Đang truy cập : 216
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 215
Hôm nay : 21719
Tháng hiện tại : 2196437
Tổng lượt truy cập : 88503038
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
TRẦN QUANG HẢI VIẾT VỀ NHẠC SƯ VĨNH BẢO : tiểu sử, thành tích, sự nghiệp
nhạc sư VĨNH BẢO và phu nhân
Đối với tôi, một hậu sinh trong lĩnh vực tìm hiểu nguồn gốc nhạc cổ truyền Việt Nam, tôi đã học hỏi rất nhiều nơi hại vị “đại thụ” của nhạc truyền thống việt nam . Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ viết về nhạc sư VĨNH BẢO đã cống hiến trọn cuộc đời cho nhạc đờn ca tài tử miền Nam.
Ông là người đã sống với nhạc cổ miền Nam gần 80 năm (sinh năm 1918) , một thời gian quá dài mà không có một nghệ nhân nào ở Việt Nam so sánh nổi. Ông là người đã gặp hầu hết những nhạc sư đờn ca tài tử, có dịp hòa đờn chung, biết rõ sự nghiệp của từng nhạc sư đã quá vãng cũng như những nhạc sư còn sinh tiền. Ông là người duy nhứt phổ biến phương pháp dạy đờn tranh qua mạng (internet) để phổ biến đờn tranh khắp thế giới. Ông còn là người sáng tạo đờn tranh từ 16 dây lên 17, 19 và 21 dây để cho tiếng đờn tranh phong phú hơn, dồi dào hơn, tự chế cách ký âm cho đờn tranh một cách hoàn mỹ hơn.
Ký âm cho đờn tranh do nhạc sư VĨNH BÁO sáng chế.
Ông là nhạc sư sử dụng ngoại ngữ thông thạo : viết, đọc, thuyết trình bằng tiếng Việt, Pháp, Anh mà không có một nghệ nhân nào ở Việt Nam có thể đạt được . Ngoài ra ông còn là một nhà thơ lỗi lạc đã làm rất nhiều bài thơ đủ loại bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh . Đó là khía cạnh rất ít người biết về tài năng của nhạc sư VĨNH BẢO .
-Họ và tên : NGUYỄN VĨNH BẢO
-Sinh ngày : năm 1918, tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp), Việt Nam
-Giới tính : Nam
-Đơn vị cộng tác : cựu giáo sư trường quốc gia âm nhạc Saigon (1955-1964), cựu giảng viên âm nhạc của trường đại học Southern Illinois University, Hoa Kỳ (1970-72)
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : giảng dạy âm nhạc cổ truyền việt nam , đàn tranh cho nhạc sinh Việt Nam và ngoại quốc theo phương pháp vi tính trên mạng từ nhiều năm qua cho tới ngày nay .
Nhạc sư VĨNH BẢO dạy trên mạng và học trò ngoại quốc
2. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
80 năm trong nghề nghiệp âm nhạc . Ông khởi sự đóng đờn cò từ năm 12 tuổi . Ông sở trường đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn gáo. Ngoài ra ông còn biết đàn độc huyền, măng cầm (mandoline ) tây ban cầm (guitare espagnole ), vĩ cầm (violon), và dương cầm (piano).
Ông học đờn từ nhỏ với các thầy Hai Lòng (Vĩnh Long), Sáu Tý, Năm Nghĩa (Trà Ôn). Tính ra ông đã học với gần 200 “thầy) (theo nghĩa nhứt tự vi sư, bán tự vi sư) khắp ba miền Nam Trung Bắc trên xứ Việt .
Năm 1935, ông sang chế ra dây Tỳ (hò – liu – sol – sol) và dây Xề (Re – sol) trên cây đàn gáo.
Vào cuối thập niên 30, ông đã tạo một chỗ đúng quan trọng trong hang ngũ nhạc sĩ trẻ miền sông Cữu Long .
Năm 1938 ông được hãng dĩa BEKA mời đàn cho cô Ba Thiệt (chị của cô Nam Cần Thơ) ca.
- Từ năm 1955 tới năm 1964, ông được bổ nhiệm với chức vụ trưởng ban cổ nhạc miền Nam ở trường quốc gia âm nhạc Saigon với sự cộng tác của các nhạc sư Chín Kỳ, Hai Biểu, Chín Trích, Hai Khuê, Bảy Hàm.
- Năm 1963, ông được mời tham dự hội nghị về âm nhạc với 11 nước Đông Nam Á tại Tân gia ba (Singapour)
- Năm 1969, ông đã thực hiện hai cuồn băng nhạc đờn ca tài tử do ông Nam Bình sản xuát và do ông điều khiển chương trình với sự cộng tác của 11 nhạc sư đờn tài tử lúc bấy giờ . Tất cả đã ra người thiên cổ ngoại trừ ông và nhạc sĩ Bảy Bá còn sống .(1)
- Năm 1970, ông được đài truyền hình NHK của Nhật Bản mời sang Đông Kinh (Tokyo) để thuyết trình về nhạc cổ truyền Việt Nam với phần minh họa đàn tranh
- Từ giữa năm 1970 tới 1972, trường đại học Hoa kỳ (Southern Illinois University) mời ông sang dạy nhạc cổ truyền Việt Nam với tư cách giáo sư biệt thính. Trong dịp này GSTS Trần Văn Khê cũng có mặt và đã cùng ông góp mặt tại nhiều buổi hội thảo về âm nhạc học (musicology) với các nhà dân tộc nhạc học Mỹ .
- Năm 1972, ông được trung tâm nghiên cứu nhạc Đông Phương (Centre d’Etudes de Musique Orientale) ở Paris mời sang Pháp trong một tháng để cùng với GSTS Trần Văn Khê trao đổi kiến thức về nhạc cổ truyền việt nam , đồng thời thuyết trình nhiều buổi về nhạc đờn ca tải tử nam bộ cho khan giả Pháp. Ông cũng có thuyết trình về nghệ thuật đóng đờn theo phương pháp của ông tại trung tâm âm thanh học (Laboratoire d’Acoustique musicale) của cố giáo sư âm thanh học Emile Leipp . Ngoài ra trong thời gian này ông đã cùng GSTS Trần Văn Khê thực hiện 2 dĩa hát về nhạc tài tử miền Nam (VIETNAM : tradition du Sud với hãng dĩa OCORA , và một dĩa về nhạc đờn tài tử nam bộ “ VIETNAM : Tradition of the South” do hãng dĩa Philips sản xuất ở Hà Lan , collection UNESCO / Musical Sources)
- Từ năm 1975 tới ngày hôm nay, nhạc sư Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục dạy đờn tại gia và đóng đờn. Công việc của ông là dạy trực tiếp hay hàm thụ qua băng nhạc hay với máy vi tính trên mạng cho một số người Việt hay nhạc sinh ngoại quốc tới Việt Nam (Pháp , Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ). Ông cũng thường tiếp những nhà âm nhạc học (GS Jean Christophe Maillard của Pháp , GS Alexander Cannon của Hoa Kỳ, GS Trần Quang Hải của Pháp) để trao đổi kiến thức âm nhạc (2)
- Năm 1998-1999, trường Colette ở TP Hồ Chí Minh mời ông dạy nhạc cổ truyền Việt Nam cho học sinh người Pháp .
- Năm 2002, hãng dĩa OCORA (Pháp) đã phát hành một CD về cổ nhạc đờn tài tử nam bộ với nhạc sư Vĩnh Bảo, và ban nhạc đờn tài tử gồm nhạc sĩ Ba Tu nhạc sĩ Sáu Tỵ, nhạc sĩ Hoàng Cơ Thụy.
- Năm 2010, nhạc sư Vĩnh Bảo thuyết trình và minh họa về đờn ca tài tử miên Nam tại trung tâm Trần Văn Khê, quận Bình Thạnh, TP HCM
Nhạc sư VĨNH BẢO nói chuyện và minh họa về đờn ca tài tử tại trung tâm Trần Văn Khê
Nhạc sư đã sáng chế ra cây đàn tranh cải tiến từ thập niên 50, từ cây đàn tranh 16 dây loại nhỏ, thành đàn tranh có kích thước lớn hơn với 17, 19 và 21 dây rất tiện lợi để có thể đờn các loại “hơi, điệu” mà khi đờn không cần phải sửa dây , kéo nhạn . Sau 60 năm , cây đàn tranh này đã được chấp nhận và ngày nay , hầu hết các đàn tranh thấy ở Việt Nam đều có 17 dây .
Nhạc sư VĨNH BẢO với đờn tranh do ông sáng chế
3.SÁCH và DĨA HÁT PHÁT HÀNH
“Vietnam / Tradition du Sud” do hãng dĩa OCORA phát hành, OCR 68, Paris Pháp, 1973, với nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và GSTS Trần Văn Khê. (dĩa 30cm/33 vòng)
“South Vietnam / Entertainment Music” do hang dĩa Philips phát hành, 658028, collection UNESCO/Musical Sources, Amsterdam , Hà Lan, 1973 (dĩa 30cm/33 vòng) (2)
“Vietnam / Tradition du Sud” do OCORA sản xuất , C580043, Paris, Pháp, 1993 (dĩa CD) với nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và GSTS Trần Văn Khê
“South Vietnam / Entertainment Music” do hang AUVIDIS phát hành, D8049, Paris , Pháp (dĩa CD) với nhạc sư Vĩnh Bảo và GSTS Trần Văn Khê.
“Vietnam / Ensemble Nguyen Vinh Bao” do OCORA sản xuất , C 560160, Paris , Pháp, 2002,(dĩa CD)
“Thử tự học đàn tranh” do Trung tâm Văn Hóa Thông Tin của tỉnh Long An ấn hành, 229 trang , 2003 .
