Thể Dục, với ý định đào tạo anh thành một võ sĩ Quyền anh.Theo lời kể của ông bảy Chi -Trong thời gian tập luyện anh bị xén bớt khẩu phần ăn, khiến cho anh không đủ sức khỏe để luyện tập.MỘT CÁI CHẾT OAN UỔNG, ĐAU THƯƠNGCuối năm 1969. Tại sân Tinh Võ Sài Gòn, anh và một võ sĩ Đại Hàn thi đấu môn võ tự do. Với ý nghĩ xem thường đối thủ nhỏ con, anh bị tên võ sĩ này tấn công liên tiếp mấy cú đấm vào ngực. Trong lúc choáng váng, người thầy dạy võ cho anh (không nhớ tên) liền nhắc: “Tóm được cổ nó là thắng” (gần nguyên văn, theo lời của ông bảy Chi) Anh liền tóm cổ đối thủ và “lên gối” liên tục liền mấy cái. Chừng khi buông ra, tên võ sĩ Đại Hàn hộc máu chết tại chỗ.Còn anh, thời gian sau phải vào điều trị ở bệnh viện Hồng Bàng vì mắc chứng… lao phổi! Xin được nói thêm, hồi ấy võ sĩ khi thượng đài nếu như lỡ bị mất mạng cũng là chuyện hết sức bình thường. Còn bây giờ luật thượng đài như thế nào, người viết bài này không được rõ lắm!MỘT BI ĐÁT, TRÊN MỌI BI ĐÁTAnh chết, với chiều cao 2 mét 50 quá khổ của anh, gia đình không thể nào mua được áo quan. Lối xóm phải đóng ván mà chôn cất cho anh. Vào thời điểm này, chiến sự lại xảy ra nên không có tổ chức đám tang. Tẩn liệm xong gia đình vội vã chôn ngay!Cũng cần nói thêm, sau ngày anh xuất viện do hoàn cảnh quá khổ nghèo, anh lưu lạc đến tận Tây Ninh, sống nương nhờ người em ruột tên là Lê văn Tiếp. Do không có điều kiện tẩm bổ, bệnh tình ngày một nặng thêm. Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, anh trở về Bến Sung nương náu với cha mẹ. Anh mất vào ngày 3 tháng 10 năm 1973, hưởng dương 43 tuổi. Theo lời kể của ông bảy Chi, lúc anh mất chỉ còn là da bọc xương, nặng khoảng 60 ký!Còn gì não lòng hơn, suốt thời gian anh lâm bệnh cho đến ngày anh mất. Vợ anh không hề một lần viếng thăm, lại còn ngăn cản các con anh không được về để tang cha. Vì một lý do hết sức “đơn giản” – Sợ lây bệnh!Đứng trước phần mộ của anh đầy cỏ dại, gai góc mọc um tùm. Tôi không khỏi ngậm ngùi, tiếc thương anh ở chỗ… “sinh bất phùng thời”.Giá như, anh sống được đến hôm nay. Một “Khổng Lồ Việt Nam” như anh chắc chắn sẽ được quan tâm chu đáo!A LÝ PHƯỢNG TUYỀN
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc