“Nhập vai” hấp dẫn và nguy hiểm
Vào thời Pháp thuộc, một ông Tây chức quyền một tỉnh ở Nam Kỳ
Lục Tỉnh, khi xem cải lương (có người thông ngôn ngồi bên cạnh
dịch lại lời hát). Đến lúc cô đào thương với vai trò một nữ
tướng mang bụng chửa sắp đẻ con, thất trận chạy dài, mà lại bị
tướng giặc đuổi nà (do một kép độc đóng). Cô đào ôm bụng chạy
mà tướng giặc cố đuổi sắp bắt được. Tức thì ông Tây rút súng
lục bắn mấy phát để can thiệp. Rất may là súng nổ lên trời,
chớ không thôi thì anh kép hát với vai trò kép độc bị lãnh đạn
và sanh nghề tử nghiệp rồi!
Nếu những giọt nước mắt của khán giả là khen tặng cho những cô
đào thương, thì chửi rủa của họ lại là phần thưởng cho những
cô đào độc. Người nữ nghệ sĩ thủ vai đào thương để rồi được
khán giả ngậm ngùi, xúc động và ngợi khen sau đó, không là
chuyện khó. Thế nhưng, dám thủ những vai đanh ác lẳng lơ để
làm cho người xem phát ghét và có thể bị nguyền rủa, nhưng sau
đó lại khắc được vào lòng họ sự khó quên mới là chuyện khó.
Người nữ nghệ sĩ thủ vai đào thương để rồi được khán giả ngậm ngùi, xúc động và ngợi khen sau đó, không là chuyện khó. Thế nhưng, dám thủ những vai đanh ác lẳng lơ để làm cho người xem phát ghét và có thể bị nguyền rủa, nhưng sau đó lại khắc được vào lòng họ sự khó quên mới là chuyện khó
Đào thương thì nhờ có làn hơi ca thiên phú mà có được giao kèo
bạc triệu, trong lúc ấy đào lẳng chỉ cậy ở diễn xuất thần tình,
mà không hưởng được bao nhiêu lương bổng. Sự khác biệt giữa
cải lương và điện ảnh, thoại kịch nằm trong trường hợp này.
Một câu chuyện từng xảy ra ở Long Xuyên vào khoảng năm 1970,
lúc ấy ông bầu Cần mang đoàn cải lương Đồng Ấu Kim Nam về diễn
tại Đình Cái Sao, thuộc tỉnh An Giang, với thành phần đào kép
hầu hết là nghệ sĩ còn trẻ từ 12 đến 16 tuổi. Hôm bữa đó cúng
đình nên khán giả tới xem đông đảo, các diễn viên trẻ tuổi của
đoàn lên tinh thần trổ hết tài năng.
CD cải lương tuồng Ngôi Nhà Ma của soạn giả Thanh Nga. Nguồn
CD Cải Lương
Đêm ấy đoàn diễn vở tuồng Phạm Công Cúc Hoa, đến lớp Tào Thị
bạc đãi, hành hạ hai đứa con riêng của Phạm Công làm khán giả
tức giận la ó. Nhiều khán giả bất bình trước sự tàn ác của Tào
Thị do đào trẻ Xuân Hoa (mới 15 tuổi) đảm trách vai trò, nên
đã liệng đủ thứ lên Tào Thị Xuân Hoa. Tiếp đó một bà tuổi sồn
sồn bước nhanh lên sân khấu chỉ vào mặt Tào Thị Xuân Hoa mắng:
Bị đánh bất ngờ cô đào trẻ ôm mặt khóc hu hu, bỏ hát đi luôn
vào hậu trường. Nhân viên dàn cảnh của đoàn chạy ra lôi bà
khán giả này xuống, và nhiều khán giả la lớn: “Nó đang hát
tuồng chớ đâu phải thiệt, bộ bà khùng rồi sao mà đánh con nhỏ?”
“Đồ độc ác, đồ gái trắc nết lăng loàn, cái thứ bất lương...
thứ trời đánh! Mà thôi, đợi ông trời lâu lắm, để tao đánh
trước”.
Vừa dứt lời là bà xáng cho Tào Thị Xuân Hoa mấy bạt tai xiểng
niểng. Bị đánh bất ngờ cô đào trẻ ôm mặt khóc hu hu, bỏ hát đi
luôn vào hậu trường. Nhân viên dàn cảnh của đoàn chạy ra lôi
bà khán giả này xuống, và nhiều khán giả la lớn: “Nó đang hát
tuồng chớ đâu phải thiệt, bộ bà khùng rồi sao mà đánh con nhỏ?”
Biết mình có lỗi, bà khán giả hành động quá đáng kia đi te te
xuống sân khấu rồi lẫn vào đám đông.Trong khi đó thì ở hậu
trường, ông bầu gánh cố dỗ dành mà đào Xuân Hoa vẫn khóc tức
tưởi không chịu ra hát. Thấy vậy, mấy vị trong Ban Hội Tề Đình
Cái Sao mang đồ cúng với nhiều bánh trái, xôi thịt cùng một ít
tiền đến tặng đoàn và xin lỗi, chừng đó Tào Thị Xuân Hoa mới
chịu tiếp tục hát cho hết vai trò.