Đây là công trình nghiên cứu khoa học rất có giá trị về mặt sư phạm và nghệ thuật âm nhạc cổ truyền do nhạc sư Vĩnh Bảo đã dày công nghiên cứu chú trọng về hai mặt lý thuyết và thực tạp tự học đàn tranh. Có dĩa CD kèm theo để minh họa , cho nên rất dễ học, dễ hiểu. Với hai phương pháp ký âm (do re mi vv…) và ký hiệu riêng do nhạc sư sang tạo rất chính xác và khoa học. Có khoảng 100 bài bản từ các bài đàn tài tử đến các bài trong cải lương từ dễ tới khó
“Thử tự học đàn tranh” do một nhóm học trò Việt Nam ở Hoa Kỳ sản xuất , 4 DVD bằng tiếng Việt do nhạc sư Vĩnh Bảo dẫn giải và minh họa, 2004, Hoa Kỳ
“Self taught Vietnamese Zither” do một nhóm học trò Việt Nam của nhạc sư Vĩnh Bảo ở Hoa Kỳ sản xuất, 3 DVD bằng tiếng Anh do nhạc sư Vĩnh Bảo giải thích và minh họa, 2004, Hoa Kỳ
- 2005 : Giải thưởng ĐÀO TẤN do hội đồng giải thưởng Đào Tấn khen tặng ông là người đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc
- 2006: GSTS Nguyễn Thuyết Phong tại hội thảo dân tộc nhạc học thế giới lần thứ 51 tại thành phố Honolulu (Hawaii, Hoa Kỳ) qua bài tham luận “Considering the Fate of Tài tử Music : Nguyễn Vĩnh Bảo , the Last Guardian of the Tradition” (Nỗi quan tâm đến vận mạng của đờn ca tài tử : Nguyễn Vĩnh Bảo, người bảo vệ vau cùng của truyền thống) đã đề nghị tôn vinh nhạc sư Vĩnh Bảo là một trong sáu nhạc sư của thế giới là người có công đóng góp cho nhạc dân tộc và nổi tiếng nhứt trong xứ
GSTS Nguyễn Thuyết Phong và nhạc sư Vĩnh Bảo
- 2009 : xứ Pháp ban tặng ông huy chương văn học nghệ thuật (médaille des Arts et des Lettres) cấp bực “officier” . Ở Việt Nam chỉ có hai người thuộc cấp bực này là GSTS Trần Văn Khê và nhạc sư Vĩnh Bảo. Sự vinh danh này không chỉ dành riêng cho nhạc sư Vĩnh Bảo mà cho toàn bộ mộn đờn ca tài tử nam bộ (lời phát biểu của nhạc sư trong buổi gắn huy chương tại toà Tổng lãnh sự Pháp ở TH Hồ Chí Minh)
Nhạc sư VĨNH BẢO nhân huân chương Nghệ thuật và văn học đứng giữa ông đại sứ Pháp và GSTS Nguyễn Thuyết Phong
- 2010 : trung tâm kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục Việt Nam cho nhạc sư Vĩnh Bảo về việc truyền dạy cổ nhạc Việt Nam và đàn tranh trên toàn thế giới qua phương pháp mạng trên vi tính
Nhạc sư VĨNH BẢO dạy trên mạng
3.KẾT LUẬN
Nhạc sư Vĩnh Bảo là một nhân vật đã sống trọn vẹn cuộc đời cho đờn ca tài tử nam bộ qua việc dạy học, diễn giảng , biểu diễn, đóng đàn và sang tạo nhạc cụ và các loại lên dây (tunings),cùng với kỹ thuật diễn tấu cũng như tư duy mỹ quan âm nhạc Việt Nam. Ông là “cây cổ thụ, đại thụ”, là “báu vật sống” , là “gia tài âm nhạc cổ truyền” , là “hậu tổ của đờn ca tài tử” (theo GSTS Trần Văn Khê), là “nhạc sĩ toàn tài – đàn, dạy và đóng đàn – duy nhứt của Việt Nam và Thế giới “ (theo GS Trần Quang Hải).
Muốn biết thêm về hoạt động âm nhạc của nhạc sư Vĩnh Bảo và những thành quả được trong nước và hải ngoại khâm phục qua báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình Việt Nam và nước ngoài (Hoa Kỳ, Pháp, Anh quốc), xin mời xem các trang nhà sau đây :
http://tranquanghai1944.wordpress.com/category/nguyen-vinh-bao-2/
http://tranquanghai.com/c41-tieu-su-nhac-si.html
(1) danh sách các nhạc sư cộng tác với nhạc sư Vĩnh Bảo trong hai cuồn băng do ông Nam Bình sản xuất năm 1969:
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc