Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Xem tiếp...
Như Huỳnh
CLVNCOM - Như Huỳnh - một hiện tượng lạ của sân khấu chuông vàng!
Lạ, tại sao lạ hén!!!
Nhìn vào danh sách huy chương chuông vàng vọng cổ qua 7 kỳ2006 Võ Minh Lâm,Hồ Ngọc Trinh,Cao Thuý Vy2007 Ngọc Đợi,Văn Gàn, Diểm Kiều2008 Võ Thành Phê, Quốc Phòng, Thị Trí2009 Thu Vân, Quốc Vinh, Lê Minh Hảo2010 Trung Đẳng, Mỹ Vân, Bình Trọng2011 Văn Mẹo, Thanh Nhường, Phùng Ngọc Bảy2012 Huyền Trang,Ngọc Thảo, văn Đáng2013 Thị Luận, Ngọc Hoa,Minh Hải...Không ai thấy tên của Như Huỳnh đâu cả, nhưng nếu đếm số lần tham gia đóng chánh Ngân Mãi Chuông Vàng thì tên Như Huỳnh thuộc đứng đầu(9 lần), dù không phải tuồng nào cũng thành công nhưng vài tuồng cũng được nhiều khán giả ưa thích như Trà Hoa Nữ...Cũng không thấy Như Huỳnh thi đi thi lại nhiều lần, có lẽ với Như Huỳnh huy chương thật sự là tấm lòng khán giả qua vai tuồng của mình, những điểm lạ tạo nên bản sắc Như HuỳnhNhuỵ Kiều Tướng Quân với Như HuỳnhNếu nhìn vào thành tích thì nghệ sĩ Như Huỳnh không có duyên lắm với chiếc huy chương vàngBên ca nhạc, tương tự ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ được giải tư Tiếng hát truyền hình như sau này trở thành "vua" nhạc pop Việt Nam vượt qua những tên tuổi Lam Trường, Đan Trường, Bằng Kiều... trước đó và trở thành đại giaĐàm Vĩnh Hưng trong cuộc thi Tiếng hát truyền hình năm 1998. Lối trang điểm đậm cộng vớikiểu tóc hai mái làm cho anh khá "quê mùa".Cuộc sống thoải mái của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ngày nayNhư Huỳnh - Một nghệ nhân yêu nghề(Báo Dất Mũi-2006)Trong lần tiếp xúc với các nhà báo tại Liên hoan giọng ca cải lương Bông Tràm vừa qua tại Cà Mau, Như Huỳnh nói vui rằng, em may mắn chọn nghề ca hát, nên tâm hồn trông mới trẻ thế, chớ nếu là con gái ở quê cùng trang lứa như em thì đã “lọm khọm lắm rồi vì mấy đứa con”! Một câu nói vui nhưng tư duy rất kín kẽ, nhưng cũng đầy cá tính, một phong cách làm việc say mê, bền bỉ, với những bài bản lớn trong 7 bài 4 oán. Nói như tác giả Huỳnh Hồng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Cà Mau thì tiếp xúc với Như Huỳnh, “người ta chỉ thấy lồ lộ hiện trước mặt mình một nghệ nhân trẻ, một bạn đồng nghiệp cùng hội cùng thuyền, nhưng “tuổi trẻ tài cao”. Có khen Như Huỳnh chân thành thì cũng không có mặc cảm mình là anh xu nịnh, gần chùa gọi Bụt bằng anh. Chính đấy là cái Như Huỳnh hơn người”.Như Huỳnh trong đêm chung kết cuộc thi giọng ca cải lương giải Bông TràmCon đường vào nghiệp cầm ca của Như Huỳnh khá đặc biệt. 14 tuổi là cây văn nghệ xuất sắc của trường, có một giọng ca hết sức đặc biệt. Nhiều đoàn cải lương chuyên nghiệp xin rút về đoàn và nuôi cho em ăn học, nhưng vào thời điểm ấy, gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Là con gái lớn trong gia đình nên không thể để cho cha mẹ cực khổ, nên Như Huỳnh từ chối. Học hết lớp 9, em phải hy sinh việc học của mình cùng cha mẹ lo chuyện đồng áng để nuôi các em của Huỳnh ăn học. Không làm nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng Huỳnh chọn cho mình một hướng đi riêng, đó là vừa ở nhà giúp gia đình, lúc rảnh rỗi tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử ở xóm để được “ tha hồ mà hát”. Như Huỳnh tâm sự: “Em có được thành tích như ngày hôm nay là ngẫu nhiên, chỉ nghe lời khuyên của bạn bè kích vào cái hát, thích mở tầm nhìn của tuổi trẻ (...) còn yêu nghề, gắn