Về sau Xuân Hoa được các đoàn lớn như Minh Cảnh, Cửu Long,
Tiền Giang mời về cho nhận vai chánh. Trong vở tuồng “Ngôi Nhà
Ma” của soạn giả Thanh Nga (cô đào Thanh Nga thật lắm nghề),
cô đã bỏ vai cho đào lẳng Thúy Lan một vai trò đào độc. Thúy
Lan đã diễn thật xuất thần, đến nỗi khiến cho khán giả chửi
mắng um sùm, quên rằng họ đang xem hát chớ đâu phải ngoài đời.
Nghe chửi, Thúy Lan rất khoan khoái, thích thú. Bởi không còn
gì làm một cô đào đóng vai độc sung sướng hơn, khi thấy mình
gây được sự công phẫn của khán giả qua vai trò của mình.
Thúy Lan thành thật nói:
- Đóng vai này nghe chửi chừng nào lại... mát ruột chừng ấy.
Xem vở cải lương “Đèn Đêm Nhỏ Lệ” nó làm tôi tức phát điên
lên được. Lợi dụng cái mã đẹp trai nó lường gạt con gái nhà
lành nhẹ dạ. Hôm trước xem vở “Mùa Nước Nổi” cũng thế, nó dụ
dỗ cả cô chị lẫn cô em. Rồi vở “Đèn Khuya” nó phụ bạc người
cứu nó mà dụ dỗ vợ người ta bỏ chồng bỏ con...Cái hạng người
bất nhân ấy mà cũng là nghệ sĩ hả?
Ở đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đào lẳng Thúy Lan được coi
như là cột trụ duy nhất trên phương diện đào “độc”. Theo như
một số người sành sỏi về cải lương thì Thúy Lan gần như là một
diễn viên toàn diện so với những cô đào cùng trang lứa với cô
thời ấy. Tài năng và sở trường của Thúy Lan được chứng minh rõ
ràng qua mùa giải Thanh Tâm 1960, khi cô về nhì khít khao với
Ngọc Giàu là người đoạt giải. Đó là một trong hàng trăm cảnh
do đào lẳng, đào độc đóng, còn kép độc thì cũng làm cho khán
giả không những phản ứng ở trong rạp, mà khi ra ngoài xã hội
cũng vẫn bị phản ứng không thua gì lúc đang hát.
Cũng là cái số…
Đây xin kể trường hợp kép Linh Tâm chuyên đóng các vai sở
khanh, khi ra chợ bị khán giả kể tội. Có lần theo đoàn đi diễn
ở Cà Mau, sáng ra chợ đến chỗ bà bán trái cây hỏi mua, thì bà
ta vừa nhìn thấy anh, lừ mắt giận dữ không nói một tiếng.
Tưởng bà ta chưa nghe rõ nên hỏi bao nhiêu tiền một ký, bất
thần bà ta cầm cái nia úp lên thúng trái cây rồi rủa anh một
tràng dài:
- Cậu đi chỗ khác, tui thà chịu ế chứ không bán cho mấy thử sở
khanh đàng điếm, con gái người ta hiền lành xinh đẹp mà dụ cho
mang bầu rồi bỏ, ăn ở thất đức quá dậy?
Linh Tâm đứng chết trân như trời trồng không nói được câu nào,
tưởng bà ta nhầm mình với ai đó, không ngờ mấy bà khác cũng
xúm lại chửi đổng:
- Cái mặt sở khanh, thấy ghét!
Tiếp theo đó thì mấy bà bên cạnh lại kể thêm nhiều “tội” là
khác:
- Hôm qua xem vở cải lương “Đèn Đêm Nhỏ Lệ” nó làm tôi tức
phát điên lên được. Lợi dụng cái mã đẹp trai nó lường gạt con
gái nhà lành nhẹ dạ. Hôm trước xem vở “Mùa Nước Nổi” cũng thế,
nó dụ dỗ cả cô chị lẫn cô em. Rồi vở “Đèn Khuya” nó phụ bạc
người cứu nó mà dụ dỗ vợ người ta bỏ chồng bỏ con theo nó, rồi
còn bắt cóc con người ta nữa. Cái hạng người bất nhân ấy mà
cũng là nghệ sĩ hả?
Có mấy người ở chợ bấy giờ mới hiểu ra chuyện liền cười xen
vào:
- Trời ơi, tui tưởng “thằng chả” lường gạt con gái nhà bà, ai
dè ổng đóng tuồng mà nhân vật làm bậy chứ có phải ổng đâu mà
bà la người ta.
Bà bán hàng vẫn khăng khăng:
- Ngó cái mặt thấy người... không đàng hoàng rồi. Cứ nhớ tới
mấy cô phải đau khổ vì nó là tôi chịu hổng nổi.
Linh Tâm lúc ấy mới thở ra. Cái số làm “sở khanh” như anh chắc
vẫn còn nghe những lời nguyền rủa dài dài..
Ý kiến bạn đọc