bó với đờn ca tài tử là phải từ sau này”. Cái ngẫu nhiên ấy là tiền đề cho một con người đầy bản lĩnh, đam mê nghệ thuật thích tìm tòi sáng tạo, khám phá khả năng chất giọng của mình trên một lĩnh vực ca tài tử, thú vị, nhưng cũng đầy khó khăn. Như Huỳnh luôn được các bậc đàn anh trong CLB giao ca những bài bản lớn. Hôm đến nhà Như Huỳnh, ở cái nơi mà người dân thường gọi là “cánh đồng chó ngáp” thuộc ấp Tràm Thẻ Đông xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau. Nơi đây trước kia là vùng đất hoang hóa trũng phèn chuyên để cho các nhà nông làm nơi “cầm trâu”, chỉ có năn tượng và cỏ dại mới sống nổi. Từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, người dân nơi đây bắt đầu khấm khá, trong đó có nhiều hộ đã trở thành triệu phú ngay tại cánh đồng “chó ngáp” này. Huỳnh đưa cho tôi xem nhiều kỷ vật lưu niệm, trong ấy, Như Huỳnh còn giữ được một Bằng chứng nhận Giải Nhất Tiếng hát Nông dân huyện Thới Bình, năm đó Huỳnh mới 14 tuổi và một tấm vé xem hát của Đoàn cải lương Hương Tràm - đó là hành trang ban đầu của Như Huỳnh dấn thân vào nghề ca hát. 14 tuổi đã chỉn chu, kỹ lưỡng như thế, xét kỹ ra, sự lựa chọn nghề nghiệp của Như Huỳnh chưa hẳn đã ngẫu nhiên!Đờn ca tài tử Nam bộ có ma lực cuốn hút mọi người – từ già trẻ gái trai ở các vùng nông thôn, ai cũng thích đờn ca tài tử, nhưng cũng có mấy ai nổi danh với nghề. Đờn ca tài tử lại là một lĩnh vực của sáng tạo, một công việc không dễ dàng, không ít người ca được, đàn được nhưng đó chỉ là một phong trào ca hát vui, chứ có mấy ai trụ được và nổi danh. Sau này, khi trò chuyện với các bạn cùng trang lứa và các bạn yêu bộ môn loại hình đờn ca tài tử Nam bộ, Như Huỳnh nhiều lần nhấn mạnh “muốn thành danh phải lăn lăn lộn với nghề, để trưởng thành, nơi thơm tho, nhung lụa chỉ sinh ra những mưu mô, không phải là môi trường tốt”. Như Huỳnh may mắn được về CLB Thể nghiệm tài tử tỉnh Cà Mau, nơi có nhiều nghệ nhân tên tuổi đàn anh như: Huỳnh Hồng, Minh Đăng, Trường Giang, Hoàng Thắng, Hoàng Trang, Quốc Sĩ... một môi trường làm nghề nghiêm túc, có nề nếp. Học nghề từ những buổi bàn luận, rút ngắn được khoảng cách, thời gian hòa nhập với các bạn đồng nghiệp đi trước. “Vì cái sự chịu học” và tính siêng năng chịu khó, Như Huỳnh đã dần “đứng” được trong lòng khán giả hâm mộ trên sóng tiếng hát phát thanh truyền hình. Nhưng cái vốn quý nhất của Như Huỳnh - mạch nguồn nuôi dưỡng giọng hát thanh xuân, năng nổ chính là sự xông xáo, yêu cái hồn hậu của cuộc sống, chính vì thế mà Như Huỳnh muốn đem lời ca, tiếng hát của mình tô điểm cho quê hương đất nước, những bài hát dài hơi trên sóng PTTH Cà Mau của Như Huỳnh đã “đóng đinh” tên tuổi một giọng hát ngọt ngào và gần gũi với khán giả trong khu vực.20 tuổi đời, hơn 6 năm tuổi nghề, tên nghệ nhân Như Huỳnh gắn liền với những bước phát triển của Đờn ca tài tử Nam bộ Cà Mau, gắn với những chiến công vang dội của Tài tử Nam bộ tỉnh nhà trên nghệ đàn khu vực. Nhận thức con đường nghệ thuật chẳng dễ dàng, có lúc Như Huỳnh cũng hiểu nhầm, bị đánh giá chưa đầy đủ. Nhưng bản lĩnh “chăm chỉ say nghề” thấy bài bản nào hay, mới của các thầy Lâm Tường Vân, Huỳnh Khánh, Huỳnh Hồng, Minh Đăng... sáng tác là luyện tập tới cùng, vì vậy mà trong các cuộc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ cấp tỉnh, khu vực giọng ca của Như Huỳnh có vai trò quan trọng.Như Huỳnh cùng em trai đang tập luyện chuẩn bị cho cuộc thi giải Cao Văn Lầu tại Bạc LiêuTrong nhật ký của mình, Như Huỳnh bộc bạch rằng, ít nhất năm lần Như Huỳnh “từ chối” vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không thể rời gia đình, nhưng ở quê hương Huỳnh vẫn tham gia sinh hoạt cùng câu lạc bộ và đóng vai trò chủ chốt. Từ cuối những năm 2001, trên sóng phát thanh truyền hình Cà Mau xuất hiện một loạt những bài ca vọng cổ của những soạn giả tên tuổi được thể hiện qua giọng ca của Như Huỳnh, cái “duyên” ấy không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả quá trình rèn luyện lao tâm khổ tứ. Không bằng lòng với những gì mình đã làm được, bận rộn với những trọng trách của một người chị cả trong gia đình, Như Huỳnh chỉ có một buổi tối là thời gian riêng dành cho ca hát. Quãng thời gian eo hẹp ấy Huỳnh mua tài liệu, băng đĩa về Đờn ca tài tử Nam bộ, nghe đài cùng đứa em trai, em đàn chị hát, chỉ có thế cũng đủ để Như Huỳnh cho ra đời những bài hát đầy chiêm nghiệm, đúc kết, nhưng cũng rất thực tiễn, có tính chính xác cao. Khi thì Như Huỳnh chuyên ca những bài vọng cổ ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, có lúc ca những bài bản lớn trong Bảy bài bốn Oán. Trong đó sở trường thích nhất của Như Huỳnh là điệu Oán, như bài ca Phận nghèo, Ánh chớp quê hương (Giang Nam)... Lại có lúc Như Huỳnh chuyên ca Văn thiên tường nhất là các bài đề cập tới các bậc quân vương: Chiêu Quân cống Hồ, Nam xuân, Nam ai Bá Nha Tử Kỳ bên Hạ thì có Bến đò tùng (nhịp 4) đặc biệt bài mà Như Huỳnh ẩm giải nhiều nhất đó là Long Ngân (Lưu Bình Dương Lễ)... như mượn chuyện xưa, nói chuyện nay, giọng hát của Như Huỳnh ngọt ngào đằm thắm, tự tại mà cũng biến ảo linh hoạt đến bất ngờ.Hơn 6 năm, Như Huỳnh vẫn không ngơi ca hát. Chuyên mục giọng hát cải lương trên sóng phát thanh truyền hình cuối tuần như một định hướng nghề hát của Như Huỳnh vẫn được bạn xem, nghe đài đón nhận. Từ năm 2001, Như Huỳnh đảm nhận giọng hát chủ lực của CLB tài tử tỉnh Cà Mau. Làm nghề rồi phải truyền nghề, chất giọng của Như Huỳnh hát trên sóng phát thanh là tài liệu quý trong việc đào tạo các nghê nhân trẻ tương lai. “Nguời siêng năng” vẫn đang đắm mình trong những bài hát, những đúc kết về nghề, một nghệ nhân say nghề như Như Huỳnh ở tuổi 20 vẫn thường xuyên cất cao tiếng hát trên sóng phát thanh tỉnh nhà, với một nhiệt tâm sâu lắng như thế đã là hạnh phúc cuộc đời, không dễ mấy ai có được!TRẦN THỊ NHƯ HUỲNH- Sinh năm 1986 tại ấp Tràm Thẻ Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.- 14 tuổi tham gia tiếng hát Nông dân huyện Thới Bình, đoạt giải Nhất.- Năm 2002 Giải Nhì Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ (ĐCTTNB) tại Thới Bình.- Năm 2002 Giải Nhì Liên hoan ĐCTTNB tại Bạc Liêu.- Năm 2004 Giải Nhất Liên hoan ĐCTTNB tại Long An.- Năm 2005 Giải B Liên hoan ĐCTTNB tại Sóc Trăng.- Tại liên hoan giọng hát cải lương giải Bông Tràm năm 2005 vừa qua Như Huỳnh đoạt giải B – giải cao nhất (không có giải A).- Từ năm 2001 đến nay, Như Huỳnh đã thu sóng PTTH trên 200 bài vọng cổ phục vụ cho khán giả tỉnh nhà.- Đặc biệt, Như Huỳnh là giọng ca duy nhất đại diện tỉnh Cà Mau hát trong Ngày hội thống nhất non sông tổ chức tại Cầu Hiền Lương năm 2005. Và được Cục Văn hóa Thông tin tặng Giấy khen cho cá nhân xuất sắc trong phong trào Đờn ca tài tử Nam bộ.
khangianhandan tổng hợp
Nguồn tin: Đất Mũi - CLVN
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc